CÔNG TÁC NHÂN SỰ

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại bưu điện tỉnh hải dương (Trang 36 - 71)

2.4.1. Công tác tuyển dụng lao động

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động

Bưu điện tỉnh Hải Dương dựa vào một số căn cứ chính sau: - Nhu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị

- Trình độ của người lao động

- Số lao động giảm đi trong năm kế hoạch (do nghỉ hưu, sa thải,…)

- Số lao động tăng thêm trong năm kế hoạch (dựa trên định mức lao động). - Chỉ tiêu lao động cho năm tới.

2. Quá trình lập và duyệt kế hoạch tuyển dụng lao động

a/Xây dựng kế hoạch tuyển dụng

Vào tháng 11 hàng năm, Bưu điện tỉnh Hải Dương căn cứ hướng dẫn xây dựng kế hoạch của Tổng Công ty để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, bao gồm cả kế hoạch về nhân lực của Bưu điện.

Nội dung của kế hoạch nhân lực bao gồm: - Tính toán định biên lao động:

Lđb = Lcn + Lpv + Lql + Lbs Trong đó: Lđb : Lao động định biên Lcn : Lao động công nghệ

Lql : Lao động quản lý Lbs : Lao động bổ sung

- Xác định lao động tăng thêm trong năm kế hoạch - Xác định lao động giảm đi trong năm kế hoạch - Xác định lao động bình quân năm kế hoạch.

b/ Trình Tổng công ty phê duyệt kế hoạch tuyển dụng nhân lực c/ Thực hiện kế hoạch

Tuỳ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể mà đơn vị có thể thực hiện đúng theo kế hoạch hoặc có chênh lệch so với kế hoạch. Khi có chênh lệch so với kế hoạch thì đơn vị phải báo cáo giải trình rõ về sự chênh lệch đó.

d/ Kiểm tra và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch

Cuối năm kế hoạch, Bưu điện tỉnh lập báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch nhân lực tại đơn vị. Trong báo cáo có nêu rõ những ưu điểm và nhược điểm còn tồn tại trong công tác quản trị nguồn nhân lực, đề ra những biện pháp khắc phục cụ thể.

3. Hình thức tuyển dụng

Trước năm 2002, Bưu điện tỉnh Hải Dương áp dụng hình thức xét tuyển lao động từ nguồn nội bộ. Theo đó, con em các cán bộ công nhân viên đang làm việc tại Bưu điện có nhu cầu làm việc tại đơn vị sẽ dự tuyển.

Từ năm 2002 đến nay do yêu cầu trình độ lao động tăng cao, Bưu điện tỉnh Hải Dương đã xoá bỏ hình thức xét tuyển từ nguồn nội bộ và chuyển sang hình thức thi tuyển rộng rãi từ nguồn bên ngoài.

4. Quy trình tuyển dụng

Phòng Tổ chức cán bộ lao động lập kế hoạch tuyển dụng hàng năm, đi kèm với kế hoạch nhân lực của đơn vị. Kế hoạch tuyển dụng có phân chia cụ thể các trình độ từ trung cấp đến đại học, và thực hiện tuyển dụng theo số lượng Tổng công ty đã phê duyệt.

- Nhận hồ sơ dự tuyển của thí sinh.

- Thi viết với 3 môn bắt buộc là ngoại ngữ, tin học và chuyên môn. - Phỏng vấn trực tiếp để đánh giá năng lực của thí sinh.

- Tiến hành kiểm tra sức khoẻ đối với những thí sinh đã trúng tuyển.

- Hội đồng tuyển dụng lập danh sách thí sinh trúng tuyển trình Giám đốc Bưu điện tỉnh. - Ký hợp đồng thử việc đối với các thí sinh đã trúng tuyển.

+ Nếu thử việc đạt, BĐT ký hợp đồng lao động dài hạn.

+ Nếu thử việc không đạt, BĐT không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động ngắn hạn.

2.4.2. Tình hình tuyển dụng lao động năm 2008

Sau khi chia tách Bưu chính – Viễn Thông tại Bưu điện tỉnh Hải Dương số lượng lao động hiện đang dư thừa. Vì vậy trong năm 2008, Bưu điện tỉnh không có kế hoạch tuyển dụng.

