Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm bố mẹ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre (Trang 30 - 91)

L ỜI CẢM ƠN

1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm bố mẹ

Việc lựa chọn và quản lý đàn tôm bố mẹ là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đàn ấu trùng phục vụ cho quá trình sản xuất giống, chủ động giải quyết con giống sạch bệnh có sức đề kháng cao, có khả năng chống chịu được điều kiện bất lợi của môi trường [15]. Ở mỗi loài sinh vật, số lượng trứng, kích thước trứng có quan hệ

với khối lượng cơ thể mẹ. Theo Blaxter (1969) trong số những tác nhân quyết định đến số trứng trên mỗi con cái thì kích thước con mẹ dường như là một tác nhân quan trọng nhất (trích dẫn bởi Ngô Anh Tuấn, 1995) [12].

Kích thước tôm mẹ (khối lượng và chiều dài) là tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất cho mục đích lựa chọn tôm bố mẹ và có sự khác nhau giữa các loài. Đối với tôm sú P.monodon, khối lượng trung bình đối với tôm đẻ ngoài tự nhiên là 75 g, vì vậy khối lượng trung bình được đề xuất cho quần thể tôm nuôi nhốt là trên 60 g (Aquacop, 1983; Yano,1993) hoặc xấp xỉ 90 g (Bray and Lawrence, 1992). Đối với con đực, có thể tìm thấy những cá thể có khối lượng 40 g có tinh sào chín muồi (Primavera, 1985), tuy nhiên, nên chọn con đực có khối lượng 60 g [40].

Theo Nguyễn Văn Chung (1994), tiêu chuẩn đưa tôm vào nuôi thành thục từ các ao đìa quảng canh phải trên 70 g đối với con cái và trên 60 g đối với con đực (trích dẫn bởi Nguyễn Khắc Lâm, 2000). Nguyễn Khắc Lâm (2000) đã đề xuất nên chọn những con cái có khối lượng trên 120 g để nuôi thành thục trong lồng [18].

Ngô Anh Tuấn (1995) đã đề xuất nên chọn tôm sú cái có khối lượng trên 100 g, con đực có khối lượng trên 80 g đối với tôm tự nhiên và con cái có khối lượng lượng trên 110 g và con đực có khối lượng trên 80 g đối với tôm nuôi để nuôi phát dục thành thục trong bể xi măng. Tác giả cũng kết luận rằng, trong khoảng khối lượng 100 - 200g, tôm càng lớn hiệu quả sinh sản và chất lượng ấu trùng càng cao [12].

Theo Nguyễn Quốc Hưng (2006), đàn tôm sú bố mẹ phục vụ cho sản xuất giống chất lượng cao phải đạt tiêu chuẩn trên 180 g đối với con cái và trên 70 g đối với con đực [15].

Sức sinh sản của tôm có tương quan chặt chẽ với kích thước tôm mẹ (Emmerson, 1980; Ottogalli et al, 1988; Hansford và Marsden, 1995; Palacios et al., 1998). Tần số đẻ cũng được báo cáo là cao hơn đối với tôm cái có kích thước lớn hơn (Menasveta et al., 1994; Palacios et al., 1999, 2000). Vì vậy, sản lượng cuối cùng (số trứng/con cái/đơn vị thời gian) sẽ cao hơn đối với con cái có kích thước lớn, và điều này sẽ ảnh hưởng tới tổng số trứng và tổng ấu trùng trên chu kỳ thời gian (Menasveta et al., 1994; Cavalli et al., 1997). Những kết quả này giải thích rõ ràng cho việc lựa chọn những cá thể lớn nhất cho việc đẻ lâu dài cho đến khi chất lượng đàn giống không bị ảnh hưởng. Menasveta et al. (1994) không tìm thấy sự sai khác trong thụ tinh, nở và biến thái tới zoeae giữa cá thể nhỏ và lớn đối với tôm P. monodon trong khoảng khối lượng từ 86-140 g [40].

