1. Căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động
2.8. CÔNG TÁC THỐNG KÊ
2.8.1. Thống kê lao động
Thống kê nhằm xác định chính xác số lượng lao động bao gồm: lao động hiện có trong danh sách và lao động hiện có thực tế phân theo đơn vị, bộ phận, chức danh, tuổi nghề và tuổi đời….
Thống kê kết cấu lao động để xác định tỷ trọng của từng loại lao động so với tổng số lao động của toàn đơn vị. Khi thống kê kết cấu lao động có thể dựa vào các tiêu chí sau: chức năng(trực tiếp, gián tiếp), độ tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác.
Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thống kê sử dụng thời gian lao động là một trong những nội dung chủ yếu và quan trọng. Vì vậy cần phải thống kê đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu thời gian lao đông(ngày công, giờ công), đặc biệt đối với lao động trực tiếp.
Tại Bưu điện tỉnh Hải Dương, công tác thống kê lao động được giao cho phòng Tổ chức cán bộ, lao động thực hiện. Hàng quý, hàng tháng, hàng năm đều có những thống kê về số lượng lao động, cơ cấu, trình độ của người lao động tại các đơn vị. Trên cơ sở số liệu thống kê thu thập được, tiến hành nghiên cứu biến động về lao động để sử dụng lao động có hiệu quả.
2.8.2. Thống kê tài sản của đơn vị
a. Tài sản cố định
Việc thống kê tài sản nhằm thu thập đầy đủ và chính xác số lượng, kết cấu tài sản trong hoạt động kinh doanh của Bưu điện Tỉnh.
Số lượng tài sản cố định(TSCĐ) của đơn vị đã được đầu tư mua sắm xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng, đã được ghi sổ TSCĐ của đơn vị gọi là số lượng TSCĐ hiện có. Số lượng TSCĐ hiện có của Công ty được thống kê theo hai chỉ tiêu: số lương TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ; số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ
Thống kê kết cấu TSCĐ nhằm phản ánh đặc điểm trang bị kỹ thuật của các đơn vị, doanh nghiệp, bao gồm: đánh giá trình độ phát triển kỹ thuật; so sánh giữa các đơn vị, doanh nghiệp cùng loại; xác định kết cấu hợp lý; tiết kiệm vốn cố định mà vẫn đảm bảo TSCĐ đồng bộ và tối ưu.
Loại TSCĐ
TSCĐ đầu kỳ
TSCĐ tăng trong kỳ TSCĐ giảm trong kỳ TSCĐ
cuối kỳ Tổng số Nguyên nhân Tổng số Nguyên nhân
b. Tài sản lưu động
Tài sản lưu động là hình thức hiện vật của vốn lưu động được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Tỉnh.
Thống kê tài sản lưu động (TSLĐ) có ý nghĩa phản ánh quy mô đầu tư TSLĐ; tình hình TSLĐ trong các khâu sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong đó tình hình cung cấp, dự trữ vật tư đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục.
Để theo dõi, đánh giá tình hình cung cấp, sử dụng, dự trữ, thống kê đã sử dụng một số chỉ tiêu, phương pháp kiểm tra và lập bảnh theo dõi số lượng, thời điểm nhập, xuất vật tư trong kỳ
Công tác thống kê tài sản của đơn vị được giao cho phòng tài chính kế toán, thống kê thực hiện. Hàng quý, hàng năm đều có những báo cáo thống kê về tình hình sử dụng tài sản của đơn vị. Đây là căn cứ để xây dựng những kế hoạch về tài sản của đơn vị. Đồng thời qua đó có những phương án sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất.
2.9. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH2.9.1. Nội dung phân tích 2.9.1. Nội dung phân tích
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh của đơn vị trong từng thời kỳ là một công việc hết sức quan trọng. Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong thời kỳ. Vì vậy đơn vị cần tiến hành đánh giá, phân tích để tìm ra nguyên nhân tác động, tình hình hoàn thành lần lượt các chỉ tiêu phán ánh kết quả kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích điều kiện hoạt động kinh doanh:
Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì Bưu điện Tỉnh phải có những điều kiện nhất định và cần đề ra những mục tiêu phù hợp với tình hình của mình trên cơ sở phân tích tình hình sử dụng lao động(số lượng, kết cấu, sử dụng thời gian lao động, năng suất lao động), tình hình sử dụng tài sản(TSCĐ, vật tư), chí phí hoạt động kinh doanh.
