Để cơng tác TT- GDSK được triển khai có hệ thống, thường xuyên và trở thành một chức năng hoạt động bắt buộc của mọi cán bộ y tế, mọi cơ quan y tế cũng như để xã hội hố cơng tác này, việc triển khai xây dựng một phịng TT- GDSK (hoặc góc TT- GDSK) tại mỗi địa phương, mỗi cơ sở y tế là cần thiết.
Trong điều kiện thực tế hiện nay, công tác này còn mới mẻ, nên việc triển khai vấn đề này không phải là đơn giản, dễ dàng. Vì vậy tuỳ theo điều kiện cho phép của
mỗi cơ sở mà có kế hoạch triển khai thực hiện cho phù hợp, cố gắng từng bước hồn thiện dần để có được một phịng TT- GDSK (hay góc TT- GDSK) theo mẫu dưới đây.
5. 1. Địa điểm.
Tuỳ chọn, tốt nhất là tại trạm y tế, vì đó là trung tâm giao lưu của các vấn đề có liên quan tới sức khỏe của mọi người. Nên chọn một phịng có vị trí thích hợp và tiện lợi. Diện tích tối thiểu phải đủ cho 10 - 30 người.
5. 2. Trang trí nội thất.
- Nên sắp xếp bàn ghế và các phương tiện TT- GDSK thành từng chủ đề giáo dục, phối hợp hài hoà theo từng chủng loại, phương tiện để tiên cho việc sử dụng.
- Có bảng kế hoạch thực hiện theo từng chương trình.
- Trưng bày các kết quả thực hiện (dưới dạng biểu đồ) hoặc trưng bầy những hình ảnh cá nhân hay tập thể điển hình trong cơng tác chăm sóc sức khỏe.
5.3. Mục đích sử dụng
Để TT- GDSK, triển lãm về những vấn đề y tế.
Phịng TT- GDSK cũng có thể đồng thời là phòng chờ của bệnh nhân, phòng họp, phòng giao ban, phòng quản lý sức khỏe, phóng sinh hoạt chuyên môn của trạm y tế.
Lưu ý: mọi cán bộ y tế đều có thể sử dụng phịng TT- GDSK theo đúng chức năng của nó khi cần thiết. Nếu có điều kiện có thể sắp xếp có một nhân viên thường trực để giới thiệu, trao đổi giải đáp với người xem.
BÀI TẬP ĐÓNG VAI
Bài tập 1. Trong bài tập này sinh viên sẽ chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 12 - 13
người. Trong mỗi nhóm, một sinh viên đóng vai bác sỹ trạm y tế xã làm nhiệm vụ Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, số cịn lại đóng vai cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng của xã đang tiến hành cuộc họp.
Tình huống đóng vai:
Xã Quang Sơn là một xã miền núi, 50% dân số là người Năng, tình hình kinh tế, văn hố, xã hội cịn hết sức khó khăn. Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ < 5 tuổi là 40%. Chiều nay, xã có cuộc họp của lãnh đạo Đảng, chính quyền và các tổ chức quần chúng với trạm y tế để bàn việc tiến hành thực hiện chương trình phịng chống suy dinh dưỡng. Với cương vị là trạm trưởng trạm y tế xã, bạn hãy nói
chuyện với hội nghị về vấn đề phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ < 5 tuổi.
Cán bộ y tế
Để đóng được vai này phải chuẩn bị bài nói chuyện về phịng chống suy dinh dưỡng cho trẻ < 5 tuổi. Sẽ phải tiến hành nói chuyện sức khỏe trong khoảng 20 phút, sau đó cho tiến hành thảo luận tại chỗ khoảng 10 phút. Cố gắng động viên thúc đẩy mọi người thảo luận đồng thời phải chuẩn bị giải đáp các ý kiến thắc mắc của các đại biểu.
Cán bộ địa phương
Các thành viên trong nhóm phân cơng đóng các vai cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền vả các tổ chức quần chúng của xã. Cần chăm chú lắng nghe cán bộ trạm nói chuyện, sau đó có các ý kiến thắc mắc để cán bộ trạm giải đáp.
Những người quan sát: các sinh viên của 3 nhóm cịn lại có trách nhiệm quan sát xem nhóm 1 đóng vai. Chú ý quan sát vai cán bộ trạm y tế để có nhiều ý kiến trong phần thảo luận.
Giảng viên: có trách nhiệm giới thiệu kịch bản để nhóm 1 đóng vai. Trong khi nhóm 1 tiến hành thì u cầu các nhóm cịn lại quan sát, sau đó chỉ đạo cuộc thảo luận quan sát tồn bộ q trình đóng vai.
Bài tập 2. Trong bài tập này sinh viên sẽ chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 12 - 13 người. Trong mỗi nhóm, một sinh viên đóng vai bác sỹ trạm y tế xã làm nhiệm vụ hướng dẫn thảo luận về sinh đẻ kế hoạch, một sinh viên đóng vai nhân viên y tế bản làm nhiệm vụ thư ký thảo luận, một sinh viên đóng vai chi hội trưởng chi hội phụ nữ bản. số cịn lại đóng vai các bà mẹ người Mông đông con để tiến hành thảo luận.