Kết quả nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn (1995) cũng cho kết quả tương tự. Các lô thí nghiệm với tôm đực trên 100 g và tôm mẹ có nguồn gốc tự nhiên khối lượng trên 100g nuôi thành thục có tỷ lệ đẻ 80%, trong khi đó những con cái có khối lượng nhỏ hơn 100 g, tỷ lệ đẻ chỉ đạt 20%. Những lô thí nghiệm với tôm đực tự nhiên có khối lượng nhỏ hơn 70 g, kết quả những con cái lớn hơn hay nhỏ hơn 100 g đều có buồng trứng phát triển nhưng trứng tôm đẻ ra không thụ tinh được và hiện tượng này được tác giả giả thích là do tôm đực còn non [12].

Nghiên cứu của Ngô Anh Tuấn (1995) và Nguyễn Khắc Lâm (2000) đều kết luận số lượng trứng/tôm cái tăng khi khối lượng cơ thể tăng [12, 14]. Trong khi đó có sự giảm đáng kể về số lượng trứng/g tôm cái khi khối lượng cơ thể giảm. Những tôm mẹ có kích thước lớn hơn thường trứng có kích thước lớn hơn [12].

Đối với con cái cùng loài khoảng từ 60 đến 200 g, Hansford và Marsden (1995) đã thu được một tương quan nghịch thấp (r = - 0,17; P < 0,01) giữa tỷ lệ nở và kích thước tôm cái. Đối với tôm P. paulensis con cái 18–25 g, Cavalli et al. (1997) cũng thu được giá trị thụ tinh, tỷ lệ nở và chiều dài zoea thấp hơn đối với cá thể có kích thước lớn hơn, tuy nhiên tổng số nauplii sản xuất được vẫn cao hơn đối với những tôm lớn hơn [40].

Kích cỡ có quan hệ chặt chẽ với tuổi đẻ. Tuổi cũng được cho là có ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất và chất lượng đàn con, mặc dù có ít nghiên cứu một cách có hệ thống [5]. Đối với P. semisulcatus, Crocos và Coman (1997) thông báo rằng tần suất đẻ, số trứng, nauplii và zoeae trên mỗi con cái tăng ở tôm 6 -12 tháng tuổi rồi giảm ở tôm 14 tháng tuổi. Tuy nhiên, sự nở và biến thái thành zoeae không bị ảnh hưởng bởi tuổi của đàn giống ngoại trừ tỷ lệ nở thấp hơn ở đàn giống 6 tháng tuổi [40].

Ở tôm L. stylirostris, Ottogalli et al. (1988) thấy rằng cá thể non (5-7 tháng tuổi) và cá thể già (8-12 tháng tuổi) có tỷ lệ thụ tinh thấp hơn cá thể trung gian (8-12 tháng tuổi). Cavalli et al. (1997) cho rằng có vài sự khác biệt giữa tôm hoang dại lớn và nhỏ với ảnh hưởng của tuổi. Tôm già hơn (15 tháng tuổi hay hơn) có tần suất đẻ, tính mắn đẻ, sự thụ tinh và tỷ lệ nở thấp hơn. Nói chung, có thể kết luận rằng hiệu quả có lợi của việc chọn lựa cá thể lớn nhất bị giới hạn bởi ảnh hưởng của tuổi (Rothlisberg, 1998) [40].

Coman và Crocos (2003) đã nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi tôm bố mẹ đến sức sinh sản liên tục của tôm cái P. semisulcatus ngoài tự nhiên được cắt cuống mắt. Các tác giả đã nghiên cứu ở 4 nhóm tuổi 6, 8, 12, 14 tháng. Sức sinh sản của 4 nhóm được

