L ỜI CẢM ƠN
3.5.2. Hiệu quả của việc rửa ấu trùng Nauplius bằng Iodine và/hoặc Formalin trong
Kết quả kiểm tra tác dụng phụ của Iodine và Formalin riêng lẻ hoặc kết hợp ở các nồng độ từ 10-100 ppm cho thấy rằng biện pháp kỹ thuật này không ảnh hưởng đến sức sống và thời gian biến thái ấu trùng tôm. Từ kết quả này, đề tài đã tiến hành đánh giá hiệu quả giảm thiểu cảm nhiễm MBV trên tôm sú giống sản xuất từ tôm mẹ cảm nhiễm MBV và ấu trùng Nauplius của chúng được rửa bằng nước biển bổ sung Iodine hoặc Formalin hoặc phối hợp hai loại hóa chất này ở các nồng độ từ 10- 100ppm. Nghiêm thức đối chứng bao gồm không rửa ấu trùng Nauplius hoặc chỉ rửa bằng nước biển sạch (0I0F). Mức độ cảm nhiễm MBV trên tôm giống được đánh giá bằng việc soi mẫu gan tụy nhuộm malachite green ở các giai đoạn PL5, PL7, hoặc kết hợp soi tươi với kỹ thuật PCR ở giai đoạn PL9. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả được trình bày tại bảng 3.5.2.
Bảng 3.5.2: Mức độ cảm nhiễm MBV trên các giai đoạn Postlarvae sản xuất từ Nauplius của tôm mẹ nhiễm MBV được rửa bằng nước biển sạch có bổ sung Iodine và/hoặc Formalin.
Giai đoạn PL5 Giai đoạn PL7 Giai đoạn PL9 Nghiệm thức TLN (%) CĐN TLN (%) CĐN TLN (%) CĐN PCR Đối chứng 30,00 +/++ 31,67 +/++ 55,00 +/++ + 0I0F 0 11,67 + 38,33 + + 0I50F 0 0 5,00 + -/+ 0I100F 0 0 0 - 50I0F 0 0 11,67 + + 50I50F 0 0 0 - 50I100F 0 0 0 - 100I0F 0 0 0 - 100I50F 0 0 0 - 100I100F 0 0 0 -
Số liệu thu được tại bảng 3.5.2 cho thấy, ấu trùng Nauplius không rửa khi phát triển đến giai đoạn postlarvae đều dương tính với MBV và sớm hơn so với các nghiệm thức rửa bằng Formalin hoặc Iodine hoặc kết hợp hai hóa chất này. Bằng kỹ thuật soi
tươi đã phát hiện PL5 dương tính với MBV với cường độ (+) (++) và tỷ lệ trung bình 30,00%; Giai đoan PL7, PL9 tỷ lệ cảm nhiễm MBV lần lượt là 31.67% , 55.00% cũng với cường độ (+) (++). Bằng kỹ thuật phân tích PCR, cường độ cảm nhiễm MBV ở ấu trùng giai đoạn PL9 tương tự như kiểm định bằng phương pháp soi tươi.
Ở nghiệm thức đối chứng chỉ được rửa bằng nước biển sạch (0I0F), ấu trùng vẫn dương tính với MBV. Tuy nhiên mức độ thấp hơn so với không rửa. Đến giai đoạn PL7, ấu trùng ở nghiệm thức này mới biểu hiện dương tính với MBV. Giai đoạn PL9, tuy tỷ lệ cảm nhiễm tăng nhưng cường độ cảm nhiệm không tăng. Kết quả kiểm tra PCR cũng cho kết quả tương tự về cường độ căm nhiễm MBV trên ấu trùng ở giai đoạn PL9.
Nghiệm thức rửa Nauplius bằng Formalin với nồng độ 50 ppm trong thời gian 1 phút, bằng phương pháp soi tươi phát hiện ấu trùng giai đoạn PL9 dương tính với MBV ở mức độ thấp (cường độ + và tỷ lệ nhiễm 5,00%) và bằng kỹ thuật phân tích PCR phát hiện postlarvae của 1 trong số 3 lần lặp lại thí nghiệm dương tính với MBV. Tất cả các đơn vị thí nghiệm ở nghiệm thức rửa Nauplius bằng Iodine nồng độ 50 ppm giai đoạn PL9 đều dương tính với MBV ở mức độ thấp.
