BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 35)

- Phụ cấp thu hút: là chế độ áp dụng cho người lao động khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có

BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Bảo hộ lao động là một nội dung rất quan trọng của pháp luật lao động, là một biện pháp chủ yếu để cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người lao động. Với nhận thức con người là vốn quý nhất, vì con người, phát huy nhân tố con người trước hết là người lao động, Đảng và nhà nước ta ngày càng coi trọng việc bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ sức khoẻ cho người lao động. “Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động.” (Điều 56 Hiến pháp 1992)

Bảo hộ lao động là một thuật ngữ được hiểu là: “Việc phòng ngừa và ngăn chặn tai nạn lao động mà người sử dụng lao động và người lao động phải chấp hành để đảm bảo an toàn vệ sinh trong lao động sản xuất cũng như trong môi trường sống”.13

Bảo hộ lao động là hệ thống các văn bản pháp luật và các biện pháp tương ứng về tổ chức, kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khỏe và khả năng làm việc của con người trong quá trình lao động.14

Dưới góc độ pháp lý, bảo hộ lao động là tổng hợp những quy định của nhà nước về an toàn lao động và vệ sinh lao động, về chế độ và thể lệ về bảo hộ lao động nhằm phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.

Trong phạm vi luật lao động, bảo hộ lao động là những quy định đảm bảo cho người lao động có quyền làm việc trong điều kiện an tồn lao động, vệ sinh lao động; nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về bảo hộ lao động nhằm

13 Nguyễn Duy Lãm (CB), Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thơng dụng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2001, tr19 học Quốc Gia Hà Nội 2001, tr19

14 Tập bài giảng Bảo hộ lao động, Trường Cao đẳng lao động –xã hội, NXB lao động –xã hội, Hà Nội 2001, tr9 xã hội, Hà Nội 2001, tr9

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 35)