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bao gồm 2 loại là hiệu quả tổng hợp và hiệu quả chi tiết.
- Xét theo tính chất
• Chỉ tiêu số lượng: phản ánh quy mô kết quả (số lượng, doanh thu), quy mô
về điều kiện.
• Chỉ tiêu chất lượng: phản ánh hiệu suất hoạt động kinh doanh (giá thành, lợi nhuận) giữa các chỉ tiêu số lượng và chất lượng có mối quan hệ mật thiết. Trong mối liên hệ đó phải lấy chỉ tiêu chất lượng quyết định chỉ tiêu số lượng.
- Xét theo phương pháp tính toán
• Chỉ tiêu tuyệt đối: chủ yếu được sử dụng để phân tích quy mô kết quả hoạt
động kinh doanh tại 1 thời gian hoạt động kinh doanh.
• Chỉ tiêu tương đối: là chỉ tiêu được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa
các bộ phận. Xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
• Chỉ tiêu bình quân : dạng đặc biệt cỉa chỉ tiêu tuyệt đối, để phản ánh trình độ phổ biến của hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra còn có chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu cá biệt.
2.9.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp loại trừ:
+ phương pháp thay thế liên hoàn + phương pháp số chênh lệch + phương pháp số gia tương đối + phương pháp điều chỉnh + phương pháp hệ số tỷ lệ + phương pháp chỉ số
- Phương pháp tương quan hồi quy
+ tương quan đơn( tuyến tính, phi tuyến tính) + tương quan bội
- Phương pháp liên hệ + liên hệ cân đối + liên hệ trực tuyến
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG
Sau khi chia tách Bưu chính viễn thông tại địa bàn tỉnh, Ban lãnh đạo Bưu điện tỉnh Hải Dương đã nhanh chóng chỉ đạo từng bước ổn định sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý. Thống kê lại toàn bộ lao động, tài sản hiện có tại đơn vị, tình hình sử dụng tài sản, tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó xây dựng phương án kinh doanh thích hợp, sử dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có. Tính đến tháng 6 năm 2008, nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hải Dương đã đi vào ổn định. Bưu điện tỉnh đã xây dựng các kế hoạch đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Tổng công ty giao phó, phát huy được các mặt thuận lợi về điều kiện địa lý, môi trường kinh doanh, tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có tại đơn vị… Từng công tác cụ thể của Bưu điện tỉnh Hải Dương được phối hợp thực hiện một cách hợp lý, mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.1. Về công tác kế hoạch
Công tác kế hoạch của Bưu điện Hải Dương được tổ chức thực hiện trên tinh thần chỉ đạo của Ban Kế hoạch Tổng công ty. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Tổng công ty giao cho đơn vị.
Các căn cứ để lập kế hoạch phù hợp với phương pháp lập đã được lựa chọn, quy trình lập kế hoạch hợp lý. Kế hoạch cuối cùng được duyệt đã trải qua từng bước xác định để đi đến lựa chọn lên kế hoạch đặt ra có thể hoàn thành được.
Tuy nhiên, một số chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng căn cứ vào dự báo nhu cầu của khách hàng mà công tác dự báo của đơn vị chưa thực cao, hơn nữa nhu cầu của khách hàng luôn luôn biến động dẫn đến có chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là không phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, kế hoạch doanh thu dịch vụ bưu chính thường xuyên đặt ra vượt quá chỉ tiêu bởi dịch vụ này bị dịch vụ viễn thông cạnh tranh mạnh, khách hàng ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ viễn thông hơn do sự tiện lợi và nhanh chóng của nó.