Tình huống đóng vai: vấn đề sinh đẻ kế hoạch ở Bản Khả xã Lùng Xui rất nan giải. Đây là một bản vùng cao chủ yếu là người H'mông sinh sống, đời sống kinh tế của người dân cịn khó khăn, nhiều phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ còn mù chữ, tỷ lệ các cặp vợ chồng ở độ tuổi sinh đẻ áp dụng BPTT mới đạt 20%. Cộng tác viên dân số đã mời được 10 phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ có chồng đến. Các bạn là cán bộ trạm y tế xã, hãy tiến hành cuộc thảo luận với nhóm phụ nữ bản để Truyền thông - Giáo dục sức khỏe về sinh đẻ kế hoạch.
Cán bộ y tế
Một sinh viên đóng vai cán bộ trạm y tế xã. Để đóng được vai này bạn cần phải chuẩn bị bài hướng dẫn thảo luận về sinh đẻ kế hoạch. Bạn sẽ cho nhóm thảo luận khoảng 30 phút. Cố gắng động viên thúc đẩy mọi người thảo luận đồng thời phải chuẩn bị giải đáp các ý kiến thắc mắc của chị em.
Các phụ nữ
chi hội phụ nữ bản. Số cịn lại đóng vai các bà mẹ người H'mông đông con để tiến hành thảo luận. Cần tích cực thảo luận bằng cách đưa ra các tình huống để mọi người cùng tham gia giải quyết.
Những người quan sát
Các sinh viên của 3 nhóm cịn lại có trách nhiệm quan sát xem nhóm 1 đóng vai. Chú ý quan sát vai cán bộ trạm y tế và nhân viên y tế thơn bản để có các ý kiến đóng góp trong phần thảo luận.
Giảng viên
Có trách nhiệm giới thiệu kịch bản để nhóm 1 đóng vai. Trong khi nhóm 1 tiến hành thì u cầu các nhóm cịn lại quan sát, sau đó chỉ đạo cuộc thảo luận.
Bài tập 3. Trong bài tập này sinh viên sẽ chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 12 - 13 người. Trong mỗi nhóm, một sinh viên đóng vai bác sỹ trạm y tế xã làm nhiệm vụ tư vấn về cách phòng chống bệnh tiêu chảy. Một sinh viên khác đóng vai bà mẹ có con bị tiêu chảy. Số cịn lại quan sát để có ý kiến trong khi thảo luận.
Tình huống đóng vai
Bà Lương ở xã Hợp Tiến có một con nhỏ 3 tuổi bị tiêu chảy đã 2 ngày nay, hôm nay trẻ mệt mỏi và khát nước nhiều. Bà đem con đến trạm y tế xã khám. Là bác sỹ của trạm, bạn hãy tiến hành tư vấn cho bà mẹ cách chăm sóc cho trẻ. Cán bộ y tế
Một sinh viên đóng vai cán bộ trạm y tế xã. Để đóng được vai này bạn cần phải chuẩn bị kỹ về cách thức phòng chống bệnh tiêu chảy. Bạn sẽ có cuộc tư vấn trong khoảng 15 phút. Cố gắng động viên khuyến khích bà mẹ tham gia ý kiến, đồng thời phải chuẩn bị các ý kiến giải đáp thắc mắc của bà mẹ.
Bà mẹ
Một sinh viên đóng vai bà mẹ có con tiêu chảy, thể hiện vai bà mẹ người dân tộc thiểu số, nghèo khổ rất lo lắng cho bệnh tình của con.
Những người quan sát
Các sinh viên còn lại của nhóm có trách nhiệm quan sát xem mọi người đóng vai. Chú ý quan sát vai cán bộ trạm y tế để có các ý kiến đóng góp trong phần thảo luận.
Giảng viên
Có trách nhiệm giới thiệu kịch bản để nhóm đóng vai. Chỉ đạo, hướng dẫn các nhóm đóng vai và thảo luận.
LẬP KẾ HOẠCH TRUYỀN THƠNG GIÁO DỤC SỨC KHOẺMục Tiêu Mục Tiêu
1. Trình bày được một số nguyên tắc cơ bản trong tập kế hoạch giáo dục sức khỏe.
2. Mô tả được cách xác định các mục tiêu giáo dục sức khỏe thích hợp.
3. Mơ tả được cách phân nhóm các đối tượng giáo dục sức khỏe.
4. Nhận thức được tầm quan trọng của việc lập một bản kê hoạch giáo dục sức khỏe.
5. Lập được một bản kê hoạch giáo dục sức khỏe để giải quyết một vấn đề sức khỏe ưu tiên ở cộng đồng.
6. Viết được một bài giáo dục sức khỏe ngắn để phát thanh hoặc nói chuyện với cộng đồng.
Mở đầu
- Lập kế hoạch là những công việc phải được tiến hành trước khi giáo dục sức khỏe. Chúng ta mong đợi gì khi tiến hành chương trình giáo dục sức khỏe? Đó là sự thay đổi hành vi sức khỏe. Muốn thay đổi hành vi sức khỏe đó chúng ta phải tiến hành lập kế hoạch để tác động nhằm thay đổi hành vi.
- Do vậy, khi lập kế hoạch giáo dục sức khỏe, người cán bộ y tế phải biết được: lập kế hoạch là gì? Tại sao phải lập kế hoạch trong giáo dục sức khỏe? Cách lập kế hoạch giáo dục sức khỏe như thế nào?