TRẢ LƯƠNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC 1 Trả lương khi người lao động làm thêm giờ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 32 - 35)

- Phụ cấp thu hút: là chế độ áp dụng cho người lao động khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có

4. TRẢ LƯƠNG TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÁC 1 Trả lương khi người lao động làm thêm giờ

4.1. Trả lương khi người lao động làm thêm giờ

- Nếu trả lương theo thời gian, thì người lao động được trả lương làm thêm giờ khi làm thêm ngoài giờ tiêu chuẩn, mức trả như sau:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả x 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm - Mức 150%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; - Mức 200%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; - Mức 300%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

4.2. Trả lương khi người lao động làm đêm

- Đối với lao động trả lương theo thời gian, nếu làm việc vào ban đêm, thì doanh nghiệp phải trả lương làm việc vào ban đêm theo cách tính sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm = Tiền lương giờ thực trả x 130% x Số giờ làm việc vào ban đêm Trong đó:

- Tiền lương giờ thực trả được tính như trường hợp làm thêm giờ; - Mức 130% gồm tiền lương giờ thực trả làm việc vào ban ngày và 30% tiền lương giờ thực trả làm việc vào ban đêm;

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngồi việc trả lương như trường hợp làm thêm giờ, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

4.3. Trả lương khi người lao động ngừng việc

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

- Nếu do lỗi của người lao động thì người đó khơng được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng;

- Nếu vì sự cố về điện, nước mà khơng do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả họan, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm họat động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

4.4. Trả lương khi người lao động nghỉ chế độ

Trong thời gian nghỉ lễ tết người lao động hưởng nguyên lương. (Điều 115 Bộ luật lao động 2012 ).

Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương. (Điều 111 Bộ luật lao động 2012 ).

Người lao động nghỉ việc riêng được hưởng nguyên lương. (Điều 116 Bộ luật lao động 2012 ).

4.5. Tạm ứng tiền lương

- Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận.

- Người sử dụng lao động phải tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng lương và phải hoàn lại số tiền đã tạm ứng trừ trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự. (Điều 100 Bộ luật lao động 2012 ).

Ngoài ra, trong thực tế cịn có một số trường hợp trả lương khác như trả lương khi người lao động làm ra sản phẩm không bảo đảm chất lượng; trả lương khi người lao động đi học thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người lao động được trả lương; không được trả lương; trả theo một tỷ lệ cụ thể; trả theo thỏa thuận nhưng không thấp hơn tiền lương tối thiểu. Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể để làm căn cứ khi xảy ra sự kiện pháp lý trên.

Chương 3

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)