Thủ tục thi hành kỷ luật lao động

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 59 - 62)

- Phụ cấp thu hút: là chế độ áp dụng cho người lao động khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có

27 Phạm Công Trứ (CB), NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội 1999, tr

1.4.5. Thủ tục thi hành kỷ luật lao động

- Thứ nhất, về thời hiệu xử lý kỷ luật: Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng, kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm; trường hợp hành vi vi phạm liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật cơng nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng.

+ Khi hết thời gian quy định đối với người lao động nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động; người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam; người lao động đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động, nếu cịn thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động tiến hành xử lý kỷ luật lao động ngay, nếu hết thời hiệu thì được kéo dài thời hiệu để xử lý kỷ luật lao động nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

+ Khi hết thời gian quy định đối với người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản; nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu để xem xét xử lý kỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

- Thứ hai, về thủ tục xử lý kỷ luật: Trình tự thủ tục xử lý kỷ luật lao

động được tiến hành theo quy định của pháp luật lao động bao gồm các bước sau:

+ Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động bằng các chứng cứ hoặc người làm chứng.

+ Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

+ Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;

+ Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản. - Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

+ Bản tường trình của người lao động được nộp cho người sử dụng lao động.

+ Các tài liệu có liên quan như biên bản sự việc xảy ra, đơn tố cáo, chứng từ hoá đơn và các tài liệu khác (nếu có).

- Hồ sơ được bổ sung thêm trong các trường hợp sau:

+ Trường hợp người lao động bị tạm giam, tạm giữ bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm giữ, tạm giam, văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm giam, tạm giữ.

+ Trường hợp đương sự vắng mặt văn bản thông báo 3 lần. + Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng: giấy tờ được coi là có lý do chính đáng.

- Tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

+ Người sử dụng lao động hoặc người được sử dụng lao động Ủy quyền là người chủ trì.

+ Người đại diện Ban chấp hành cơng đồn cơ sở hoặc Ban chấp hành cơng đồn lâm thời trong đơn vị.

+ Đương sự (trừ trường hợp đang thi hành án tù giam).

+ Cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp nếu đương sự dưới 15 tuổi. + Người làm chứng (nếu có).

+ Người bào chữa cho đương sự (nếu có).

+ Những người khác do người sử dụng lao động quyết định (nếu có). + Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu nhân sự.

- Nội dung phiên họp gồm có:

+ Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra. Trường hợp khơng có bản tường trình của người lao động thì người chủ trì trình bày biên bản xảy ra hoặc phát hiện sự việc (ghi rõ lý do khơng có bản tường trình).

+ Người chủ trì trình bày hồ sơ xử lý kỷ luật lao động. + Người làm chứng trình bày (nếu có).

+ Người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm tương ứng với hình thức kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật được cụ thể hoá trong nội quy lao động.

+ Người đại diện Ban chấp hành cơng đồn cơ sở hoặc Ban chấp hành cơng đồn lâm thời trong đơn vị, đương sự, người bào chữa cho

đương sự (nếu có) nhận xét về nội dung mà người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm tương ứng với hình thức xử ly kỷ luật lao động đúng, sai theo quy định của pháp luật, nội quy lao động.

+ Kết luận của người chủ trì về hành vi vi phạm tương ứng với hình thức kỷ luật lao động.

+ Thông qua và ký vào biên bản.

+ Người sử dụng lao động ký quyết định kỷ luật lao động. + Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động được lưu tại đơn vị.

+ Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động phải ra quyết định bằng văn bản.

- Thứ ba, thủ tục giảm, xóa kỷ luật lao động: Điều 127 Bộ luật lao

động 2012 quy định: “Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu khơng tái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật. Trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cách chức thì sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì khơng bị coi là tái phạm. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.”

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)