Các nghiệm thức khác, kiểm tra MBV bằng phương pháp soi tươi (PL5, PL7, PL9) và phương pháp PCR (ở giai đoạn PL9) đều cho kết quả âm tính.
Kết quả thí nghiệm này cho thấy việc áp dụng biện pháp rửa ấu trùng Nauplius trước khi đưa vào ương nuôi có tác dụng giảm thiểu lây nhiễm MBV từ tôm mẹ sang đàn ấu trùng. Với tôm mẹ cường độ cảm nhiễm (++), rửa Nauplius bằng nước biển sạch, Formalin hoặc Iodine nồng độ 50 ppm có tác dụng giảm mức độ cảm nhiễm MBV trên ấu trùng đồng thời thời gian xuất hiện bệnh muộn hơn so với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên để giảm thiểu sự lây nhiễm cần áp dụng các biện pháp rửa Nauplius với nồng độ Formalin hoặc Iodine riêng lẽ hoặc kết hợp với nồng độ cao hơn.
Kết quả thí nghiệm cho thấy Formalin hoặc Iodine riêng lẻ hoặc kết hợp nồng độ đạt mức 100ppm đều cho kết quả rất tốt trong việc giảm thiểu MBV lây nhiễm từ tôm mẹ sang ấu trùng. Ấu trùng ương lên từ Nauplius được rửa bằng Formalin hoặc Iodorin riêng lẽ hoặc kết hợp với nồng độ 100ppm ở tất cả các đơn vị thí nghiệm đều âm tính với MBV đến giai đoạn PL9.
Hoàng Thị Kim Yến (2008) thông báo ấu trùng giai đoạn PL10 được ương lên từ Nauplius của tôm mẹ cường độ cảm nhiễm MBV (++) có tỷ lệ cảm nhiễm MBV 66,67± 3,33% và cường độ (++) đến (+++). Nauplius được rửa bằng Formalin nồng độ 150 ppm thì tỷ lệ cảm nhiễm MBV ở ấu trùng giảm còn 23,33±1,52% với cường độ (+). Kết quả nghiên cứu của Hoàng Kim Yến có sự chênh lệch so với kết quả nghiệm của đề tài. Do ở thí nghiệm của đề tài thời gian rửa dài hơn (1 phút so với 30 giây ở thí nghiệm của Hoàng Thị Kim Yến, 2008) nên khả năng lây nhiễm mầm bệnh từ tôm mẹ sang thế hệ con của chúng giảm vì vậy mức độ cảm nhiễm MBV trên thế hệ con thấp hơn so với thí nghiệm của Hoàng Thị Kim Yến (2008)[8].
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN
Kết luận
1. Công ty TNHH Tư Vấn Thủy sản Huy Thuận là một cơ sở sản xuất tôm giống đóng vai trò quan trọng trong xu thế phát triển nghề nuôi tôm sú bền vững tại Bến Tre. Cơ sở này có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt, cơ sở vật chất đầy đủ và quy trình kỹ thuật sản xuất tôm giống tiên tiến đáp ứng được yêu cầu sản xuất tôm sú giống chất lượng tốt tại địa phương.
2. Tôm mẹ có nguồn gốc từ biển khơi sử dụng trong sản xuất tôm giống tại Công ty Huy Thuận trong thời gian nghiên cứu có chất lượng sinh sản tốt hơn so với tôm mẹ đánh bắt từ đầm nuôi quảng canh. Tuy nhiên, chất lượng sinh sản của tôm mẹ không phụ thuộc vào kích cỡ và mùa vụ khai thác mà chủ yếu có quan hệ thuận với tỷ lệ giữa khối lượng và chiều dài của tôm.
3. Trong thời gian nghiên cứu, đàn tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận nhiễm MBV với tỷ lệ nhiễm là 46,3% ở nhóm tôm đánh bắt từ biển khơi và 22,2% ở nhóm tôm mẹ từ đầm nuôi quảng canh. Mức độ nhiễm MBV trên tôm mẹ không có quan hệ mật thiết với nguồn gốc, mùa vụ đánh bắt, kích cỡ. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi thuần dưỡng tôm mẹ đặc biệt là việc nuôi chung tôm mẹ và ghép tính nhân tạo làm gia tăng mức độ cảm nhiễm MBV trên đàn tôm mẹ.
