1. Căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động
2.7. TỔ CHỨC SXKD TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG
2.7.1. Mạng lưới Bưu chính – Phát hành báo chí.
Tổ chức mạng Bưu chính – Phát hành báo chí
Bưu điện tỉnh Hải Dương hiện có 1 bưu cục cấp I đặt tại Thành phố Hải Dương, 11 bưu cục cấp II đặt tại 11 huyện và 35 bưu cục cấp III. Bên cạnh đó, Bưu điện tỉnh còn có 187 điểm BĐ-VHX và 55 đại lý Bưu điện đa dịch vụ, 3 ki ốt . Đây là những mắt xích quan trọng cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Hải Dương.
a/ Mạng vận chuyển.
* Mạng vận chuyển cấp 1: Mạng vận chuyển cấp 1 mỗi ngày có 02 chuyến thư từ Hà Nội – Hải Dương và ngược lại.
* Mạng vận chuyển cấp 2: Mạng vận chuyển cấp 2 gồm 04 tuyến đường thư được sử dụng xe chuyên ngành để vận chuyển, xuất phát từ các huyện về Trung tâm tỉnh và một số bưu cục 3 trong tỉnh, gồm các tuyến:
- Tuyến đường thư Ninh Giang – Gia Lộc – Hải Dương: Trao đổi túi gói với các Bưu cục Gia Lộc, Cầu Ràm, Ninh Giang.
- Tuyến đường thư Thanh Miện – Hải Dương.
- Tuyến đường thư Tứ Kỳ – Hải Dương.
- Tuyến đường thư Thanh Hà - Hải Dương.
Còn lại, một số bưu cục trực thuộc Bưu điện tỉnh được móc nối với mạng đường thư cấp 1 gồm có: Bình Giang, Cẩm Giàng, Nam Sách, Chí Linh, Kim Thành, Kinh Môn đảm bảo lưu thoát hết khối lượng và khớp hành trình đường thư.
b/ Các dịch vụ Bưu chính được khai thác:
- Tại trung tâm tỉnh: Ngoài các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông công cộng truyền thống, Bưu điện tỉnh đã tiến hành tổ chức khai thác các dịch vụ mới như: Chuyển tiền nhanh, Tiết kiệm Bưu điện, Phát hàng thu tiền (COD), Bưu chính uỷ thác, Phát trong ngày, EMS – EMS thoả thuận, Khai giá, Bưu phẩm không địa chỉ, Điện hoa, quà tặng, Bảo hiểm nhân thọ Bưu chính …
- Tại các Bưu điện huyện tổ chức khai thác các dịch vụ Bưu chính Viễn thông truyền thống và một số loại hình dịch vụ mới như: EMS – EMS thoả thuận, Điện hoa, Chuyển tiền nhanh, Bưu chính uỷ thác, Tiết kiệm bưu điện, COD, khai giá.
- Tại các điểm BĐ-VHX, đại lý khai thác tất cả các dịch vụ truyền thống (dịch vụ chuyển tiền có 103 điểm phát hành và 65 điểm trả tiền, mỗi ngân phiếu phát hành tới 10 triệu đồng và trả tới 5 triệu đồng).
c/ Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
- Mạng đường thư nội tỉnh được nâng tần suất lên 2 chuyến/ ngày đảm bảo lưu thoát hết khối lượng trong ngày.
- Tất cả các tuyến đều được vận chuyển bằng xe chuyên ngành, không sử dụng phương tiện xã hội nên các tuyến đường thư báo đảm bảo đúng hành trình, đạt chỉ tiêu thời gian và chất lượng vận chuyển.
- Khai thác có hiệu quả mạng tin học quản lý bằng máy tính đối với các dịch vụ: Tiết kiệm bưu điện, Chuyển tiền nhanh, EMS, Phát hành báo chí … làm tăng đáng kể năng lực của mạng lưới bưu chính. Các dịch vụ Bưu chính hoạt động ổn định, đạt tỷ lệ phát triển khá cao qua các năm.
- Các dịch vụ được mở tại các điểm BĐ-VHX đều đảm bảo chất lượng tốt, nhất là dịch vụ nhận và trả Thư chuyển tiền, Bưu kiện. Doanh thu tại các điểm BĐ-VHX tăng đều.
