Kỹ thuật tính toán lại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn phan dũng (Trang 62 - 78)

2.2.7.1 Vận dụng kỹ thuật tính toán tại công ty A

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: KTV tiến hành tính toán lại biến động HTK tại Công ty A. KTV tính lại số dư cuối kỳ của các khoản mục trong HTK như: công cụ - dụng cụ, hàng khuyến mại, muối các loại… bằng công thức:

Số dư cuối kỳ = số dư đầu kỳ + phát sinh tăng trong kỳ - phát sinh giảm trong kỳ

Bảng 2.11: Tính toán lại biến động HTK của Công ty A

Sau khi thực hiện việc tính toán lại, KTV đối chiếu kết quả tính toán với số liệu kế toán tại đơn vị. KTV đưa ra kết luận, số liệu tính toán lại và số liệu kế toán tại đơn vị có sự khớp đúng. Số liệu trên Bảng cấn đối số phát sinh đối chiếu với Sổ cái, Sổ chi tiết => Khớp đúng

2.2.7.2 Vận dụng kỹ thuật tính toán tại công ty B

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán: Để kiểm tra sự chính xác của số dư trên sổ cái tài khoản tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định,xây dựng cơ bản dở dang,kiểm toán viên tính toán như sau: Dư cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Phát sinh nợ - Phát sinh có trên các sổ chi

Dư cuối kỳ Phát sinh giảm Phát sinh tăng Dư đầu kỳ CCDC 13.925.000 205.858.941 144.697.250 75.086.691 Hàng khuyến mãi 251.632.501 1.114.207.499 1.365.840.000 0

Muối hạt dân dụng 39.577.145 96.409.812 101.268.371 34.718.586 Muối hạt duyên hải 0 753.128.040 - 753.128.040 Muối hạt vĩnh hảo 0 30.446.363.917 30.446.363.917 0

Muối hạt sạch 0 29.327.088.096 29.327.088.096 0 Muối hạt rửa 0 17.498.620.333 17.498.620.333 0 Muối hạt sấy 0 3.271.508.436 3.271.508.436 0

GVHD: Ths Lê Vũ Ngọc Thanh SVTH: Lê Thị Lệ Ngân – 49DN2

tiết TK 211,214,241 và so sánh với kết quả tính toán được với số liệu trên sổ cái TK 211,214,242 , Bảng cân đối phát sinh, BCĐKT, Biên bản kiểm kê tài sản cố định.

2.2.7.3 So sánh việc vận dụng kỹ thuật xác minh tài liệu và tính toán lại do KTV PDAC thực hiện tại hai Công ty A và Công ty B

Kỹ thuật kiểm tra tài liệu và tính toán lại được KTV thực hiện theo một quy trình chung ở cả hai Công ty A và Công ty B. Để kiểm tra tính đầy đủ và tính có thật của các nghiệp vụ phát sinh KTV vận dụng kỹ thuật kiểm tra tài liệu. KTV tiến hành chọn mẫu các nghiệp vụ để kiểm tra, mẫu chọn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV, thường là nghiệp vụ có số phát sinh lớn, có tính chất bất thường.

Đối với kỹ thuật tính toán lại, KTV kiểm tra tính chính xác về mặt số học trong việc tính toán và ghi sổ của kế toán khách hàng. KTV tiến hành cộng dồn các số dư, các số phát sinh tăng giảm để kiểm tra số dư cuối kỳ rồi đối chiếu với số liệu kế toán. KTV cũng có thể tính toán lại các chi phí khấu hao, chi phí phân bổ CCDC… theo các công thức thức mà KTV đã xây dựng sẵn theo quy định của Bộ tài chính để so sánh với kết quả tính toán của kế toán đơn vị khách hàng .

GVHD: Ths Lê Vũ Ngọc Thanh SVTH: Lê Thị Lệ Ngân – 49DN2

CHƯƠNG 3 : NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KỸ THUẬT THU

THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY KIỂM TOÁN PDAC THỰC HIỆN

3.1. Nhận xét về thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán PDAC thực hiện trong kiểm toán BCTC do Công ty kiểm toán PDAC thực hiện

3.1.1 Những ưu điểm

Trong quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán là công việc hết sức quan trọng và có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, hiệu quả của cuộc kiểm toán. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của việc thu thập bằng chứng kiểm toán, các KTV của Công ty PDAC ngày càng vận dụng phổ biến, đầy đủ và linh hoạt các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán.

