Tình hình cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại bưu điện tỉnh hải dương (Trang 50 - 53)

1. Căn cứ xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động

2.5.4. Tình hình cạnh tranh trên địa bàn tỉnh Hải Dương

1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại

- Bưu chính – phát hành báo chí.

+ Bưu phẩm – bưu kiện, EMS.

Ngoài Bưu điện Hải Dương cung cấp dịch vụ EMS, hiện có chuyển phát nhanh DHL, Viettel, Hải Âu… cũng đang cạnh tranh về lĩnh vực này. Các doanh nghiệp khác cạnh tranh với lợi thế về thời gian, thuận tiện (nhận gửi tại nhà) đang thu hút khách hàng ngày

càng nhiều. Nhiều khách hàng lớn thường có hàng gửi đi Quốc tế đã chuyển sang dùng DHL, Viettel.

Trong lĩnh vực về bưu phẩm, bưu kiện và chuyển phát nhanh sự cạnh tranh diễn ra gay gắt, mạnh mẽ. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương ngoài Bưu điện ra thì có khá nhiều doanh nghiệp cùng tham gia vào lĩnh vực chuyển phát như là công ty SPT, Viettel, ngân hàng… cùng tham gia chuyển phát thư, còn một số công ty tham gia cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh về hàng hoá, tài liệu, thương mại giữa Việt Nam và Quốc tế. và còn nhiều doanh nghiệp, công ty khác như DHL, Fedex đã hợp đồng với các doanh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ Bưu phẩm bưu kiện.

Ta thấy các doanh nghiệp mới tham gia thị trường có những lợi thế rất lớn trong việc lựa chọn hình thức kinh doanh:

• Đối thủ tập chung lựa chọn vào nhóm dịch vụ có doanh thu và lợi nhuận cao.

• Kết hợp hình thức kinh doanh vận chuyển hành khách với Bưu phẩm, bưu kiện,

EMS.

• Chấp nhận cả hàng hoá có khối lượng lớn, cồng kềnh, dễ vỡ.

• Thời gian vận chuyển nhanh hơn.

• Bộ máy làm việc gọn nhẹ, thủ tục đơn giản.

• Giá cước thấp hơn của Bưu điện, sự phân biệt khu vực và giới hạn trọng lượng ít hơn của Bưu điện.

Chính vì vậy mà các doanh nghiệp mới tham gia có thể chiếm lĩnh thị phần và khách hàng một cách nhanh chóng.

+ Dịch vụ chuyển tiền: Ngoài Bưu điện còn có các ngân hàng thương mại, công ty tư doanh chuyển tiền, SPT, Viettel.. Với ưu thế mạng lưới rộng khắp, thời gian mở cửa hàng ngày nhiều, địa điểm thuận tiện cho khách hàng sử dụng dịch vụ, do đó Bưu điện khi tham gia lĩnh vực này là hết sức thuận lợi như là (địa điểm, thời gian…). Tuy nhiên Ngân hàng là một doanh nghiệp chuyên cung cấp mọi dịch vụ về tài chính, có đội ngũ chuyên nghiệp, có mặt lâu đời trên thị trường, giá cước thấp hơn hẳn so với bưu điện (đặc biệt là khoản tiền lớn) vì vậy khách hàng của Bưu điện hầu hết không phải là các tổ chức, các doanh nghiệp, mà tập chung chủ yếu là tư nhân và hộ gia đình.

+ Phát hành báo chí: Dịch vụ này không còn là độc quyền nữa khi luật báo chí ra đời năm 1990, trước đây Bưu điện tỉnh phụ trách toàn bộ việc phát hành báo chí trên địa bàn, nhưng hiện tại có chia sẻ thị phần cho đối thủ cạnh tranh. Ngoài Bưu điện còn có các tổ chức cá nhân cùng tham gia phát hành, hiện tại có Viettel là đối thủ hoạt động khá hiệu

quả trong công tác vận chuyển, giá thành thấp, do đó chiết khấu hoa hồng của Viettel là khá cao, nhờ vậy chỉ trong thời gian ngắn Viettel đã chiếm giữ thị phần nhanh chóng.

2. Các đối thủ tiềm tàng

Đây là các đối thủ có thể ra nhập thị trường trong tương lai trên lĩnh vực kinh doanh Bưu chính. Ngoài ra còn có một số công ty tư nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực chuyển tiền, vận chuyển…Các yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, tốc độ thay đổi công nghệ nhanh chóng, sự tham gia của nhiều nhà cung cấp mới đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần thay đổi, đổi mới cho phù hợp và thích ứng. Những đối thủ tiềm tàng cũng là nguyên nhân làm cho việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, vì vậy Bưu điện cần có chính sách hợp lí nhằm giữ khách hàng và không ngừng tìm kiếm khách hàng mới.

3. Áp lực từ phía khách hàng

• Khách hàng ngày nay không những mong muốn được thoả mãn nhu cầu mà yêu

cầu về chất lượng, sự tiện lợi trong quá trình sử dụng ngày càng cao. Vì vậy làm cho chi phí sản xuất ngày càng tăng, lợi nhuận thì giảm xuống. đối với Bưu điện tỉnh Hải Dương khách hàng có gây những áp lực là:

• Khách hàng lớn thường là các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân, các đơn vị hành chính sự nghiệp… những khách hàng này luôn gây áp lực về chất lượng và giá cả sản phẩm dịch vụ(như là các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, thời gian vận chuyển, tính an toàn, sự tiện dùng, giá cả hợp lí…).

• Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình cũng có sức ép ngày càng lớn cho Bưu điện Hải Dương, do khách hàng có nhiều sự lựa chọn vì vậy đòi hỏi về chất lượng, giá cả ngày càng nhiều hơn. Như vậy áp lực từ phía khách hàng đó là vẫn đề có ảnh hưởng khá lớn tới hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng khách hàng tốt nhất.

4. Áp lực từ phía nhà cung cấp

• Nhà cung cấp là những người cung cấp các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. đối với Bưu điện tỉnh Hải Dương có các nhà cung cấp sau:

- Các nhà cung cấp dịch vụ như là: Công ty điện lực, Xí nghiệp in Bưu điện, Công ty vận chuyển đường bộ, sắt, thuỷ, hàng không... các nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ phục vụ cho hoạt động thương mại.

• Chính vì vậy mà Bưu điện tỉnh Hải Dương với chính sách kinh doanh không ngừng liên doanh, liên kết đồng thời xây dựng mối quan hệ thân thiện với nhà cung cấp.

Các sản phẩn thay thế thường là kết quả của công nghệ mới, là sự lai ghép công nghệ để tạo ra các sản phẩm dịch vụ(ví dụ như là: Thư điện tử Email khi ra đời làm thay đổi hẳn phương thức liên lạc truyền thống), các sản phẩm thay thế của dịch vụ Bưu chính Viễn thông làm cho cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại bưu điện tỉnh hải dương (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w