KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 49 - 51)

- Phụ cấp thu hút: là chế độ áp dụng cho người lao động khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có

1.KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

1.1. Khái niệm và ý nghĩa của kỷ luật lao động

1.1.1. Khái niệm kỷ luật lao động

Lao động đóng vai trị quan trọng trong tiến trình phát triển của loài người, Ph. Ăng ghen đã viết: “Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống con người, đến một mức và trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói rằng lao động đã tạo ra chính bản thân con người."

Lao động là một q trình trong đó con người là nhân tố cơ bản. Kết quả lao động phản ánh sự phân công và hợp tác trong lao động. Bất cứ nơi đâu và khi nào trong lao động có sự liên kết giữa các cá nhân người lao động theo một trật tự nhất định thì ở đó quan hệ lao động đạt được mục đích và có hiệu quả.

Quan hệ lao động khơng chỉ đơn thuần mang tính chất cá nhân đơn lẻ mà nó cịn thể hiện tính chất tập thể thơng qua sự gắn kết giữa những người lao động nhằm đạt được những kết quả nhất định. Khi tham gia quan hệ lao động các chủ thể tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách độc lập nhưng sự liên kết giữa tập thể người lao động lại phải tuân theo một trật tự, nề nếp nhất định.

Xã hội ngày càng phát triển quan hệ lao động ngày càng phong phú, đa dạng đòi hỏi trật tự lao động càng được coi trọng và duy trì. Và chính cái trật tự để duy trì quan hệ lao động này gọi là kỷ luật lao động. Kỷ luật lao động có thể coi là một yếu tố không thể thiếu được trong mọi quá trình tổ chức lao động. Mỗi một quan hệ lao động khác nhau, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì cách thức duy trì và tổ chức kỷ luật lao động khác nhau.

Kỷ luật lao động được hiểu là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh trong nội quy lao động. (Điều 118 Bộ luật lao động 2012).

Theo khái niệm này, kỷ luật lao động quy định trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong việc tuân thủ vào các nội dung được quy định trong nội quy lao động. Nội quy lao động là một văn bản chứa đựng các quy tắc xử sự bao gồm các nội dung cơ bản theo quy định tại Điều 119 Bộ luật lao động 2012.

Như vậy, trong một doanh nghiệp các bên phải tuân thủ kỷ luật thời gian, kỷ luật điều hành, kỷ luật công nghệ bảo an, kỷ luật bảo mật, kỷ luật đối với hành vi vi phạm… Đây là những quy tắc làm việc đòi hỏi các bên phải thực hiện để duy trì ổn định trong sản xuất kinh doanh và trật tự trong doanh nghiệp.

Người sử dụng lao động đã sử dụng kỷ luật lao động như là một công cụ quản lý hữu hiệu để duy trì trật tự ổn định doanh nghiệp. Bên cạnh việc pháp luật quy định cho người lao động được tự do lựa chọn, tham gia vào các quan hệ lao động khác nhau, được tự do lựa chọn ngành nghề khác nhau thì người lao động vẫn bị ràng buộc phải tuân thủ một cách chặt chẽ nghiêm ngặt vào nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể hay hợp đồng lao động. Có thể nói, đây là những xử sự tích cực của người lao động trong quan hệ lao động. Tuy nhiên trật tự kỷ luật trong lao động phải đặt trong trật tự kỷ luật của xã hội.

Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về kỷ luật lao động, trong khoa học luật lao động, kỷ luật lao động được xem xét dưới hai khía cạnh chủ yếu.

- Thứ nhất, kỷ luật lao động được hiểu như là một yếu tố của quan hệ

pháp luật lao động. Theo đó, kỷ luật lao động thể hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, an toàn lao động, vệ sinh lao động… được quy định trong nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị. Còn người sử dụng lao động có quyền thiết lập và duy trì kỷ luật lao động để ổn định họat động của doanh nghiệp. Đây được coi là quyền quản lý doanh nghiệp của người sử dụng lao động. Tuy nhiên quyền năng này vẫn có những giới hạn pháp lý nhất định và được thực hiện dưới sự tham gia của tổ chức cơng đồn.

- Thứ hai, kỷ luật lao động được hiểu như là một chế định của luật lao động. Chế độ kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp

cũng như các hình thức xử lý đối với người khơng chấp hành hoặc chấp hành khơng đầy đủ những quy định đó.23

1.1.2. Ý nghĩa của kỷ luật lao động

Kỷ luật lao động có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng đất nước. LêNin đã khẳng định: “Kỷ luật lao động là then chốt của tồn bộ cơng cuộc xây dựng kinh tế của chủ nghĩa xã hội, là điểm cơ bản trong sự nhận thức của chúng ta về chun chính vơ sản”. Xét trên phương diện phạm vi hẹp, kỷ luật lao động có ý nghĩa đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động.

Đối với doanh nghiệp, kỷ luật lao động là cơ sở pháp lý quan trọng để tổ chức, duy trì trật tự và quản lý lao động. Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động, một trong những yếu tố giúp cho việc thúc đẩy nâng cao hiệu quả công việc và năng suất chất lượng sản phẩm đó là kỷ luật lao động. Nó được xem như là một “rào chắn” hữu hiệu để ổn định các quan hệ lao động phát triển trong một trật tự nhất định. Việc tổ chức lao động, duy trì kỷ luật lao động trong phạm vi doanh nghiệp góp phần phát triển sản xuất kinh doanh và đảm bảo ổn định cho đời sống của người lao động. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại hình doanh nghiệp với quy mơ khác nhau, phương pháp quản lý khác nhau và sự cạnh tranh với màu sắc khác nhau thì việc đảm bảo trật tự của doanh nghiệp, việc tổ chức lao động trong doanh nghiệp có vị trí vơ cùng quan trọng. Nó có thể quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Đối với người sử dụng lao động, kỷ luật lao động là công cụ hữu hiệu để người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý điều hành doanh nghiệp. Trong quá trình họat động kinh doanh, người sử dụng lao động đã thực hiện các biện pháp để duy trật tự như quyền khen thưởng, xử lý kỷ luật người lao động đặc biệt là quyền ban hành nội quy lao động.

Khi thực hiện quyền năng này, người sử dụng lao động vẫn chịu sự điều chỉnh của pháp luật và sự giám sát của tổ chức cơng đồn. Điều này

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 49 - 51)