4. Có tương quan thuận mật thiết giữa sự cảm nhiễm MBV trên tôm mẹ với mức độ cảm nhiễm virus này trên đàn ấu trùng của chúng. Tuy nhiên, tôm mẹ âm tính MBV qua kiểm tra bằng kỹ thuật soi phân tươi vẫn có thể sinh ra đàn ấu trùng nhiễm MBV do hạn chế về độ nhạy của kỹ thuật chẩn đoán này.
5. Việc rửa ấu trùng Nauplius bằng Iodine và/hoặc Formalin nồng độ 100ppm trong thời gian 1 phút có tác dụng giảm thiểu cảm nhiễm MBV trên đàn postlarvae của các tôm mẹ dương tính với virus này mà không gây ảnh hưởng xấu đến ấu trùng tôm tại Công ty Huy Thuận.
Đề xuất ý kiến
1. Công ty TNHH Tư Vấn Thuỷ Sản Huy Thuận cần đầu tư mở rộng để nâng cao năng lực sản xuất để tăng tỷ lệ cung cấp tôm sú giống cho người nuôi tôm tại Bến Tre.
2. Công ty Huy Thuận nên duy trì, sử dụng và phát huy nguồn tôm mẹ được đánh bắt từ biển khơi nhằm sản xuất ra đàn tôm giống chất lượng cung cấp cho người nuôi tôm tại địa phương.
3. Trong quy trình nuôi thuần dưỡng tôm mẹ của công ty cần nuôi riêng từng cá thể trong từng bể hoặc trong tùng thùng xốp nhằm tránh sự lây lan và gia tăng mức độ cảm nhiễm virus MBV giữa các tôm mẹ với nhau.
4. Cần phải rửa trứng hoặc Nauplius bằng Formalin và/hoặc Iodine với nồng độ 100 ppm trong thời gian 1 phút để giảm thiểu mức độ cảm nhiễm MBV trên đàn postlarvae trong quy trình sản xuất tôm sú giống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Thủy Sản, 2003, 2006. Báo cáo hiện trạng và các giải pháp phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững các tỉnh ven biển miền Trung.
2. Bùi Quang Tề, 1995. Báo cáo kết quả khảo sát bệnh MBV (Penaeus monodon Baculovirus) của tôm sú nuôi ở các tỉnh phía nam. Báo cáo tổng kết đề tài “xác định nguyên nhân gây chết tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và các giải pháp tổng hợp để phòng trị của Nguyễn Việt Thắng, phần I, trang 245 – 260.
3. Bùi Quang Tề, 2003. Bệnh ở tôm nuôi và biện pháp phòng trị. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Hà Nội
4. Châu Tài Tảo, Hoàng Văn Súy, Nguyễn Thanh Phương. 2008. Hiện trạng khai thác và sử dụng tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ ở Cà Mau. Tạp chí nghiên cứu Khoa học, 2, 188-197. Đại học Cần Thơ
5. Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Minh Hậu, Nguyễn Thanh Phương. 2007. Tỷ lệ
cảm nhiễm tự nhiên của một số vi rút gây bệnh trên tôm sú (Penaeus monodon)
bột thả nuôi ở một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, 7,
193-202. Trường Đại học Cần Thơ
6. Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội. Bệnh học thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp. Hà Nội
7. Đỗ Thị Hòa, 1996. Nghiên cứu một số bệnh chủ yếu trên tôm sú Penaeus monodon Fabricius1798 nuôi ở khu vực Nam Trung Bộ. Luận án phó tiến sỹ khoa học nông nghiệp. Đại học Thủy sản.
8. Hoàng Thị Kim Yến. 2008. Đánh giá mức độ cảm nhiễm một số loaih virus ở
đàn tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1789) bố mẹ tại Quảng Nam và thử
nghiệm một số biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm virus từ tôm mẹ sang
đàn ấu trùng. Luận văn cao học. Đại học nha trang.
