Quan hệ giữa nguồn gốc với chất lượng sinh sản của tôm mẹ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre (Trang 57 - 59)

L ỜI CẢM ƠN

3.2.1. Quan hệ giữa nguồn gốc với chất lượng sinh sản của tôm mẹ

Trong thời gian từ tháng 06 năm 2008 đến tháng 05 năm 2009, đề tài đã theo dõi kết quả sinh sản của 67 tôm mẹ đánh bắt tại vùng biển Tây Nam Bộ được thu gom về Rạch Gốc (Cà Mau) và 61 tôm mẹ đánh bắt từ các đầm nuôi quảng canh tại Cà Mau. Kết quả so sánh chất lượng sinh sản của hai nhóm tôm mẹ có nguồn gốc khai thác tự nhiên khác nhau này được trình bày tại bảng 3.2.1.

Bảng 3.2.1: Ảnh hưởng của nguồn gốc đến hiệu quả sinh sản của tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận

Nguồn gốc tôm mẹ

Chỉ tiêu Đơn vị

Biển khơi Đầm nuôi quảng canh

Số lượng tôm mẹ con 67 61

Khối lượng thân (BW) g 358,40a±4,65 120,78b±5,48

Chiều dài thân (L) cm 33,07a±0,23 21,53b±0,30

Tỷ lệ L/BW - 10,8144a ±0,08 5,5907b±0,18

Sức sinh sản tuyệt đối 106trứng/con 3,862a±0,195 0,579b±0,072 Sức sinh sản tương đối 103trứng/g 10,6976a±0,51 4,7667b±0,50

Tỷ lệ trứng nở % 89,47a±0,60 66,17b±4,16

Ghi chú: Số liệu trình bày trong bảng là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. Số liệu cùng hàng có các chữ số mũ khác nhau thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

Kết quả tổng hợp tại Bảng 3.2.1 cho thấy, có sự sai khác có ý nghĩa giữa hai nhóm tôm mẹ đánh bắt từ biển và từ đầm nuôi quảng canh về kích thước, sức sinh sản và tỷ lệ nở của trứng. Chất lượng sinh sản của nhóm tôm biển cao hơn hẳn so với tôm mẹ thành thục trong đầm nuôi quảng canh.

Theo kỹ sư Trình Văn Liễn, người có nhiều năm kinh nghiệm về sản xuất tôm giống nhân tạo thuộc Trường Đại học Nha Trang, do giá tôm mẹ có nguồn gốc tự nhiên cao, nhiều trại sản xuất đã sử dụng tôm có nguồn gốc nuôi đầm làm tôm bố mẹ nhưng hiệu quả không cao. Hoàng Tùng (2003) cho rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của các chương trình gia hóa tôm sú được triển khai là khả năng sinh sản kém, tỷ lệ phát dục và đẻ trứng, tỷ lệ nở, sức chịu đựng của ấu trùng đều rất thấp và không ổn định [9]. Có thể trong điều kiện nuôi nhốt, tôm trưởng thành không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu đảm bảo cho quá trình phát dục thành thục, hệ quả là sức sinh sản và chất lượng sản phẩm sinh dục của tôm thấp hơn nhiều so với tôm sống trong tự nhiên có thể chủ động lựa chọn sinh cảnh và các nguồn dưỡng chất phù hợp hơn.

Tuy hiệu quả sinh sản của tôm mẹ từ đầm nuôi quảng canh thấp hơn tôm biển nhưng đây là nguồn tôm mẹ quan trọng phục vụ nhu cầu sản xuất tôm giống ở Việt Nam hiện nay. Nguyễn Thanh Phương và cộng sự (2006) cho biết có tới 11,7% số trại sản xuất tôm giống ở Cà Mau sử dụng tôm có nguồn gốc từ đầm nuôi; 3,3% số trại vừa sử dụng tôm mẹ có nguồn gốc từ biển và tôm đầm cho kết quả khá tốt [16]. Nguyễn Văn Chung và cộng sự (1997) cho rằng có thể sử dụng nguồn tôm bố mẹ trong ao đìa nuôi quảng canh để tạo đàn tôm bố mẹ thành thục, cung cấp cho các trại sản xuất giống nhân tạo [18].

Bên cạnh nhân tố nguồn gốc, sự sai khác về sức sinh sản của 2 nhóm tôm này còn có thể do sự khác biệt về kích cỡ tôm mẹ. Theo nhiều tác giả, kích cỡ cũng có thể ảnh hưởng tới sự thụ tinh và tỷ lệ nở [5]. Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật do Bộ Thủy Sản biên soạn với sự phối hợp của NACA và SUMA (2005) [27] khuyến cáo sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ giữa khối lượng và chiều dài để lựa chọn tôm mẹ. Theo tài liệu này, tôm mẹ có chất lượng sinh sản tốt khi chỉ số này đạt từ 7,5 trở lên. Căn cứ vào tiêu chí này thì tôm sử dụng cho sản xuất tại Công ty Huy Thuận có nguồn gốc từ biển thỏa mãn điều kiện (10,81±0,08) để có thể cho ra đàn postlarvae tốt trong khi đó ở tôm có nguồn gốc từ các ao nuôi quảng canh thì chỉ số này không đạt yêu cầu (5,59±0,18).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)