CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1 Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 39 - 41)

- Phụ cấp thu hút: là chế độ áp dụng cho người lao động khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có

2. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG 1 Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

2.1. Quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động quy định:

- Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các cơng trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.

- Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.

- Các loại máy, thiết bị, vật tư có u cầu nghiêm ngặt về an tồn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng bởi tổ chức họat động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.

- Hằng năm, khi xây dựng kế họach sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động phải lập kế họach, biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động và cải thiện điều kiện lao động.

2.2. Các chế độ bảo hộ lao động

Chế độ bảo hộ lao động là những biện pháp phịng hộ góp phần trực tiếp vào việc bảo vệ sức khoẻ, an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động khi họ thực hiện nghĩa vụ lao động. Chế độ bảo hộ lao động bao gồm các quy định về chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, sức khoẻ và bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động.

2.2.1. Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân

- Phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ, phương tiện mà trong quá trình lao động, sản xuất, kinh doanh, người lao động được trang bị để ngăn ngừa tai nạn lao động và chống bệnh nghề nghiệp.19

19 Tập bài giảng Bảo hộ lao động, Trường Cao đẳng lao động –xã hội, NXB lao động –xã hội, Hà Nội 2001, tr262 xã hội, Hà Nội 2001, tr262

- Pháp luật lao động quy định: Người lao động làm cơng việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. (Điều 149 Bộ luật lao động 2012).

- Người lao động phải sử dụng những phương tiện bảo vệ cá nhân tự bảo vệ mình như: mũ chống chấn thương sọ não, lưới hoặc mũ vải bao tóc, kính mắt, mặt nạ, nút tai, bịt tai, khẩu trang, mặt nạ phịng độc, giầy, ủng, bít tất, áo yếm, áo chồng chống nóng, chống rét, chống tia phóng xạ, dây an tồn, găng tay cách điện, ủng cách điện, phao cá nhân, các loại phương tiện bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động khác.

- Người sử dụng lao động phải bảo đảm các phương tiện bảo vệ cá nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Chế độ khám sức khoẻ

Khi tuyển dụng và sắp xếp lao động, người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khoẻ quy định cho từng loại việc, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp làm việc an toàn, vệ sinh và những khả năng tai nạn cần đề phịng trong cơng việc của từng người lao động. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần. Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải được giám định y khoa để xếp hạng thương tật, xác định mức độ suy giảm khả năng lao động và được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động đúng theo quy định của pháp luật. Người lao động sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nếu còn tiếp tục làm việc, thì được sắp xếp cơng việc phù hợp với sức khoẻ theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa lao động. Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi

tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế. Người lao động làm việc ở nơi có yếu tố gây nhiễm độc, nhiễm trùng, khi hết giờ làm việc phải được người sử dụng lao động bảo đảm các biện pháp khử độc, khử trùng. (Điều 152 Bộ luật lao động 2012).

2.2.3. Chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật

- Pháp luật quy định: “Người làm việc trong điều kiện có yếu tố độc hại được bồi dưỡng hiện vật.” (Điều 17 Pháp lệnh bảo hộ lao động).

- Điều 141 Bộ luật lao động 2012 quy định: “Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.”

- Khi người lao động làm việc tiếp xúc với mơi trường có hóa chất độc hại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép; tiếp xúc với mơi trường có các yếu tố vật lý vượt quá tiêu chuẩn; tiếp xúc với các yếu tố sinh học có hại… thì được bồi dưỡng bằng hiện vật. Bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định như sau:

+ Bồi dưỡng đúng số lượng, cơ cấu theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế;

+ Bồi dưỡng tại chỗ theo ca làm việc;

+ Cấm trả tiền thay bồi dưỡng bằng hiện vật.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 39 - 41)