- Về công tác Phát hành báo chí: Luôn bám sát chỉ đạo của Tổng công ty, thực hiện nghiêm túc chỉ thị số 11 của Chính phủ và chỉ thị số 34 của Tỉnh uỷ Hải Dương về công
tác phát hành báo chí trên địa bàn. Phát động các điểm Bưu điện văn hoá xã nhận bán báo lẻ, đổi mới phong cách phục vụ, tăng cường công tác tiếp thị, dần ổn định và giữ vững thị phần, lấy lại khách hàng truyền thống, đảm bảo vượt mức kế hoạch Tổng công ty giao.
Nhược điểm
- Các điểm phục vụ mới chỉ cho khai thác được các dịch vụ Bưu chính phổ cập theo ngành quy định, chưa có đề xuất và cũng chưa mạnh dạn cho khai thác các dịch vụ mới.
- Chưa có biện pháp tập huấn và hướng dẫn nghiệp vụ cho công nhân ở các điểm giao dịch sử dụng và khai thác các dịch vụ mới để hướng dẫn cho khách hàng sử dụng, hoặc chưa có biện pháp tuyên truyền, quảng cáo với người sử dụng về các dịch vụ mới khi được mở khai thác trên địa bàn mình quản lý.
- Việc tổ chức mạng lưới và tổ chức khai thác các dịch vụ Bưu điện ở các điểm phục vụ mới chỉ quan tâm đến việc thuận tiện cho người sử dụng, chưa thực sự quan tâm tới năng suất lao động và hiệu quản kinh doanh các dịch vụ.
- Các bưu cục 3 có doanh thu thấp chưa kịp thời trình lãnh đạo cho chuyển đổi hình thức kinh doanh, chưa năng động khai thác thị trường của từng khu vực để mở rộng mạng lưới Đại lý đa dịch vụ và tổ chức bán các loại sản phẩm khác.
2.7.2. Tính tối ưu của mạng Bưu chính
Mạng lưới Bưu chính được trải khắp địa bàn từ trung tâm tỉnh đến các huyện, các xã. Vì vậy đã đáp ứng được nhu cầu thông tin của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Đối với Bưu điện tỉnh Hải Dương nhiệm vụ phục vụ chính trị luôn được chú trọng song song với công tác phát triển kinh doanh. Mô hình đại lý được chú trọng phát triển trên địa bàn Thị xã, thị trấn, mô hình điểm Bưu điện – Văn hoá xã được phát triển rộng khắp đến các xã vùng sâu, vùng xa trên địa bàn. Những bưu cục có doanh thu thấp chuyển sang kiốt Bưu điện, hoặc Đại lý, điểm Bưu điện Văn hoá xã. Chuyển những kiốt, đại lý, điểm Bưu điện Văn hoá xã có doanh thu cao, ổn định và phát triển thành bưu cục 3.
Cải tạo, nâng cấp các địa điểm phù hợp, đưa dần các dịch vụ truyền thống xuống các điểm Bưu điện văn hoá xã, trang bị mạng Internet cho một số điểm BĐ-VHX theo chủ trương “đưa Internet xuống nông thôn”, phát triển các Đại lý bưu điện đa dịch vụ... nhằm mục đích rút ngắn bán kính phục vụ, tạo việc làm cho lao động của địa phương, giảm được chi phí khai thác mạng.
Mạng lưới Bưu chính được tổ chức và hoạt động theo các qui định của Pháp lệnh Bưu chính. Các thể lệ, quy trình khai thác, định mức, thời gian biểu hành trình đường thư đảm bảo được tính thống nhất, đồng bộ. Các mạng đường thư được tổ chức hợp lý với hành
trình ngắn nhất, do đó đã rút ngắn được các chỉ tiêu nhận, phát bưu gửi, chỉ tiêu toàn trình; nâng cao chất lượng phục vụ và là đòn bẩy đạt được mục tiêu về kinh doanh của đơn vị.
2.8. CÔNG TÁC THỐNG KÊ2.8.1. Thống kê lao động 2.8.1. Thống kê lao động
Thống kê nhằm xác định chính xác số lượng lao động bao gồm: lao động hiện có trong danh sách và lao động hiện có thực tế phân theo đơn vị, bộ phận, chức danh, tuổi nghề và tuổi đời….
Thống kê kết cấu lao động để xác định tỷ trọng của từng loại lao động so với tổng số lao động của toàn đơn vị. Khi thống kê kết cấu lao động có thể dựa vào các tiêu chí sau: chức năng(trực tiếp, gián tiếp), độ tuổi, dân tộc, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, thâm niên công tác.