Trong quá trình hoạt động và phát triển, Công ty PDAC luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng các dịch vụ mà Công ty cung cấp cho khách hàng, đặc biệt là dịch vụ kiểm toán BCTC. Để nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán BCTC, trong quá trình kiểm toán các KTV của Công ty đã áp dụng sâu rộng hơn các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán để thu thập được những bằng chứng có độ tin cậy cao và hữu ích, nâng cao được chất lượng bằng chứng kiểm toán.

- Về quy trình kiểm toán

Quy trình kiểm toán mà công ty áp dụng là quy trình kiểm toán mẫu của hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam. Quy trình kiểm toán này giúp người sử dụng có thể quản lý cuộc kiểm toán một cách chặt chẽ. Trong quá trình kiểm toán đối với từng khoản mục, việc thu thập bằng chứng kiểm toán cũng được hướng dẫn rất chi tiết: những bằng chứng kiểm toán nào cần được thu thập; cách tìm hiểu những bằng chứng đó; đưa ra nhận xét đối với các bằng chứng thu thập được; những thủ tục kiểm toán thay thế khi không thu thập được các bằng chứng kiểm toán cần thiết… Với phương pháp thu thập bằng chứng hiệu quả và hợp

lý đã giúp cho KTV của Công ty tiết kiệm được thời gian và cũng làm giảm mức phí của cuộc kiểm toán.

- Về việc vận dụng kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau

trong quá trình kiểm toán

KTV của Công ty PDAC thường xuyên vận dụng kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau một cách linh hoạt và hợp lý để thu được các bằng chứng có độ tin cậy cao hơn. Ví dụ như: khi kiểm tra tính đúng kỳ và tính chính xác của việc ghi nhận doanh thu, KTV vận dụng kỹ thuật tính toán lại và kỹ thuật xác minh tài liệu để thu được bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao; hay khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các khoản mục, KTV vận dụng kết hợp kỹ thuật kiểm tra tài liệu và phỏng vấn để đảm bảo thử nghiệm kiểm soát được thực hiện một cách đúng đắn.

- Về việc kết hợp giữa các khoản mục trong thu thập bằng chứng kiểm toán

Khi thực hiện các cuộc kiểm toán, các KTV của Công ty được phân công kiểm toán các khoản mục có liên quan tới nhau và thường xuyên có sự phối hợp giữa các KTV. Việc làm này giúp tiết kiệm thời gian, tránh hiện tượng chồng chéo nhau trong việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, mang lại hiệu quả cao trong công việc. Ví dụ như: khi kiểm toán khoản mục tiền KTV tiến hành kiểm tra các phiếu thu, phiếu chi tiền có liên quan đến doanh thu, chi phí. Như vậy đồng thời KTV sẽ được kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí phát sinh, và việc ghi nhận doanh thu có hợp lý hay không.

-Về việc cập nhật thường xuyên các văn bản quy định mới được ban hành của BTC về chế độ kế toán (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc cập nhật thường xuyên các văn bản mới quy định về chế độ kế toán do BTC ban hành sẽ giúp cho KTV nắm rõ được những thay đổi trong chế độ kế toán hiện hành. Điều này có ảnh hưởng lớn đến các quyết định thu thập bằng chứng kiểm toán của KTV. Việc nắm rõ được những quy định mới này sẽ giúp cho KTV phát hiện ra những sai sót trọng yếu hay gian lận trong kế toán của đơn vị khách hàng để khoanh vùng kiểm toán và tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán có liên quan. Ví dụ như: trong việc tính toán chi

GVHD: Ths Lê Vũ Ngọc Thanh SVTH: Lê Thị Lệ Ngân – 49DN2

phí khấu hao TSCĐ của đơn vị khách hàng, KTV sẽ dựa trên những quy định của BTC về việc tính và trích khấu hao đối với TSCĐ để tiến hành tính toán lại, sau đó sẽ so sánh kết quả tính toán lại với kết quả trên sổ sách của kế toán để phát hiện ra chênh lệch; hay dựa trên những quy định về việc ghi nhận doanh thu do BTC ban hành, KTV tiến hành phỏng vấn kế toán trưởng để nắm được quá trình ghi nhận doanh thu của khách hàng, từ đó đưa ra nhận xét về quá trình ghi nhận doanh thu.