thể hiện qua tỷ lệ con cái đẻ, số trứng trên con đẻ và tỷ lệ nở trên con đẻ. Tỷ lệ con cái đẻ giảm nhanh đối với nhóm 14 tháng tuổi so với 3 nhóm non hơn. Hơn nửa nhóm 6 tháng tuổi tỷ lệ đẻ liên tục thấp hơn nhóm 8-12 tháng tuổi. Số trứng trên mỗi con cái đẻ giảm sau mỗi lần đẻ đối với tôm có độ tuổi 12, 14 tháng, nhưng không xảy ra đối với nhóm tôm 6-8 tháng tuổi. Tỷ lệ nở không giảm qua các lần đẻ ở 4 nhóm tuổi, tuy nhiên tỷ lệ nở trung bình của tất cả các lần đẻở nhóm 6 tháng tuổi thấp hơn các nhóm già hơn. Kết quả cho thấy, độ tuổi của tôm bố mẹảnh hưởng đến sức sinh sản của tôm

P. semisulcatus [38].

Sức sinh sản của tôm Farfantepenaeus paulensis trong điều kiện nuôi nhốt khác nhau về tuổi (10 và 16 tháng tuổi) và kích thước được so sánh trong hai thí nghiệm liên tục trong 30 ngày. Mỗi thí nghiệm, các nhóm gồm 20 con đực và 30 con cái cắt một bên cuống mắt. Số liệu được ghi nhận về chất lượng con đực (số lượng tinh trùng và khối lượng bó sinh tinh), sức sinh sản, tỷ lệ nở và sự biến thái tới giai đoạn đầu của giai đoạn đầu tiên của zoea (PZ1) [49].

Trong cùng nhóm tuổi, những con cái có kích thước lớn hơn có sức sinh sản lớn hơn. Không có sự sai khác về tỷ lệ thụ tinh, sự biến thái sang giai đoạn PZ1. Tương tự, những nghiên cứu khác trên tôm he, đã đề xuất rằng kích thước con cái đúng hơn là tuổi ảnh hưởng mạnh lớn đến sức sinh sản của tôm F. paulensis. Kết quả nghiên cứu chứng minh tôm cái F. paulensis 10 tháng tuổi nuôi nhốt và khối lượng 25 g hoặc hơn có thể sử dụng thành công cho mục đích sinh sản, tuy nhiên sẽ tăng hiệu quả nếu sử dụng con cái có trọng lượng lớn hơn (≥45 g)

Ngoài ra, nguồn gốc tôm mẹ có ảnh hưởng đến sức sinh sản. Theo Nguyễn Khắc Lâm (2000), trong cùng một nhóm khối lượng tôm tự nhiên có sức sinh sản cao hơn tôm nuôi trơng lồng. Kết quả nghiên cứu của tác giả trên cho thấy, tôm sú có khối lượng 130-140 g, tôm nuôi lồng có sức sinh sản 30.104 – 40.104 trứng/con cái, trong khi đó sức sinh sản của con cái tự nhiên có thể đạt tới 50. 104 – 80.104 trứng/con cái [14].

Tính mắn đẻ thấp thể hiện trên đàn giống nuôi ao, điều này có thể do ảnh hưởng của sự khác nhau trong kích cỡ tôm hơn là nguồn gốc (Menasveta et al., 1993, 1994; Cavalli et al., 1997; Palacios et al., 2000). Tuy nhiên, khi so sánh tôm có kích cỡ như nhau, một số nghiên cứu báo cáo cho thấy tính mắn đẻ thấp hơn đối với tôm nuôi ao (Browdy et al., 1986), trong khi một số khác có giá trị như nhau cho cả hai nguồn gốc

(Menasveta et al., 1994; Preston et al., 1999). Tần suất đẻ cũng được báo cáo thấp hơn đối với tôm nuôi ao (Cavalli et al., 1997; Palacios et al., 1999b), nhưng điều này dường như cũng liên quan tới kích cỡ, bởi vì không quan sát được sự khác nhau khi so sánh tôm cùng kích cỡ (Menasveta et al., 1994) [40].