9. Hoàng Tùng. 2003. Nghiên cứu gia hóa tôm sú (Penaeus monodon) trên thế
giới: Những bài học và giải pháp tiếp cận cho Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học về nuôi trồng thủy sản tại hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 2. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
10. Hoàng Tùng. Kỹ thuật sản xuất giống tôm he. Đại học Thủy sản
11. Lý Thị Thanh Loan, 2003. Một số tác nhân gây bệnh trên các loài tôm he nuôi
ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tuyển tập nghề cá sông Cửu Long. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 8 -12.
12. Ngô Anh Tuấn. 1995. Nghiên cứu nuôi tôm sú (Penaeus monodon Fabricius) phát dục nhân tạo. Luận văn thạc sỹ. Đại học Thủy Sản
13.Nguyễn Đình Mão. 2008. Các chính sách và định hướng phát triển nuôi trồng thủy sản. Trường Đại Học Nha Trang
14. Nguyễn Khắc Lâm. 2000. Thử nghiệm nuôi phát dục tôm sú (Penaeus monodon Fabricius1798), đánh giá chất lượng tôm bố mẹ và ấu trùng trong điều kiện
nuôi lồng trên biển tại Ninh Thuận. Luận văn thạc sỹ. Đại học Thủy Sản.
15. Nguyễn Quốc Hưng. 2006. Các khía cạnh kỹ thuật trong công nghệ sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) chất lượng cao. http://www.ria1.org
16. Nguyễn Thanh Phương, Huỳnh Hàn Châu và Châu Tài Tảo. 2006. Tình hình sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) ở tỉnh Cà Mau và thành phố Cần
Thơ. Tạp chí nghiên cứu Khoa học, 178-186. Đại học Cần Thơ
17. Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 235 trang.
18. Nguyễn Văn Chung, Lê Thị Hồng, Lê Đức Minh, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Văn Trọng, Hà Lê Thị Lộc, Nguyễn Thị Kim Bích. 1997. Nghiên cứu khả năng
sinh sản của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius) từ nguồn tôm trong đìa.
Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị sinh học biển toàn quốc lần thứ 1. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật. p. 425-430.
19. Nguyễn Văn Thành. 2005. Kết quả thực hiện chương trình phát triển nuôi trồng
thủy sản giai đoạn 2000-2005. Tạp chí Thủy sản, 12, 7-10.
20. Nguyễn Việt Thắng và ctv, 1996. Xác định nguyên nhân gây chết tôm ở đồng bằng sông Cửu Long và biện pháp tổng hợp để phòng trị, phần II. Báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước, 119 trang.
21. Thạch Thanh. 2005. Nghiên cứu ứng dụng nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) qua hệ thống lọc sinh học tuần hoàn. Báo cáo Khoa học đề tài cấp Bộ
2005, 2006, 2007. http://www.mekongfish.net.vn
23. Trần Văn Nhường, Đinh Văn Thành, Bùi Thu Hà, Trịnh Quang Tú, Lê Văn Khôi, Tưởng Phi Lai. 2004. Nghành nuôi tôm việt nam: hiện trạng, cơ hội và thách thức. Dự án VIE/97/030
24.UBND tỉnh Bến Tre. Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch năm 2003, 2004,
2005, 2006, 2007, 6 tháng đầu năm 2008
Tiếng Anh
25. Brock, J.A. and Lightner, D.V. 1990. Chapter 3: Diseases of Crustacea. In: O. Kinne (ed.) Diseases of Marine Animals Vol. 3, Biologische Anstalt Helgoland, Hamburg. pp. 245-424.
26. Bonami, J.R., Brehelin, M and Weppe, M. 1986. Observations sur la pathogenicite, la transmission et la resistance du MBV (Monodon Baculovirus).
Abstract, 2nd Int. Coll. Pathol. Mar. Aquac. p. 119.
27. Bộ Thủy sản, NACA, SUMA. 2005. Better Management Practices (BMP) Manual for Black Tiger Shrimp (Penaeus monodon) Hatcheries in Viet Nam.
28. Chang, P.S., C.F. Lo, G.H. Kou, C.C. Lu and S.N. Chen. 1993. Purification and amplification of DNA from Penaeus monodon-type baculovirus (MBV). Journal of Invertebrate Pathology 62: 116-120.
