Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm mẹ tại Công ty Huy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre (Trang 56 - 57)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm mẹ tại Công ty Huy

Bảng 3.1.3.6. Hiệu quả sản xuất giống qua các năm tại Công ty Huy Thuận

Năm

Chỉ tiêu

2006 2007 2008 2009

Số lượng bể ấu trùng (bể) 80 100 140 140

Sản lượng Postlarvae (triệu con) 135 168 193 245 Sản lượng Postlarvae của tỉnh Bến tre (triệu

con) 314 430 398 500

Tỷ lệ sản lượng so với toàn tỉnh (%) 43 39,1 48,5 49 Qua bảng trên cho thấy, trong 4 năm từ 2006 - 2009, số lượng bể nuôi ấu trùng và sản lượng postlarvae của Công ty có xu hướng tăng theo thời gian. Sản lượng postlarvae tăng nhanh đạt gần 50% sản lượng Postlarvae của tỉnh Bến tre. Điều này chứng tỏ, sản lượng Postlarvae của công ty sản xuất hàng năm là rất lớn và có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất tôm giống tại chỗ nhằ đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững nghề nuôi tôm của địa phương. Tuy nhiên so với tổng lượng Postlarvae cần cung ứng cho người nuôi là còn hạn chế. Vì vậy, trong thời gian tới, Công ty cần có kế hoạch mở rộng trại sản xuất và nâng cao chất lượng giống nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường trong tỉnh và có thể cung cấp giống cho các tỉnh lân cận tại đồng bằng sông Cửu Long.

3.2. Các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận Thuận

Đối với một cơ sở sản xuất giống thủy sản nói chung và tôm sú giống nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan, cả về điều kiện tự nhiên lẫn điều kiện kinh tế xã hội của địa phương; cả về quản lý kinh tế lẫn quản lý kỹ thuật. Tuy nhiên, xuất phát điểm của sự thành bại của các cơ sở này trước hết là đàn tôm cá bố mẹ. Vì vậy, điểm mấu chốt mà mọi cơ sở sản xuất giống cần quan tâm là xây dựng được đàn bố mẹ đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng phục vụ cho quá trình sản xuất của mình.

Racotta et al. (2003) cho rằng việc dùng tôm bố mẹ gia hóa đang có xu hướng gia tăng do những ưu điểm so với tôm hoang dại như an toàn sinh thái và vệ sinh, tính tiện lợi của chương trình cải tiến di truyền và tính khả dụng quanh năm [5]. Trên thế giới đã có những chương trình gia hóa tôm sú trên thế giới như ở Tahiti, Pháp, Polynesia, Philippin, Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia,… và cả Việt Nam [49]. Theo

Hoàng Tùng (2003), ở nước ta một số nghiên cứu sử dụng tôm bố mẹ nhân tạo trong sản xuất của Viện Hải dương học, Trung tâm Nghiên cứu Thủy sản 3, Viện Hải sản Hải Phòng, Đại học Thủy sản và Trung tâm khuyến ngư Ninh Thuận. Kết quả theo báo cáo là khả quan nhưng việc ứng dụng các nghiên cứu này vào sản xuất còn rất hạn chế [9], các trại sản xuất tôm giống Việt Nam nói chung và Công ty Huy Thuận nói riêng vẫn dựa vào nguồn tôm mẹ tự nhiên đánh bắt từ biển và trong các đầm nuôi tôm quảng canh.

Vì vậy, trước khi tiến hành các nghiên cứu về tình hình cảm nhiễm MBV và biện pháp khắc phục trên đàn tôm giống tại công ty, đề tài này đã xem xét hiệu quả sinh sản và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sinh sản của tôm bố mẹ để từ đó có thể xây dựng các chỉ tiêu lựa chọn tôm bố mẹ chất lượng tốt phục vụ sản xuất và phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở. Các tiêu chí đánh giá chất lượng sinh sản tôm mẹ bao gồm: sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối, và tỷ lệ nở của trứng do từng cá thể tham gia đẻ trứng trong thời gian nghiên cứu tại công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre (Trang 56 - 57)