Các kế hoạch được lập ra tại Bưu điện tỉnh, sau đó Bưu điện tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể từng đơn vị cơ sở để giao cho các đơn vị. Đơn vị nào hoàn thành kế hoạch hay vượt kế hoạch sẽ được khen thưởng. Điều này là động lực để các đơn vị thực hiện kế hoạch nhưng lại dễ dẫn đến tình trạng các đơn vị bằng mọi cách phải hoàn thành kế hoạch đặt ra, nên phản ánh chưa thật chính xác. Để khắc phục tình trạng đó, Bưu điện tỉnh nên hướng dẫn, giao cho các đơn vị lập kế hoạch sơ bộ sau đó trình lên Bưu điện tỉnh để xem xét, cân đối lại cho phù hợp.
3.2. Về công tác tài chính - kế toán
Công tác tài chính kế toán được thực hiện dựa trên quy chế tài chínhTổng công ty giao cho đơn vị, các hướng dẫn về cách hạch toán, phương pháp kế toán, hệ thống tài khoản kế toán của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông áp dụng trên cơ sở quy định của Bộ tài chính.
Tại Bưu điện tỉnh Hải Dương, công tác tài chính được thực hiện trên cơ sở phân cấp tài chính của Tổng công ty giao cho đơn vị và căn cứ vào tình hình tại các đơn vị cơ sở phân cấp tài chính xuống cho các đơn vị này. Như vậy sẽ đảm bảo quản lý và sử dụng tài sản của đơn vị hiệu quả, tiết kiệm.
Bộ máy kế toán tại đơn vị có mở kế toán đến các Bưu điện huyện và các Đài viễn thông. Các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc Bưu điện tỉnh, chỉ tổng hợp doanh thu, chi phí lên tỉnh không phải trích khấu hao và xác định kết quả kinh doanh. Bưu điện tỉnh tập hợp tất cả các số liệu phát sinh tại tỉnh, tại các đơn vị trực thuộc từ đó hạch toán xác định kết quả kinh doanh.
Công tác kế toán tại Bưu điện Hải Dương đã sử dụng chương trình kế toán máy do Công ty VDC lập trình, các máy tính tại đơn vị cơ sở đã có đường truyền tốc độ cao lên máy chủ tại tỉnh. Việc áp dụng kế toán máy giúp cho công tác kế toán được thuận tiện, sổ sách kế toán đơn giản, việc quản lý, cập nhật số liệu tại các đơn vị cơ sở sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều so với kế toán thủ công.
Tuy nhiên, công tác kế toán chưa được áp dụng toàn bộ bằng chương trình kế toán máy, Kế toán tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản vẫn đang thực hiện thủ công. Hơn nữa khối lượng tài sản cố định nhiều lại được tập trung theo dõi và trích khấu hao tại tỉnh dẫn đến khối lượng công việc quá lớn cho 1 kế toán. Bưu điện tỉnh nên có kiến nghị với Tổng công ty cho thực hiện việc trích khấu hao các tài sản cố định tại các đơn vị trực thuộc đối với những tài sản cố định được quản lý tại đó để giảm tải khối lượng công việc tập trung nhiều ở một nơi đồng thời sẽ sử dụng tài sản cố định hiệu quả hơn tránh tình
trạng tài sản cần thanh lý mà chưa thanh lý. Đơn vị cũng cần hoàn thiện hệ thống kế toán máy.
3.3. Về công tác tổ chức nhân sự
Công tác tổ chức nhân sự cũng được thực hiện trên tinh thần chỉ đạo của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam.
Công tác tổ chức nhân sự do phòng Tổ chức cán bộ lao động thực hiện. Các nhiệm vụ chính: Tổ chức tuyển dụng và đào tạo lao động, xây dựng hệ thống định mức cho lao động, sử dụng lao động.
Căn cứ vào nhu cầu lao động tại các đơn vị, thực tế lao động hiện có của Bưu điện tỉnh để lập kế hoạch tuyển dụng lao động trình Tổng công ty duyệt. Trên kế hoạch được duyệt tổ chức thi tuyển dụng lao động vào làm viêc. Công tác tuyển dụng lao động Bưu điện tỉnh Hải Dương áp dụng hình thức thi tuyển rộng rãi, công khai nên công tác tuyển dụng đầu vào đem lại chất lượng cao.
