Xác định hàm lượng vitami nC bằng phương pháp chuẩn độ Iod

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo kết QUẢ đề tài NCKH cấp cở sở GIÁO VIÊN năm 2018 tên đề tài đánh giá tác động của loại bao bì và nhiệt độ đến thời gian bảo quản ớt sau thu hoạch (Trang 51 - 53)

- Tính kết quả:

1.5 Xác định hàm lượng vitami nC bằng phương pháp chuẩn độ Iod

Ngun tắc:

Acid L - ascorbic có tính khử mạnh nên bị oxy hóa bởi dung dịch iod. Phần iod thừa sẽ tạo màu xanh với dung dịch hồ tinh bột. Từ lượng iod dùng chuẩn độ có thể tính được hàm lượng vitamin C có trong mẫu.

Thiết bị - dụng cụ - hóa chất:

Cối giã;

Bình tam giác; Pipet 10ml, buret;

Dung dịch iod 0,01N, hồ tinh bột 1%, dung dịch HCl 5%.

Cách tiến hành:

Cân 15 g mẫu, nghiền nhỏ, cho 5 ml dung dịch HCl 5% vào hỗn hợp rồi chuyển vào bình định mức 250 ml cùng với nước cất, khuấy đều và lọc.

Sau khi lọc xong lấy 20 ml dịch lọc có chứa vitamin C cho vào bình tam giác, thêm vào đó 5 giọt hồ tinh bột 1%, lắc nhẹ rồi chuẩn độ bằng dung dịch iod 0,01 N cho đến khi xuất hiện màu xanh.

Tính kết quả:

Hàm lượng vitamin C được tính theo cơng thức sau:

X= v×v1×0,00088×100v2×m

Trong đó:

v: số ml dung dịch iod 0,01 N dùng chuẩn độ v1: thể tích dịch mẫu thí nghiệm

v2: thể tích dịch mẫu lấy đi xác định

m: khối lượng mẫu

0,00088: số gam vitamin C tương ứng với 1 ml dung dịch iod 0,01 N

1.6.Xác định hàm lượng axit tổng số

Độ acid tông sô bao gồm các acid có thể định lượng bằng dung dịch kiềm chuẩn dựa trên phản ứng trung hịa các acid có trong mẫu. Những acid chủ yếu này là các acid hữu cơ như acid acetic, acid malic, acid citric, acid lactic... Từ lượng dịch kiềm tiêu hao, ta tính được lượng acid tổng số có trong mẫu.

Dụng cụ và hóa chất: - Bình tam giác - Cốc - Pipet - Dung dịch NaOH 0,1N Cách tiến hành:

B1: cân 15g quả, nghiền nhỏ và chuyển vào bình định mức 250 ml, thêm nước cất

đến 3/4 thể tích bình và đun cách thủy ở 70 – 800C trong vòng 30 – 45 phút, thỉnh thoảng lắc đều để hòa tan tốt hơn.

B2: làm nguội đến 200C, dùng nước cất định mức đến ngấn bình và đem lọc.

B3: thu dịch lọc vào cốc, hút 25 ml dịch lọc vào bình tam giác dung tích 100 ml và

thêm 3 giọt phenolphtalein 0,1%. Sau đó chuẩn độ bằng Natri hydroxide 0,1N đến màu hồng nhạt bền vững trong 30 giây.

Tính tốn kết quả:

Hàm lượng acid tổng số trong dịch quả tính theo mg đương lượng trên 1 lít dịch quả gam acid trên lít (g/l). Có thể tính theo acid tactric.

X=V .K .V2.100 V 1 . m Trong đó: V - thể tích natri hydroxide 0,1N, ml V1 - thể tích dung dịch đã hút để chuẩn, ml (V = 25 ml) V2 - dung tích bình định mức, ml (V = 250 ml) K - hệ số acid tương ứng (K = 0,0075) m - lượng cân mẫu, g

PHỤ LỤC 2

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo kết QUẢ đề tài NCKH cấp cở sở GIÁO VIÊN năm 2018 tên đề tài đánh giá tác động của loại bao bì và nhiệt độ đến thời gian bảo quản ớt sau thu hoạch (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w