2.4.3. Đào tạo lao động

a/ Các hình thức đào tạo

Do yêu cầu của công tác quản lý và phát triển sản xuất kinh doanh tại đơn vị, hàng năm Bưu điện tỉnh Hải Dương cử nhiều lượt người đi đào tạo ngắn hạn và dài hạn, phù hợp với từng chức danh công việc khác nhau.

- Đối với lao động quản lý:

Nhiều lượt cán bộ được đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng với các cấp đào tạo khác nhau như Cao học, Đại học, Cao đẳng, các khoá bồi dưỡng ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ… tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài đơn vị.

- Đối với lao động công nghệ:

Do sự đầu tư, đổi mới về công nghệ và máy tính, đổi mới về quy trình khai thác vận chuyển, đơn vị đã nghiên cứu và tổ chức các lớp đào tạo tại chỗ cho các công nhân kỹ thuật và lượt người được đào tạo hàng năm là khoảng 200 người.

Các khoá học ngắn hạn về công tác chăm sóc khách hàng, giao tiếp và ứng xử… được mở cho các giao dịch viên, nhân viên tiếp thị… nhằm nâng cao kỹ năng bán hàng, tiếp thu kiến thức, nhận biết về các sản phẩm mới.

b/ Quy trình thực hiện công tác đào tạo

Công tác đào tạo được thực hiện theo quy chế cử người đi đào tạo của Bưu điện Tỉnh. Quy trình thực hiện công tác đào tạo của Bưu điện tỉnh Hải Dương như sau:

- Xác định nhu cầu đào tạo:

Căn cứ vào yêu cầu phát triển nhân lực, Bưu điện tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo dài hạn và kế hoạch đào tạo hàng năm, trong đó xác định rõ nhu cầu đào tạo cho từng lĩnh vực cụ thể.

Hàng năm Bưu điện tỉnh có kế hoạch đào tạo trình độ trên đại học, đại học, cao đẳng và trung cấp, đảm bảo:

+ Tập trung đào tạo bồi dưỡng CBCNV ở những khâu trọng yếu, những chức danh cần thiết phục vụ cho sản xuất, công tác quản lý và quy hoạch cán bộ.

+ Ưu tiên cho công nhân viên chức có thành tích lao động sản xuất và công tác, có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực phục vụ sự nghiệp lâu dài của ngành Bưu điện.

+ Được đơn vị trực tiếp quản lý giới thiệu.

2.4.4. Tổ chức lao động

1. Phân công lao động

Hiện nay, Bưu điện tỉnh chỉ áp dụng hình thức phân công lao động theo chức năng: - Nhóm lao động quản lý bao gồm: Lãnh đạo Bưu điện tỉnh; Giám đốc, phó giám đốc các Bưu điện huyện; trưởng, phó phòng tại văn phòng Bưu điện tỉnh; trưởng, phó trưởng cán bộ chuyên trách Đảng, đoàn thể; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ.

- Nhóm lao động sản xuất chính bao gồm: Giao dịch viên, công nhân khai thác, công nhân vận chuyển,…

- Nhóm lao động sản xuất phụ bao gồm: Nhân viên cung ứng vật tư, thủ kho, công nhân sửa chữa, kĩ thuật viên vận hành máy nổ, điều hành viên, nhân viên bảo vệ, bưu tá,…

2. Hiệp tác lao động

Hiệp tác lao động tại Bưu điện tỉnh Hải Dương được thể hiện ở việc bố trí thời gian làm việc, ca kíp cho hợp lý để đảm bảo sản xuất kinh doanh.

a/ Thời giờ làm việc hàng ngày trong điều kiện lao động bình thường:

Thời giờ làm việc của các viên chức quản lý, hành chính, chức danh sản xuất kinh doanh làm việc trong điều kiện bình thường là 40giờ/tuần, chia theo hai khối:

- Khối làm việc theo giờ hành chính:

Người lao động làm việc ở khối quản lý, khi có yêu cầu vẫn phải làm việc theo ca sản xuất do trưởng các đơn vị bố trí.

