Cán bộ y tế cần tạo ra được một mối quan hệ tốt với các ban ngành trong cộng đồng để có thể phối hợp, lồng ghép với họ trong các hoạt động CSSK cho cộng đồng. Ví dụ: y tế phối hợp với trường học ở cộng đồng (cấp I, cấp II) trong việc CSSK trẻ em; phối hợp với Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên trong việc chăm sóc sức khỏe bà mẹ và kế hoạch hố gia đình...
6. Tổ chức một chiến dịch y tế
6. 1. Mục đích. Nhằm nâng cao những kiến thức kỹ năng thái độ và các chuẩn mực liên quan đến một vấn đề y tế đặc biệt. Cũng có thể sử dụng chiến dịch để thực hiện một dự án đặc biệt nhằm cải thiện cuộc sống của cộng đồng (như chiến dịch TCMR chẳng hạn).
Sự hiểu biết của quần chúng là chìa khố đầu tiên mở ra sự thành công cho một chiến dịch y tế. Do vậy cần bắt đầu bằng một chương trình thơng tin cơng cộng được kế hoạch hoá kỹ càng ngay khi cộng đồng quyết định về cách giải quyết một vấn đề của mình. Một người cần phải biết cái gì sắp xảy ra, khi nào nó xảy ra, vì sao dự án lại quan trọng đối với họ. Trong suốt quá trình thực hiện chiến dịch các thông tin này được cung cấp thông qua một hệ thống truyền thông. Mọi kênh truyền tin sẵn có đều được huy động bao gồm các loa phóng thanh, áp phích, những nhóm cổ động, các thơng báo ở những nơi công cộng và những cuộc họp và nếu có thể được thì cả các chương trình của đài phát thanh và báo chí.
Một chiến dịch y tế được tổ chức nhằm thực hiện một giải pháp hay một vấn đề sức khỏe. Ví dụ như các vấn đề "Sạch làng tốt ruộng” , "Hãy tiêm chủng cho các con của bạn", "Thực phẩm tốt cho những cơ thể khỏe mạnh", Nước sạch để sống khỏe mạnh". Những vấn đề này thường trở thành tên cho chính chiến dịch cho nên thường phải ngắn gọn, đơi khi có tính chất "giật gân " để nhớ.
Chiến dịch cần phải liên quan đến một vấn đề thực tế mà chính các thành viên trong cộng đồng đã phát hiện ra hoặc đều được mọi người thừa nhận. Thường thì trạm y tế tham mưu cho chính quyền quyết định các chủ đề cho chiến dịch và đặt kế hoạch hành động thích hợp.
Thời gian của các hoạt động tập trung cho chiến dịch thường kéo dài chỉ một tuần hoặc một tháng. Vì lý do này các chiến dịch thường gọi là "Tuần lễ sức khỏe".
5.2. Lập kế hoạch từ trước. Nếu như bản thân chiến dịch chỉ kéo dài một tuần,
việc vài tháng để đặt kế hoạch cho một chiến dịch đạt kết quả và cho việc theo dõi cần thiết. Các thành viên của cộng đồng phải được tiếp xúc từ trước một cách cẩn thận nếu như muốn họ tham gia vào dự án và trợ cấp kinh phí, vật chất. Phải huy động mọi nguồn lực và phải tổ chức các hoạt động giáo dục.
Việc sử dụng các phương pháp giáo dục khác nhau sẽ góp phần tăng cường hiệu quả. Có thể là những vở kịch, các buổi nói chuyện về sức khỏe, các cuộc triển lãm, những màn trình diễn, các buổi họp cả cộng đồng tham gia và những buổi thảo luận nhóm. Các chương trình cũng có thể tổ chức ở trường học và với các nhóm khác nhau của cộng đồng.
Cần phải tạo mọi cơ hội để toàn thể cộng đồng tham gia vào các kế hoạch như vệ sinh mơi trường hay chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em . . . .
6.3. Theo dõi, giám sát. Một loạt hoạt động kéo dài suốt một tuần sẽ tạo ra được nhiều sự kích thích và hứng thú. Nhưng các vấn đề sức khỏe vẫn chưa được giải quyết nếu như mọi người chỉ hoạt động tích cực có một tuần trong 1 năm thực hiện các hành vi vì sức khỏe suất cả năm. Họ phải giữ gìn cho các giếng nước và hố xí cơng cộng ln ln sạch sẽ, làm vệ sinh hàng ngày, chứ không phải chỉ một ngày.
Trạm y tế nên kiểm tra xem mọi người có tiếp tục thực hiện các kỹ năng y tế đã được phổ biến trong thời gian chiến dịch hay khơng. Việc đi thăm hỏi các gia đình, các buổi họp cộng đồng, các áp phích, các buổi thảo luận nhóm và các dự án ở trường học kéo dài trong suốt năm sẽ giúp cho mọi người nhớ lại những kiến thức và thực hành những kỹ năng mà họ đã được học, cũng như tiếp tục giữ gìn các phương tiện vệ sinh mà họ đã xây dựng lên.
Sự cần thiết phải giám sát là một trong những lý do vì sao các chiến dịch phải do chính cộng đồng tổ chức, chứ khơng riêng gì trách nhiệm của các nhân viên y tế. Các hoạt động theo dõi, giám sát sẽ được thực hiện có hiệu quả nhất do chính những người sống trong cộng đồng.
Ví dụ như một chiến dịch về tiêm chủng kéo dài một tuần, sẽ là vơ ích nếu như khơng được theo dõi thích đáng. Nhiều loại vaccin cần tiêm liều thứ hai sau lần tiêm thứ nhất một tháng. Cũng vậy, các cháu mới sinh đòi hỏi phải tiêm chủng vào các thời điểm khác nhau trong cả năm. Do đó các hoạt động theo dõi là cần thiết và phải có kế hoạch để bảo đảm là chiến dịch sẽ thành công theo các mục tiêu y tế của mình.