Không phải bao giờ người ta cũng hiểu tại sao mình lại cần phải cố gắng nâng cao sức khỏe bằng những nỗ lực của chính mình. Đơi khi họ cảm thấy rằng chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của Nhà nước. Tất nhiên Nhà nước có trách nhiệm về vấn đề này. Và rõ ràng là việc nâng cao lịng tự tin của người dân khơng thể là lời bào chữa cho những nhân viên y tế tránh khỏi phải thực hiện những dịch vụ mà cộng đồng có quyền được nhận.
Đây là một ví dụ về một chương trình đưa vào cộng đồng cần có nhiều thời gian để tạo dựng sự hợp tác thực sự. Ngay từ đầu các cán bộ y tế của chương trình cố gắng lơi cuốn mọi người vào việc lập kế hoạch và soạn thảo chương trình. Họ cẩn thận đặt câu hỏi: "Chúng ta có thể cùng làm gì về vấn đề này?" và họ đã bắt đầu cùng với mọi người xác định các vấn đề. Mọi người rất thích như vậy vì họ được tham gia từ đầu. Trước đây mỗi chương trình phát triển khác trong địa phương này, các cán bộ y tế chỉ tiến hành khảo sát mà không hỏi han gì đến họ. Thậm chí người dân chẳng hiểu được đã xảy ra những gì sau các lần khảo sát ấy. Chẳng có bất cứ một hồi âm nào. Nhưng lần này quả thật là họ được trân trọng vì được mời tham gia và được thông tin đầy đủ.
Tuy nhiên khi đến khâu lập kế hoạch, các cán bộ y tế hỏi: "Các vị có thể làm được gì về vấn đề của các vị" thì mọi người sửng sốt.
Họ bảo: "Tại sao lại chúng tôi? Sao không phải là các anh? Đó là nhiệm vụ của các anh cơ mà ". Trước đây họ hoàn toàn thoải mái khi để mặc cho các cán bộ y tế hành động. Bây giờ họ lại bị chất vấn phải làm gì đó để giải quyết vấn đề của họ. Mọi người hồn tồn khơng hiểu được vì sao lại như vậy.
Người lãnh đạo chương trình nói rằng một bài học quan trọng mà họ cần là họ phải giúp người dân lấy lại lịng tin vào bản thân mình và phải khẳng định rằng họ có thể thực hiện được điều đó. Người ta giải thích rằng, trước đây các cán bộ y tế đã tước đoạt của người dân quyền quyết định và không động viên họ suy nghĩ về các vấn đề của chính họ. Điều đó đã làm cho người dân thiếu lòng tin vào khả năng của mình để trở thành những cộng tác viên tích cực.
Sự hợp tác tính tự lực và sự tham gia của cộng đồng là khi bàn luận tại hội nghị thì dễ nhưng khi thực hiện trong thực tế thì khó khăn hơn nhiều. Như người ta vẫn thường bảo "nói dễ hơn làm". Thu hút sự tham gia của cộng đồng đòi hỏi một sự đầu tư rất lớn về nguồn nhân lực thời gian và công sức. Không một cán bộ y tế nào có thể thực hiện sự đầu tư ấy một cách có hiệu quả mà khơng có sự cam kết và sự động viên.
Điều giữ vững tinh thần cho những người làm chương trình vượt qua được những lúc khó khăn chính là lòng tin vào người dân. Các nhân viên của chương trình đã trao cho cộng đồng một thứ có giá trị hơn nhiều so với khả năng chuyên
môn và kiến thức kỹ thuật. Họ hoàn toàn cam kết thực hiện chương trình. Khi mọi người nhận ra điều đó thì mối quan hệ tốt đẹp bắt đầu nảy nở. Bây giờ chương trình đang triển khai rất tốt và mọi người rất hào hứng tham gia.
Bạn hãy suy nghĩ về kinh nghiệm của chính bạn. Có bao giờ bạn nhận thấy người gân tỏ vẻ miễn cưỡng khi phải cố gắng hoặc khi nhận các trách nhiệm nào đó để nâng cao sức khỏe của mình khơng? Lý do vì đâu? Bạn đã có các kỹ năng cần thiết nào để hành động? Bạn có thể phổ biến cho họ các kỹ năng ấy không? Trong những trường hợp nào thấy một người tự nguyện hợp tác? Những yếu tố nào đã tạo ra mối quan hệ này giữa chúng ta với họ?