- Khối làm việc theo ca sản xuất:

+ Người lao động tham gia trực tiếp trong dây truyền sản xuất bưu chính viễn thông, kể cả các chức danh: Kiểm soát viên doanh thác, kiểm soát viên kỹ thuật, điều hành thông tin, vận hành, xử lý, đều phải làm việc theo chế độ ca sản xuất.

+ Quy định ca làm việc theo nguyên tắc giờ nhiều việc nhiều người, giờ ít việc ít người. Tuỳ theo đặc điểm của từng tổ sản xuất để quy định số ca, giờ bắt đầu, giờ kết thúc của

mỗi ca, chế độ đảo ca.

+ Ca đêm chỉ áp dụng ở những nơi có nhiệm vụ đảm bảo thông tin 24/24 giờ và khối lượng công việc nhiều.

+ Những nơi có khối lượng công việc ít (hoặc không có) thì áp dụng chế độ thường trực, công nhân làm việc ở những nơi này có nhiệm vụ luân phiên thường trực, thời gian làm nhiệm vụ thường trực được hưởng thù lao theo quy định của Bưu điện tỉnh.

b/ Thời giờ làm thêm:

- Các đơn vị sản xuất trong Bưu điện tỉnh được tổ chức làm thêm giờ trong trường hợp đột xuất, khi khối lượng dịch vụ tăng nhanh ngoài kế hoạch, hoặc thiếu lao động theo định biên sau khi đã thoả thuận với công nhân, đơn vị báo cáo về Bưu điện tỉnh.

- Thời gian làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc.

- Trường hợp phải đối phó hoặc khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch hoạ… Giám đốc có quyền huy động làm thêm giờ vượt qua số giờ làm thêm nêu trên và được trả lương theo chế độ.

c/ Thời giờ nghỉ ngơi giữa ca:

- Người công nhân làm việc liên tục 8 giờ liền trong điều kiện bình thường thì được nghỉ giữa ca, tính vào giờ làm việc như sau:

+ Nghỉ 45 phút khi làm ca đêm + Nghỉ 30 phút khi làm các ca khác.

- Đối với những người làm việc tại các dây chuyền sản xuất hoạt động liên tục cả 24 giờ trong ngày, phải bố trí luân phiên nghỉ giữa ca, không được để dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động

d/ Nghỉ hàng tuần:

Mỗi tuần CBCNV được nghỉ ngày thứ 7 và chủ nhật quy định như sau: - Đối với khối làm việc theo giờ hành chính nghỉ vào ngày thứ 7 và chủ nhật. - Đối với khối làm việc theo ca:

+ Người công nhân được bố trí nghỉ luân phiên

+ Trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần, người công nhân được bố trí nghỉ bình quân 8 ngày trong một tháng

e/ Nghỉ hàng năm:

- Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, chuyên viên trực tuyến, khi có nhu cầu nghỉ phép hàng năm phải có đơn gửi Giám đốc và chỉ nghỉ khi được chấp thuận.

- Chế độ nghỉ phép hàng năm được thực hiện theo nguyên tắc: Phép năm nào nghỉ dứt điểm trong năm đó. Trường hợp đặc biệt phải được Giám đốc Bưu điện tỉnh đồng ý.

- CBCNV nào không có nhu cầu nghỉ phép, hoặc không có nhu cầu nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo tiêu chuẩn thì không được trả thêm lương cho những ngày nghỉ phép không nghỉ đó.

2.4.5. Định mức lao động

Định mức lao động là căn cứ quan trọng để tính toán số lượng lao động biến động trong năm kế hoạch. Là căn cứ để bố trí sắp xếp lao động khoa học hợp lý theo yêu cầu về trình độ, chuyên môn nghiệp vụ phục vụ theo kế hoạch hàng năm của Bưu điện tỉnh.

Định mức được xây dựng cho từng loại lao động, cụ thể như sau:

- Lao động quản lý: Định mức lao động được xây dựng dựa trên khối lượng công việc thực tế.

- Lao động phục vụ, phụ trợ: Định mức lao động được xây dựng phụ thuộc vào định mức của lao động quản lý.

- Lao động công nghệ: Định mức lao động được xây dựng trên cơ sở khối lượng sản phẩm sản xuất được và định mức lao động do Tổng Công ty ban hành.