3.1.2Những tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được trong việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán nói trên, Công ty PDAC vẫn còn một số những hạn chế và tồn tại cần khắc phục.

- Khó khăn trong việc vận dụng đồng bộ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Trong quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán, các KTV của Công ty PDAC đã tiến hành vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khác nhau một cách khá linh hoạt. Tuy nhiên do hạn chế về chi phí kiểm toán, thời gian kiểm toán nên việc vận dụng đồng bộ các kỹ thuật kiểm toán chưa đạt hiệu quả tốt nhất. Để áp dụng đầy đủ tất cả các thủ tục kiểm toán nhằm đạt được rủi ro mong muốn là thấp nhất đòi hỏi chi phí kiểm toán lớn và thời gian kiểm toán dài, KTV có trình độ nghiệp vụ vững vàng.

- Về cách thức vận dụng từng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Kỹ thuật phỏng vấn, quan sát: trong quá trình phỏng vấn khách hàng, KTV của Công

ty PDAC thường chủ yếu sử dụng bảng câu hỏi để thu thập những thông tin về HTKSNB mà ít sử dụng lưu đồ. Hơn nữa, cách thức sử dụng lưu đồ lại chưa thống nhất. Kỹ thuật quan sát thường ít được KTV thực hiện do điều kiện thời gian của các cuộc kiểm toán. Các cuộc kiểm toán thường diễn ra trong thời gian ngắn nên KTV thường kết hợp quan sát khi thực hiện các thủ tục khác như: kiểm kê, phỏng vấn.

Kỹ thuật lấy xác nhận: Đối với những khách hàng có quy mô lớn, KTV thường lựa chọn những tài khoản có số dư lớn để tiến hành gửi thư xác nhận. Việc lựa chọn những tài

khoản để gửi thư xác nhận có thể dẫn tới rủi ro kiểm toán do chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của KTV và do việc KTV bỏ qua những tài khoản có số dư nhỏ hơn. Tuy nhiên, những sai sót nhỏ này khi tổng hợp lại và lũy kế của chúng có thể sẽ gây ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của đơn vị khách hàng.

Đối với những khách hàng có quy mô nhỏ, có ít nghiệp vụ phát sinh, KTV của Công ty PDAC ít sử dụng kỹ thuật lấy xác nhận mà sử dụng thủ tục thay thế là thu thập sổ phụ ngân hàng và biên bản đối chiếu công nợ. Trong các cuộc kiểm toán này thì số lượng các thư xác nhận được gửi đi là không nhiều. Các thủ tục thay thế được KTV thực hiện tiềm ẩn rủi ro vì các bằng chứng là do phía khách hàng tạo ra và cung cấp.

Gửi thư xác nhận thường được KTV yêu cầu khách hàng thực hiện để thuận tiện hơn cho công việc. Vì vậy mà việc kiểm soát quá trình gửi thư xác nhận là hết sức quan trọng để đảm bảo độ tin cậy của các thư xác nhận thu được.

Kỹ thuật kiểm tra vật chất: đối với những khách hàng mà KTV không trực tiếp tham gia kiểm kê, KTV tiến hành thu thập các tài liệu kiểm kê do khách hàng thực hiện và cung cấp. Các bằng chứng kiểm toán này thường có độ tin cậy không cao, tiềm ẩn những rủi ro và gian lận. Sau khi thu thập các tài liệu kiểm kê của khách hàng, KTV căn cứ vào các chứng từ tăng giảm liên quan đến các tài khoản kiểm kê để xác định tính chính xác của số dư tài khoản này vào thời điểm cuối kỳ. Tuy nhiên, việc làm này vẫn tồn tại những rủi ro có thể xảy ra đó là những sai sót và gian lận đối với những tài liệu, chứng từ tăng giảm liên quan đến tài khoản mà khách hàng cung cấp (sai sót và gian lận liên quan đến tính hiện hữu và tính trọn vẹn của những nghiệp vụ tăng giảm tài khoản).

