- Phụ cấp thu hút: là chế độ áp dụng cho người lao động khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có
23 Giáo trình Luật lao động, Trung tâm đào tạo từ xa, TS Nguyễn Hữu Chí, NXBCAND, Hà Nội 2003, tr
có tác động đến kỷ luật lao động làm cho kỷ luật lao động phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp nhưng nó cũng phù hợp với kỷ luật xã hội nói chung.
Đối với người lao động, kỷ luật lao động là cơ sở giúp cho người lao động thực hiện nghiêm túc các quyền và nghĩa vụ của mình. Nó vừa là căn cứ quan trọng mang tính bắt buộc vừa là công cụ mang tính khuyến khích để người lao động hoàn thành trách nhiệm của mình. Trong quá trình hội nhập quốc tế với sự phát triển vũ bão của nền khoa học cơng nghệ tiên tiến thì kỷ luật lao động có tác động rất lớn đến người lao động. Nó tạo ra cho người lao động có tác phong cơng nghiệp, tính năng động sáng tạo, chủ động trong cơng việc được giao và phát huy tính tự giác của mình. LêNin khẳng định: “Tổ chức lao động xã hội chủ nghĩa thì dựa vào và sẽ ngày càng dựa vào kỷ luật tự giác và tự nguyện của chính ngay những người lao động”.
Việc tự giác thực hiện kỷ luật lao động trong đơn vị là nhân tố quan trọng giúp cho quan hệ lao động được phát triển hài hịa, ổn định, vững bền nó sẽ làm hạn chế các vi phạm pháp luật lao động và tranh chấp lao động xảy ra, đồng thời giúp cho đòi sống của người lao động được đảm bảo.
Trong xu thế tồn cầu hố, việc duy trì và thực hiện kỷ luật lao động khơng những có ý nghĩa đối với doanh nghiệp, người sử dụng lao động và người lao động mà nó cịn có ý nghĩa trong việc phát triển nền kinh tế của một đất nước.
1.2. Trách nhiệm của người lao động đối với kỷ luật lao động
Trong quá trình thực hiện quan hệ lao động người lao động phải tuân thủ thực hiện các quy định về kỷ luật lao động bao gồm các nghĩa vụ sau:
- Chấp hành thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: Người lao động phải tuân thủ đầy đủ các quy định về thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần, thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ làm ca, thời giờ làm thêm đã được quy định trong nội quy lao động.
- Chấp hành mệnh lệnh điều hành sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động như: người lao động phải chấp hành nội quy lao động
quy định về phạm vi làm việc, đi lại; giao tiếp và những yêu cầu khác về giữ gìn trật tự chung.
- Chấp hành quy trình cơng nghệ, các quy định về nội quy an toàn lao động và vệ sinh lao động: Người lao động phải chấp hành những biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Người lao động phải tuân thủ các quy phạm, các tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động. Người lao động phải tuân thủ việc sử dụng và bảo quản trang bị phòng hộ cá nhân, vệ sinh công nghiệp tại nơi làm việc.
- Bảo vệ tài sản và bí mật cơng nghệ, kinh doanh thuộc phạm vi trách nhiệm được giao: Người lao động có trách nhiệm bảo vệ tất cả các tài sản, tài liệu, tư liệu của doanh nghiệp, tài sản được người sử dụng lao động giao cho người lao động quản lý, sử dụng.
1.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với kỷ luật lao động
Việc ban hành nội quy lao động, xử lý vi phạm kỷ luật lao động trong doanh nghiệp là thuộc chức năng, trách nhiệm điều hành sản xuất kinh doanh hợp pháp của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp vận hành bình thường và có hiệu quả.
Cơ sở pháp lý để người sử dụng lao động duy trì trật tự của doanh nghiệp và họat động sản xuất kinh doanh thông qua quá trình ban hành nội quy nhưng việc ban hành bị hạn chế bởi những giới hạn pháp lý nhất định. Một mặt nội quy đảm bảo các yếu tố về phương diện pháp lý nhất định. Một mặt nội quy đảm bảo các yếu tố về phương diện pháp lý về đạo đức một mặt nội quy phải phù hợp với điều kiện thực tế của từng doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích cho người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp. Nội quy lao động ghi nhận những quy tắc làm việc, những nội dung của kỷ luật lao động và là căn cứ pháp lý để người sử dụng lao động thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, để xây dựng được một bản nội quy hợp pháp thì cần phải tuân thủ theo các trình tự thủ tục nhất định.
- Thứ nhất, về đối tượng và phạm vi áp dụng nội quy là người sử dụng lao động và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động
trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng từ 10 lao động trở lên bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước; Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, các tổ chức, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; Đơn vị sự nghiệp họat động theo chế độ hạch toán kinh tế; Các tổ chức kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng quân đội nhân dân, cơng an nhân dân, đồn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác được phép đăng ký kinh doanh; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp; Các cơ quan, tổ chức nước ngồi, tổ chức quốc tế đóng trên lãnh thổ Việt Nam có th mướn, sử dụng lao động là cơng dân Việt Nam.
- Thứ hai, về nội dung của nội quy. Nội quy lao động của doanh nghiệp phải bao gồm những nội dung chủ yếu như: Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Trật tự tại nơi làm việc; An toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật cơng nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động; Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất. Nội dung nội quy không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác.
- Thứ ba, về thủ tục ban hành nội quy phải tuân thủ theo quy định của pháp luật lao động.
+ Trước khi ban hành nội quy lao động, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.
+ Nội quy lao động phải được đăng ký: Nội quy đăng ký tại Sở Lao động - thương binh và Xã hội. Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm: i) Văn bản đề nghị đăng ký nội quy lao động; ii) Các văn bản của người sử dụng lao động có quy định liên quan đến kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; iii) Biên bản góp ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; iv) Nội quy lao động.
+ Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao động.
+ Nội quy lao động phải được thông báo đến người lao động và những nội dung chính phải được niêm yết ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc.
1.4. Trách nhiệm kỷ luật
1.4.1. Khái niệm trách nhiệm kỷ luật
Trách nhiệm kỷ luật lao động là trách nhiệm của người lao động phải tuân theo kỷ luật lao động. Người lao động phải chịu những hình thức xử lý về kỷ luật lao động.24
Trách nhiệm kỷ luật là một loại trách nhiệm pháp lý do người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động bằng cách buộc họ phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do nhà nước quy định.25
Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý có các đặc trưng cơ bản sau:
- Thứ nhất, chủ thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động là người sử dụng lao động.
- Thứ hai, chủ thể bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật lao động là người lao động.
- Thứ ba, chỉ khi có hành vi vi phạm kỷ luật lao động và có lỗi, người sử dụng lao động mới được áp dụng trách nhiệm kỷ luật. Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động. Các hành vi vi phạm đó phải trái với quy định trong hợp đồng lao động, nội quy lao động và pháp luật lao động.
- Thứ tư, khi áp dụng trách nhiệm kỷ luật, người sử dụng lao động không được xâm hại đến các nguyên tắc xử lý kỷ luật và phải tuân thủ trình tự xử lý kỷ luật.