Hiện tại, Bưu điện Hải Dương đã giao định mức lao động tới từng đơn vị trực thuộc, cơ sở nhưng chưa thể giao định mức cho các bưu cục cấp III vì số lượng lao động ở đó không ổn định, thường xuyên điều chuyển giữa các bưu cục với nhau.

2.4.6. Đánh giá thực hiện công việc của người lao động

Bưu điện tỉnh Hải Dương có các loại đánh giá thực hiện công việc như sau: - Đánh giá kết quả thử việc, học nghề để xem xét tuyển dụng lao động.

- Kiểm điểm đánh giá kết quả công tác cá nhân trong thời gian thực hiện hợp đồng thời vụ, hợp đồng dài hạn để giao kết hợp đồng lao động mới.

- Báo cáo mức độ hoàn thành công tác cá nhân và đơn vị hàng tháng để họp xét chất lượng công tác hàng tháng phục vụ cho công tác phân phối tiền lương.

- Nhận xét đánh giá cán bộ phục vụ công tác quy hoạch cán bộ, bổ nhiệm cán bộ, điều động luân chuyển cán bộ, thi đua khen thưởng, xét nâng bậc lương.

2.4.7. Trả lương và đãi ngộ lao động

1. Trả lương

Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của công nhân viên chức Bưu điện. Trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng làm lành mạnh đội ngũ lao động, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc của từng người.

Hiện nay, Bưu điện tỉnh đã xây dựng “Quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân của Bưu điện tỉnh Hải Dương”

a/ Phương thức phân phối tiền lương:

- Bưu điện tỉnh căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh và đơn giá tiền lương của Tổng công ty, Bưu điện tỉnh Hải Dương giao đơn giá tiền lương cho các đơn vị trực thuộc theo các yếu tố sau:

+ Tiền lương chính sách theo quy định chung của Nhà nước. + Doanh thu

+ Sản lượng sản phẩm chủ yếu + Năng suất lao động

- Quỹ tiền lương kế hoạch của Bưu điện tỉnh được hình thành cụ thể như sau: + Trích lập quỹ dự phòng từ 3 - 5% quỹ tiền lương kế hoạch

+ Trích 3% quỹ tiền lương kế hoạch để xét thưởng khuyến khích hàng quý theo năng suất chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tập thể.

+ Trích 2% quỹ tiền lương kế hoạch để khuyến khích, thu hút người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi.

+ Quỹ tiền lương còn lại để phân phối cho tập thể và cá nhân: Bưu điện tỉnh giao khoán tiền lương cho tập thể, tập thể phân phối, trả lương cho cá nhân.

- Các nguồn quỹ trích lập trên tập trung tại Bưu điện tỉnh còn các Bưu điện huyện không hình thành quỹ lương dự phòng; nguồn dự phòng phải được phân phối hết cho tập thể và cá nhân trước khi quyết toán tài chính năm.

b/ Phân phối tiền lương cho tập thể:

kinh doanh là các đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh. Phân phối quỹ tiền lương cho tập thể:

V = Vcs + Vk

Trong đó: V : Quỹ tiền lương phân phối cho tập thể

Vcs : Quỹ tiền lương chính sách của tập thể

Vk : Quỹ tiền lương khoán

c/ Phân phối tiền lương cho cá nhân:

Tiền lương phân phối cho cá nhân gồm 2 phần:

- Tiền lương chính sách: Phân phối theo lương cấp bậc, các khoản phụ cấp lương theo quy định chung của Nhà nước.

- Tiền lương khoán: Phân phối theo kết quả sản xuất kinh doanh và mức độ phức tạp công việc của từng người.

Ltl = Lcs + Lk

Trong đó Ltl : Tiền lương của cán bộ công nhân viên hàng tháng Lcs : Lương chính sách theo chế độ và ngày công

Lk : Lương khoán theo mức độ phức tạp, hiệu quả công việc và ngày công thực tế

2. Đãi ngộ lao động

a/ Chế độ bảo hiểm

Đơn vị thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội: Chế độ trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.

Bảo hiểm xã hội được đóng hàng tháng, do người lao động và người sử dụng lao động đóng. Đơn vị đóng bằng 15% tổng quỹ tiền lương, trong đó 10% để thực hiện chế độ hưu

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại bưu điện tỉnh hải dương (Trang 36 - 71)