Silvio Peixoto et al. (2007) đã so sánh sức sinh sản tôm Farfantepenaeus paulensis có cùng khối lượng nhưng khác nguồn gốc: một loại có nguồn gốc từ ấu trùng bắt ở cửa sông đưa vào nuôi trong nhà và tôm trưởng thành bắt từ vùng biển ven bờ. Đối tượng thí nghiệm là những con cái có khối lượng 32-33g và tôm đực khối lượng 19-21g. Kết quả nghiên cứu cho thấy sức sinh sản của tôm bắt cửa sông tương đương với tôm trưởng thành bắt ở vùng biển ven bờ [50].

Từ việc tổng hợp các nghiên cứu trên, thêm một lần nữa khẳng định việc chọn đàn tôm bố mẹ có vai trò rất quan trọng trong hiệu quả sản xuất giống. Những cá thể có nguồn gốc tự nhiên, có khối lượng lớn nhưng không quá già có thể sẽ có sức sinh sản, tính mắn đẻ, tỷ lệ nở và tỷ lệ biến thái của ấu trùng tốt hơn. Việc tiến hành nghiên cứu, kiểm chứng thông qua sản xuất thực tế và thực nghiệm sẽ có kết luận chắc chắn đối với việc lựa chọn hợp khối lượng đàn tôm bố mẹ sử dụng cho mục đích sản xuất giống tại Bến Tre nhằm nâng cao chất lượng con giống và hiệu quả sản xuất.

CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm, thời gian, đối tượng nghiên cứu

Địa điểm nghiên cu: Trung Tâm Sản Xuất Giống Tôm Sú Huy Thuận Ấp Thừa Tiên, xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.

Thi gian nghiên cu: Từ tháng 06/2008 đến tháng 05/2009

Đối tượng nghiên cu: Tôm sú bố mẹ (Penaeus monodon) đánh bắt từ biển khơi hoặc các đầm nuôi quảng canh ở ĐBSCL và ấu trùng của chúng.

2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp: báo cáo tổng kết hàng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, Trung tâm Giống thủy sản Bến Tre, Tổng cục thống kê Việt Nam và các cơ quan khác có liên quan.

Số liệu sơ cấp: Thu thập thông qua bố trí thực nghiệm tại phòng thí nghiệm của Công ty Huy Thuận.

2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm

2.3.1. Sơ đồ khối hoạt động nghiên cứu

Đề tài được thực hiện với các nội dung thực nghiệm được trình bày theo sơ đồ khối tại hình 2.3.1.

Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm sú giống sản xuất tại Công ty Huy Thuận và biện pháp khắc phục

Đặc điểm, điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất tôm sú giống tại Công ty Huy Thuận Chất lượng sinh sản của tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận và các nhân tố ảnh hưởng Cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận và các nhân tố ảnh hưởng Quan hệ mức độ cảm nhiễm MBV giữa tôm mẹ và post- larvae của chúng Xử lý và phân tích số liệu

Kết luận và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng và giảm thiểu cảm nhiễm MBV trên tôm sú giống sản xuất tại Công ty Huy Thuận

Hiệu quả rửa ấu trùng Nauplius

làm giảm mức độ cảm nhiễm

MBV trên postlarvae

Hình 2.3.1: Sơ đồ khối các nghiên cứu thực nghiệm xác định các nhân tốảnh hưởng đến mức độ nhiễm MBV trên tôm sú giống tại Công ty Huy Thuận và biện pháp khắc phục

2.3.2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận Công ty Huy Thuận

Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng sinh sản tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận được thực hiện theo sơ đồ trình bày tại hình 2.3.2.

Hình 2.3.2: Sơ đồ nghiên cứu xác định các nhân tốảnh hưởng đến chất lượng sinh sản của tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận.

