Mức độc ảm nhiễm MBV trên đàn tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận và các nhân tố

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre (Trang 60 - 61)

L ỜI CẢM ƠN

3.3.Mức độc ảm nhiễm MBV trên đàn tôm mẹ tại Công ty Huy Thuận và các nhân tố

MBV là tác nhân virus gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm, đặc biệt trong giai đoạn sản xuất tôm giống. Trong nuôi tôm thương phẩm, các đàn tôm giống nhiễm MBV thường dẫn đến hội chứng tôm còi và mẫn cảm với nhiều tác nhân gây bệnh khác, nhất là virus gây bệnh đốm trằng. Để hạn chế thiệt hại do MBV gây ra, việc áp dụng các biện pháp an ninh sinh học trong các công đoạn sản xuất của trại giống là hết sức quan trọng, đồng thời cần tiến hành lựa chọn nguồn tôm bố mẹ sạch bệnh để đưa vào sinh sản nhân tạo. Đề tài đã tiến hành xem xét mức độ cảm nhiễm MBV trên đàn tôm sú bố mẹ được sử dụng tại Công ty Huy Thuận và các nhân tố ảnh hưởng có liên quan nhằm tạo cơ sở cho việc lựa chọn nguồn tôm bố mẹ không mang mầm bệnh MBV. Do giá trị kinh tế cao của tôm mẹ, việc chẩn đoán MBV trên các mẫu nghiên cứu chủ yếu dựa trên việc quan sát mẫu phân để phát hiện các thể vùi do MBV (Hình 3.3) mà tôm thải ra theo phân. Vì thế, mức độ cảm nhiễm MBV tại nghiên cứu này chỉ dựa trên chỉ tiêu tỷ lệ cảm nhiễm mà không đánh giá cường độ cảm nhiễm virus này. Các kết quả chẩn đoán trên từng cá thể được sử dụng để so sánh phân tích xác định các mối quan hệ giữa mức độ cảm nhiễm MBV của tôm mẹ với nguồn gốc, kích thước tôm mẹ và một số biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong quá trình nuôi thuần dưỡng tôm mẹ tại cơ sở.

Hình 3.3. Thể vùi (mũi tên) lẫn trong phân của tôm mẹ nhiễm MBV quan sát dưới kính hiển vi quang học.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng tôm sú giống (penaeus monodon fabricius, 1798) sản xuất tại công ty TNHH tư vấn thủy sản huy thuận – tỉnh bến tre (Trang 60 - 61)