Thống kê tình hình sử dụng thời gian lao động ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thống kê sử dụng thời gian lao động là một trong những nội dung chủ yếu và quan trọng. Vì vậy cần phải thống kê đầy đủ, chính xác các chỉ tiêu thời gian lao đông(ngày công, giờ công), đặc biệt đối với lao động trực tiếp.
Tại Bưu điện tỉnh Hải Dương, công tác thống kê lao động được giao cho phòng Tổ chức cán bộ, lao động thực hiện. Hàng quý, hàng tháng, hàng năm đều có những thống kê về số lượng lao động, cơ cấu, trình độ của người lao động tại các đơn vị. Trên cơ sở số liệu thống kê thu thập được, tiến hành nghiên cứu biến động về lao động để sử dụng lao động có hiệu quả.
2.8.2. Thống kê tài sản của đơn vị
a. Tài sản cố định
Việc thống kê tài sản nhằm thu thập đầy đủ và chính xác số lượng, kết cấu tài sản trong hoạt động kinh doanh của Bưu điện Tỉnh.
Số lượng tài sản cố định(TSCĐ) của đơn vị đã được đầu tư mua sắm xây dựng, đã làm xong thủ tục bàn giao đưa vào sử dụng, đã được ghi sổ TSCĐ của đơn vị gọi là số lượng TSCĐ hiện có. Số lượng TSCĐ hiện có của Công ty được thống kê theo hai chỉ tiêu: số lương TSCĐ có đầu kỳ và cuối kỳ; số lượng TSCĐ có bình quân trong kỳ
Thống kê kết cấu TSCĐ nhằm phản ánh đặc điểm trang bị kỹ thuật của các đơn vị, doanh nghiệp, bao gồm: đánh giá trình độ phát triển kỹ thuật; so sánh giữa các đơn vị, doanh nghiệp cùng loại; xác định kết cấu hợp lý; tiết kiệm vốn cố định mà vẫn đảm bảo TSCĐ đồng bộ và tối ưu.
Loại TSCĐ
TSCĐ đầu kỳ
TSCĐ tăng trong kỳ TSCĐ giảm trong kỳ TSCĐ
cuối kỳ Tổng số Nguyên nhân Tổng số Nguyên nhân
b. Tài sản lưu động
Tài sản lưu động là hình thức hiện vật của vốn lưu động được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Tỉnh.
Thống kê tài sản lưu động (TSLĐ) có ý nghĩa phản ánh quy mô đầu tư TSLĐ; tình hình TSLĐ trong các khâu sản xuất kinh doanh của đơn vị, trong đó tình hình cung cấp, dự trữ vật tư đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành liên tục.
Để theo dõi, đánh giá tình hình cung cấp, sử dụng, dự trữ, thống kê đã sử dụng một số chỉ tiêu, phương pháp kiểm tra và lập bảnh theo dõi số lượng, thời điểm nhập, xuất vật tư trong kỳ
Công tác thống kê tài sản của đơn vị được giao cho phòng tài chính kế toán, thống kê thực hiện. Hàng quý, hàng năm đều có những báo cáo thống kê về tình hình sử dụng tài sản của đơn vị. Đây là căn cứ để xây dựng những kế hoạch về tài sản của đơn vị. Đồng thời qua đó có những phương án sử dụng tài sản một cách hiệu quả nhất.
2.9. CÔNG TÁC PHÂN TÍCH2.9.1. Nội dung phân tích 2.9.1. Nội dung phân tích
- Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh của đơn vị trong từng thời kỳ là một công việc hết sức quan trọng. Nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong thời kỳ. Vì vậy đơn vị cần tiến hành đánh giá, phân tích để tìm ra nguyên nhân tác động, tình hình hoàn thành lần lượt các chỉ tiêu phán ánh kết quả kinh doanh và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh
- Phân tích điều kiện hoạt động kinh doanh:
Để đạt được hiệu quả kinh doanh thì Bưu điện Tỉnh phải có những điều kiện nhất định và cần đề ra những mục tiêu phù hợp với tình hình của mình trên cơ sở phân tích tình hình sử dụng lao động(số lượng, kết cấu, sử dụng thời gian lao động, năng suất lao động), tình hình sử dụng tài sản(TSCĐ, vật tư), chí phí hoạt động kinh doanh.
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Bao gồm 2 loại là hiệu quả tổng hợp và hiệu quả chi tiết.
- Xét theo tính chất
• Chỉ tiêu số lượng: phản ánh quy mô kết quả (số lượng, doanh thu), quy mô
về điều kiện.