Kỹ thuật phân tích: Công ty PDAC sử dụng cả ba loại kỹ thuật phân tích là: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất và đánh giá tính hợp lý chung. Nhưng chủ yếu là sử dụng hai kỹ thuật: phân tích xu hướng và đánh giá tính hợp lý chung, kỹ thuật tỷ suất không được vận dụng thường xuyên. Việc áp dụng các kỹ thuật này trong các cuộc kiểm toán còn ở dạng đơn giản. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kỹ thuật phân tích xu hướng được KTV thực hiện nhưng chỉ đơn giản là so sánh số liệu giữa năm nay với số liệu năm trước để xác

GVHD: Ths Lê Vũ Ngọc Thanh SVTH: Lê Thị Lệ Ngân – 49DN2

định xu hướng biến động của các tài khoản qua các năm. Việc so sánh số liệu của đơn vị khách hàng với số liệu trung bình của ngành hoặc của các đơn vị cùng hoạt động trong cùng lĩnh vực còn hạn chế. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV thường sử dụng hai kỹ thuật phân tích xu hướng và đánh giá tính hợp lý chung thông qua so sánh số liệu của đơn vị khách hàng với ước tính của KTV.

Kỹ thuật kiểm tra tài liệu và tính toán lại: giống như kỹ thuật lấy xác nhận, khi vận dụng kỹ thuật kiểm tra tài liệu và tính toán lại, KTV thường lựa chọn những nghiệp vụ có số phát sinh lớn và có nội dung bất thường để tiến hành kiểm tra và tính toán lại. Việc lựa chọn những nghiệp vụ này cũng tồn tại rủi ro là: KTV đã bỏ qua những nghiệp vụ có số phát sinh nhỏ, khi các nghiệp vụ này có sai phạm thì sai sót tổng hợp và lũy kế của chúng có thế ảnh hưởng trọng yếu tới BCTC của đơn vị khách hàng.

3.1.3 Tính tất yếu của việc hoàn thiện vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Trong xu thế toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và mạnh mẽ vào nền kinh tế khu vực và quốc tế. Kế toán và kiểm toán là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam nên cũng không nằm ngoài xu thế toàn cầu hóa đó. Trong tiến trình hội nhập WTO, nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng nhưng bên cạnh đó các nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức quốc tế cũng đòi hỏi Chính phủ Việt Nam phải cam kết về việc cải cách hệ thống kế toán, kiểm toán trong nước. Trong tất cả các mối quan hệ hợp tác kinh doanh, các nhà đầu tư nước ngoài luôn muốn nắm rõ và tìm hiểu kỹ về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như tình hình tài chính của một doanh nghiệp trước khi tiến hành hợp tác đầu tư. Để có được những thông tin đáng tin cậy và cần thiết với mức chi phí hợp lý thì dịch vụ kiểm toán là dịch vụ sẽ đáp ứng được yêu cầu của những nhà đầu tư. Tuy nhiên, để cung cấp các thông tin chính xác và đáng tin cậy cho những nhà đầu tư thì hoạt động kiểm toán cần phải được hoàn thiện để ngày càng phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Chất lượng của các cuộc kiểm toán phụ thuộc rất nhiều vào độ tin

cậy và tính hiệu lực của các bằng chứng kiểm toán thu thập, do đó để nâng cao chất lượng các cuộc kiểm toán phù hợp với yêu cầu khắt khe của các nhà đầu tư nước ngoài thì việc hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán là một điều hết sức cần thiết và cần được tiến hành ngay từ bây giờ.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán trong nước trong những năm qua làm cho nhu cầu về kiểm toán của các Doanh nghiệp trong nước tăng nhanh. Với mục đích tìm kiếm những nơi đầu tư có lợi, các nhà đầu tư luôn mong muốn có được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn phan dũng (Trang 62 - 78)