Để sử dụng lao động hiệu quả, Bưu điện Hải Dương trên cơ sở hướng dẫn xây dựng định mức của Tổng công ty đã xây dựng định mức lao động giao cho người lao động. Do đặc thù của ngành bưu điện có mạng lưới rộng khắp, tải trọng không đồng đều dẫn đến hay có sự điều động lao động giữa các bưu cục nên hiện nay Bưu điện Hải Dương chưa thể xây dựng định mức lao động đến các bưu cục cấp III.
Để gắn bó người lao động với đơn vị, tái tạo sức lao động cho người lao động, cũng như các doanh nghiệp khác. Bưu điện Hải Dương tổ chức trả lương, khen thưởng động viên kịp thời người lao động, có các chế độ đãi ngộ, khuyến khích người lao động.
3.4. Về công tác Marketinga/ Ưu điểm a/ Ưu điểm
Có thể thấy công tác marketing tại Bưu điện tỉnh Hải Dương đã được quan tâm và đang dần hoàn thiện.
• Hoạt động tuyên truyền quảng cáo: Công tác quảng cáo, khuyến mại không ngừng được đẩy mạnh rộng khắp nhằm tuyên truyền, giới thiệu các thông tin về sản phẩm dịch vụ mới, được thực hiện thông qua nhiều hình thức nhằm tiện lợi cho mọi đối tượng khách hàng có thể tiếp cận (như là thông qua các phương tiện đại chúng, tổ chức sự kiện…)
• Chăm sóc khách hàng. Tầm quan trọng của công tác chăm sóc khách hàng ngày
càng được đội ngũ CBCNV nhận thức rõ và có những chính sách về công tác chăm sóc khách hàng đi vào định kỳ, thường xuyên. Công tác chăm sóc khách hàng chỉ rõ khách hàng là mục tiêu để phục vụ ngày càng có vị trí quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện. Đã có những chuyển biến lớn trong nhận thức về khách hàng, đang
dần từng bước hoàn thiện, mới đây công tác chăm sóc khách hàng mới chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ và phạm vi hẹp (đó là công tác như là tổ chức hội nghị, tặng quà cho khách hàng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng…)
b/ Những tồn tại.
Bên cạnh những thành tựu đạt được thì còn không ít những khó khăn, những bất cập chưa thực hiện tốt.
• Hoạt động Marketing được tiến hành rời rạc, thiếu sự đồng nhất, đồng bộ, công tác nghiên cứu thị trường, quanr lý và chăm sóc khách hàng mới chỉ ở phạm vi hẹp.
• Chất lượng phục vụ còn chưa tốt, đặc biết là việc tính cước dịch vụ còn nhiều hiểu lầm gây thắc mắc cho khách hàng.
• Hệ thống thu thập và phân tích thị trường, về nhu cầu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh vẫn chung chung, chưa đưa ra thành hoạt động chính thức, chưa xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chính thức, mặt khác Bưu điện tỉnh Hải Dương chưa có cơ sở dữ liệu về khách hàng, do đó việc quản lí, theo dõi khách hàng còn gặp phải khó khăn nhất định.
• Lực lượng cán bộ cho công tác Marketing còn thiếu, làm việc phân tán rộng, sự kiêm nhiệm trong công tác làm cho hiẹu quả hoạt động còn chưa cao.
• Công tác tuyển chọn đội ngũ làm Marketing, bán hàng còn chưa có đặt ra tiêu
chuẩn.
• Tỷ lệ chiết khấu hoa hồng cho các đại lý còn thấp, công tác xây dựng kênh phân phối còn hạn chế, chưa có chính sách thu hút đại lí, kiốt tham gia nhiêu.
• Công tác giải quyết khiếu nại vẫn còn một số khó khăn.
• Hoạt động quảng cáo, khuyến mại tuy có nhiều chú ý nhưng vẫn không tránh khỏi hạn chế (đó là đơn điệu, thiếu ấn tượng…)
• Do đó một số hạn chế đã làm cho công tác Marketing của Bưu điện tỉnh Hải Dương chưa phát huy hết hiểu quả của đầu tư.
c/ Những nguyên nhân chủ yếu.
Có những tồn tại trên là do nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động tới hoạt