• Chỉ tiêu chất lượng: phản ánh hiệu suất hoạt động kinh doanh (giá thành, lợi nhuận) giữa các chỉ tiêu số lượng và chất lượng có mối quan hệ mật thiết. Trong mối liên hệ đó phải lấy chỉ tiêu chất lượng quyết định chỉ tiêu số lượng.
- Xét theo phương pháp tính toán
• Chỉ tiêu tuyệt đối: chủ yếu được sử dụng để phân tích quy mô kết quả hoạt
động kinh doanh tại 1 thời gian hoạt động kinh doanh.
• Chỉ tiêu tương đối: là chỉ tiêu được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa
các bộ phận. Xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
• Chỉ tiêu bình quân : dạng đặc biệt cỉa chỉ tiêu tuyệt đối, để phản ánh trình độ phổ biến của hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra còn có chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu cá biệt.
2.9.3. Phương pháp phân tích
- Phương pháp so sánh đối chiếu - Phương pháp loại trừ:
+ phương pháp thay thế liên hoàn + phương pháp số chênh lệch + phương pháp số gia tương đối + phương pháp điều chỉnh + phương pháp hệ số tỷ lệ + phương pháp chỉ số
- Phương pháp tương quan hồi quy
+ tương quan đơn( tuyến tính, phi tuyến tính) + tương quan bội
- Phương pháp liên hệ + liên hệ cân đối + liên hệ trực tuyến
CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG
Sau khi chia tách Bưu chính viễn thông tại địa bàn tỉnh, Ban lãnh đạo Bưu điện tỉnh Hải Dương đã nhanh chóng chỉ đạo từng bước ổn định sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý. Thống kê lại toàn bộ lao động, tài sản hiện có tại đơn vị, tình hình sử dụng tài sản, tình hình sản xuất kinh doanh. Từ đó xây dựng phương án kinh doanh thích hợp, sử dụng hiệu quả những nguồn lực sẵn có. Tính đến tháng 6 năm 2008, nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Hải Dương đã đi vào ổn định. Bưu điện tỉnh đã xây dựng các kế hoạch đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ mà Tổng công ty giao phó, phát huy được các mặt thuận lợi về điều kiện địa lý, môi trường kinh doanh, tận dụng được nguồn nhân lực sẵn có tại đơn vị… Từng công tác cụ thể của Bưu điện tỉnh Hải Dương được phối hợp thực hiện một cách hợp lý, mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3.1. Về công tác kế hoạch
Công tác kế hoạch của Bưu điện Hải Dương được tổ chức thực hiện trên tinh thần chỉ đạo của Ban Kế hoạch Tổng công ty. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định, hướng dẫn của Tổng công ty giao cho đơn vị.
Các căn cứ để lập kế hoạch phù hợp với phương pháp lập đã được lựa chọn, quy trình lập kế hoạch hợp lý. Kế hoạch cuối cùng được duyệt đã trải qua từng bước xác định để đi đến lựa chọn lên kế hoạch đặt ra có thể hoàn thành được.
Tuy nhiên, một số chỉ tiêu kế hoạch được xây dựng căn cứ vào dự báo nhu cầu của khách hàng mà công tác dự báo của đơn vị chưa thực cao, hơn nữa nhu cầu của khách hàng luôn luôn biến động dẫn đến có chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là không phù hợp với thực tế. Chẳng hạn, kế hoạch doanh thu dịch vụ bưu chính thường xuyên đặt ra vượt quá chỉ tiêu bởi dịch vụ này bị dịch vụ viễn thông cạnh tranh mạnh, khách hàng ngày càng sử dụng nhiều dịch vụ viễn thông hơn do sự tiện lợi và nhanh chóng của nó.
Các kế hoạch được lập ra tại Bưu điện tỉnh, sau đó Bưu điện tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình cụ thể từng đơn vị cơ sở để giao cho các đơn vị. Đơn vị nào hoàn thành kế hoạch hay vượt kế hoạch sẽ được khen thưởng. Điều này là động lực để các đơn vị thực hiện kế hoạch nhưng lại dễ dẫn đến tình trạng các đơn vị bằng mọi cách phải hoàn thành kế hoạch đặt ra, nên phản ánh chưa thật chính xác. Để khắc phục tình trạng đó, Bưu điện tỉnh nên hướng dẫn, giao cho các đơn vị lập kế hoạch sơ bộ sau đó trình lên Bưu điện tỉnh để xem xét, cân đối lại cho phù hợp.
3.2. Về công tác tài chính - kế toán
Công tác tài chính kế toán được thực hiện dựa trên quy chế tài chínhTổng công ty