Nguyễn Duy Lãm (CB), Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 01, tr

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 41 - 44)

- Phụ cấp thu hút: là chế độ áp dụng cho người lao động khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có

20 Nguyễn Duy Lãm (CB), Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thông dụng, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 01, tr

thương hoặc phá hủy chức năng họat động bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể.21

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện cơng việc, nhiệm vụ lao động. (Điều 142 Bộ luật lao động 2012).

Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng cho một nghề nghiệp hoặc có liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu.22

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động. (Điều 143 Bộ luật lao động 2012).

- Tai nạn lao động có các đặc trưng cơ bản sau:

+ Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động.

+ Tai nạn lao động làm suy giảm hoặc mất khả năng lao động, gây tổn thương hoặc gây tử vong cho người lao động.

+ Tai nạn lao động xảy ra gắn với rủi ro do yếu tố khách quan hoặc chủ quan.

- Bệnh nghề nghiệp có các đặc trưng sau:

+ Bệnh nghề nghiệp phát sinh gắn với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người lao động xảy ra trong quan hệ lao động.

+ Bệnh nghề nghiệp làm suy giảm hoặc mất khả năng lao động dẫn đến suy giảm hoặc mất thu nhập của người lao động.

+ Bệnh nghề nghiệp xảy ra khi người lao động làm việc trong mơi trường, điều kiện lao động có hại.

21 Tập bài giảng Bảo hộ lao động, Trường Cao đẳng lao động –xã hội, NXB lao động –xã hội, Hà Nội 2001, tr27 xã hội, Hà Nội 2001, tr27

+ Bệnh nghề nghiệp được Nhà nước quy định trong danh mục bệnh nghề nghiệp.

Việc xác định tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là căn cứ cơ sở để bồi thường thiệt hại cho người lao động đồng thời là căn cứ để xác định đối tượng hưởng chế độ trợ cấp bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

3.2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp động và bệnh nghề nghiệp

Đối với người lao động bị tai nạn lao động, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu tại chỗ người bị tai nạn lao động, sau đó phải chuyển ngay đến cơ sở y tế; đối với người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị theo chuyên khoa, sau khi điều trị, tùy theo danh mục các loại bệnh nghề nghiệp được lập hồ sơ sức khoẻ riêng biệt.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm thanh tốn phần chi phí đồng chi trả và những chi phí khơng nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh tốn tồn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

- Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

- Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định trên.

- Tiền lương làm căn cứ tính tiền bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính bình qn của 6 tháng liền kề trước khi tai nạn lao động xảy ra hoặc trước khi được xác định bị bệnh nghề nghiệp, gồm lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). Trường hợp thời gian làm việc khơng đủ để tính tiền lương theo hợp đồng bình qn của 6 tháng liền kề, thì lấy mức tiền lương của tháng liền kề hoặc tiền lương theo hình thức trả lương tại thời điểm xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp để tính bồi thường, trợ cấp tai nạn, bệnh nghề nghiệp.

- Các mức bồi thường, trợ cấp theo quy định là tối thiểu, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện bồi thường, trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ở mức cao hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật lao động Việt Nam 2: Phần 1 - TS. Nguyễn Duy Phương và ThS. Đào Mộng Điệp (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)