29. Chen, S.N., Chang, P.S., Kou, G.H. and Lightner, D.V. 1989a. Studies on virogenesis and cytopathology of Penaeus monodon Baculovirus (MBV) in the great tiger prawn (Penaeus monodon) and in the red tail prawn (Penaeus penicillatus). Fish Pathol. 24(2): 89-100.
30. Chen, S.N., Lo, C.F., Lui, S.M. and Kou, G.H. 1989b. The first identification of Penaeus monodon baculovirus (MBV) in cultured sand shrimp, Metapenaeus ensis. Bull. EAFP 9(3): 62-64.
31. Chen, S.N., P.S.Chang, G.H. Kou.1992. Infection route and eradication of Penaeus monodon Baculovirus (MBV) in larval gaint tiger prawns Penaeus monodon. In Diseases of cultured Penaeid shrimp in Asia and the United States. Proccedings of a Workshop in Honnolulu, Hawaii. P.177-184
32. Dang Thi Hoang Oanh, Nguyen Thanh Phuong. 2005. Prevalence of White Spot Syndrome Virus (WSSV) and Monodon Baculovirus (MBV) Infection in
Penaeus monodon Postlarvae in Vietnam. Diseases in Asian Aquaculture, 5, 395-404.
33. FAO. Improving Penaeus monodon hatchery practices Manual based on experience in India. Food and agriculture organization of the united nations. Rome 2007
34. Fegan, D.F., T.W. Flegel, Siriporn Sriurairatana and Manuschai Waiakrutra. 1991. The occurrence, development and histopathology of monodon baculovirus in Penaeus monodon in Southern Thailand. Aquaculture. 96: 205-217.
35. Federici, B.A. 1986. Chapter 3: Ultrastructure of baculoviruses. In: R.R. Granados and B.A. Federici (eds.) The Biology of Baculoviruses, Vol. 1. CRC Press Inc., Boca Raton, Florida. pp. 61-88.
36. Fulks, W. and Main, K.L. (1992). Introduction: 3-33. In Diseases of Cultured Penaeid Shrimp in Asia and the United States. Proceedings of a Workshop in Honululu, Hawaii April 27-30,1992.
37. Granados, R.R. and Williams, K.A. 1986. Chapter 4 - In vivo infection and replication of baculoviruses. In: R.R. Granados and F.A. Frederici (eds.) The Biology of Baculoviruses, Vol. 1. CRC Press Inc., Boca Raton, Florida. pp. 89- 108.
38. Greg J. Coman and Peter J. Crocos. 2003. Effect of age on the consecutive spawning of ablated Penaeus semisulcatus broodstock. Aquaculture, 219, 445- 456
39. I-Chiu Liao, Mao-Sen Su, Cheng-Fang Chang. 1992. Diseases of Penaeus monodon in Taiwan: A review from 1977 to 1991. In Diseases of cultured Penaeid shrimp in Asia and the United states. Proccedings of a Workshop in Honnolulu, Hawaii
40. Ilie S. Racotta, Elena Palacios, Ana M. Ibarra. 2003. Shrimp larval quality in relation to broodstock condition. Aquaculture, 227, 107–130.
41. Johnson, P.T. and Lightner, D.V. 1988. Rod-shaped nuclear viruses of
crustaceans: gut-infecting species. DISEASES OF AQUATIC ORGANISMS,
5, 123-141.
disinfectant against monodon baculovirus (MBV). Asian fisheries science, 6, 295-301
43. Lightner, D.V., Redman, R.M. and Bell, T.A. 1983. Observations on the geographic distribution, pathogenesis and morphology of the baculovirus from Penaeus monodon Fabricius. Aquaculture 32: 209-233.
44. Lightner, D.V. 1988. Diseases of cultured penaeid shrimp and prawns. In: C.J. Sindermann and D.V. Lightner (eds.) Disease Diagnosis and Control in North American Marine Aquaculture, 2nd. ed. Elsevier, New York. pp. 8-127
45. M.K. Manisseri, K.M. Spann, R.J.G. Lester.1999. Iodine as a disinfectant against monodon baAculovirus (MBV). Asian fisheries science, 12, 105-111 46. Natividad JM, Lightner DV: Susceptibility of the different larval and postlarval
stages of black tiger prawn, Penaeus monodon Fabricius, to monodon baculovirus (MBV). In: Diseases in Asian Aquaculture I, Shariff M.,