Tôm mẹ sử dụng tại Công ty Huy Thuận có nguồn gốc từ biển khơi hoặc khai thác từ các đầm nuôi quảng canh được mua từ các vựa tôm mẹ tại Rạch Gốc (Cà Mau). Sau khi đưa về Công ty, tôm mẹ được nuôi thuần dưỡng và cho đẻ theo quy trình kỹ thuật hiện hành tại cơ sở. Kết quả sinh sản của từng cá thể tôm mẹ được lưu trữ và sử dụng để phân tích chất lượng sinh sản theo nguồn gốc tôm mẹ và theo các nhóm kích thước (khối lượng thân).

2.3.3. Xác định các nhân tốảnh hưởng đến cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ sử dụng trong sản xuất tôm giống tại Công ty Huy Thuận. trong sản xuất tôm giống tại Công ty Huy Thuận.

Trong thời gian thực hiện đề tài, tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận được nuôi thuần dưỡng riêng biệt từng cá thể trong các thùng xốp có dung tích 45 lít. Hàng ngày thu thập phân của từng con tôm mẹ để kiểm tra thể vùi MBV lẫn trong phân của tôm bằng cách soi tươi dưới kính hiển vi quang học. Kết quả xét nghiệm của từng cá thể được lưu trữ và phân tích theo các nhóm tôm mẹ và chế độ nuôi thuần dưỡng trình bày tại hình 2.3.3

Chất lượng sinh sản của tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận và các nhân tố ảnh hưởng

Nguồn gốc tôm mẹ

Khối lượng thân tôm mẹ Kết luận 280 – 330 g 381 – 445 g 331 – 380 g Đầm nuôi quảng canh Biển khơi

Hình 2.3.3: Sơ đồ nghiên cứu xác định cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận và các nhân tốảnh hưởng.

2.3.4. Xác định mối quan hệ giữa cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ và trên đàn ấu trùng của chúng tại Công ty Huy Thuận. trùng của chúng tại Công ty Huy Thuận.

Hình 2.3.4. Sơ đồ bố trí thực nghiệm xác định mối quan hệ về mức độ cảm nhiễm MBV giữa tôm mẹ và postlarvae của chúng tại Công ty Huy Thuận

Cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận và các nhân tốảnh hưởng

Nguồn gốc tôm mẹ Chế độ nuôi thuần dưỡng tôm mẹ Mùa vụ đánh bắt Kích cỡ tôm mẹ

Xác định mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ và phân tích ảnh hưởng của các nhân tố liên quan

Kết luận

Mối quan hệ về mức độ cảm nhiễm MBV giữa tôm mẹ và postlarvae của chúng tại Công ty Huy Thuận

Tôm mẹ không nhiễm MBV (-) Tôm mẹ nhiễm MBV nhẹ (+) Tôm mẹ nhiễm MBV trung bình (++) Tôm mẹ nhiễm MBV nặng (+++)

Xác định mức độ cảm nhiễm MBV trên các đàn postlarvae bằng kỹ thuật soi tươi mẫu gan tụy ở giai đoạn PL9 và phân tích tương quan với cảm

nhiễm MBV trên đàn tôm mẹ Kết luận Cho đẻ, thu trứng, ương nuôi ấu trùng tôm Cho đẻ, thu trứng, ương nuôi ấu trùng tôm Cho đẻ, thu trứng, ương nuôi ấu trùng tôm Cho đẻ, thu trứng, ương nuôi ấu trùng tôm

Tại Công ty Huy Thuận, tôm mẹ được nuôi thuần dưỡng và cho đẻ riêng biệt từng cá thể. Trứng thụ tinh được thu, ấp nở và ương nuôi thành tôm giống trong các bể ương riêng biệt theo từng tôm mẹ. Việc theo dõi cảm nhiễm MBV trên tôm giống được thực hiện khi ấu trùng tôm đến giai đoạn PL9 bằng cách quan sát mẫu gan tụy ép tươi và nhuộm malachite green dưới kính hiển vi quang học. Kết quả kiểm tra MBV trên tôm mẹ và đàn postlarvae của chúng được lưu trữ và phân tích tương quan theo sơ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre (Trang 30 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)