Các phương pháp phân tích tài chính

Một phần của tài liệu Đồ án kinh tế xây dựng Phân tích tài chính của doanh nghiệp bản word (Trang 32 - 35)

1.2 .Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.2.4 Các phương pháp phân tích tài chính

1.2.4.1 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh được sử dụng phổ biến nhất và là phương pháp chủ yếu trong phân tích tài chính để đánh kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến đổi của chỉ tiêu phân tích.

Có nhiều phương thức so sánh và sử dụng phương thức nào là tuỳ thuộc vào mục đích và yêu cầu của việc phân tích.

+ So sánh chỉ tiêu thực tế với các chỉ tiêu kế hoạch, dự kiến hoặc định mức. Đây là phương thức quan trọng nhất để đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu kế hoạch, định mức và kiểm tra tính có căn cứ của nhiệm vụ kế hoạch được đề ra.

+ So sánh chỉ tiêu thực hiện giữa các kỳ trong năm và giữa các năm cho thấy sự biến đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu tương ứng của doanh nghiệp cùng loại hoặc của doanh nghiệp cạnh tranh.

+ So sánh các thông số kinh tế- kỹ thuật của các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp.

Để áp dụng phương pháp so sánh cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu:

+ Khi so sánh các chỉ tiêu số lượng phải thống nhất về mặt chất lượng. + Khi so sánh các chỉ tiêu chất lượng phải thống nhất về mặt số lượng.

+ Khi so sánh các chỉ tiêu tổng hợp, phức tạp phải thống nhất về nội dung, cơ cấu của các chỉ tiêu.

+ Khi so sánh các chỉ tiêu hiện vật khác nhau phải tính ra các chỉ tiêu này bằng những đơn vị tính đổi nhất định.

+ Khi khơng so sánh được bằng các chỉ tiêu tuyệt đối thì có thể so sánh bằng các chỉ tiêu tương đơí. Bởi vì, trong thực tế phân tích, có một số trường hợp, việc so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối không thể thực hiện được hoặc không mang một ý nghĩa kinh tế nào cả, nhưng nếu so sánh bằng các chỉ tiêu tương đối thì hoàn toàn cho phép và phản ánh đầy đủ, đúng đắn hiện tượng nghiên cứu.

Trong phân tích so sánh có thể sử dụng số bình quân, số tuyệt đối và số tương đối. Số bình quân phản ánh mặt chung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự phát triển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng đó, hay nói cách khác, số bình quân đã san bằng mọi chênh lệch về trị số của các chỉ tiêu...Số bình qn có thể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối hoặc dưới dạng số tương đối( tỷ suất). Khi so sánh bằng số bình quân sẽ thấy mức độ đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.

Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy rõ khối lượng, quy mô của hiện tượng kinh tế. Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính tốn xác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị đo lường.

Sử dụng số tương đối để so sánh có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu của hiện tượng kinh tế, đặc biệt có thể liên kết các chỉ tiêu khơng giống nhau để phân tích so sánh. Tuy nhiên số tương đối không phản ánh được thực chất bên trong cũng như quy mơ của hiện kinh tế. Vì vậy, trong nhiều trường hợp khi so sánh cần kết hợp đồng thời cả số tuyệt đối và số tương đối.

1.2.4.2 Phương pháp loại trừ

Phương pháp này được áp dụng rộng rãi để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với chỉ tiêu phân tích. Khi phân tích, để nghiên cứu ảnh hưởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác.

Trong thực tế phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích kinh tế dưới 2 dạng là: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.

- Phương pháp thay thế liên hoàn.

Là phương pháp xác định ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị kỳ gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu

khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi cuả nhân tố cần xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó.

Điều kiện áp dụng phương pháp là mối quan hệ giữa nhân tố cần đo ảnh hưởng và chỉ tiêu phân tích phải thể hiện được dưới dạng cơng thức

Trình tự thay thế các nhân tố phải tuân theo nguyên tắc nhất định vừa phù hợp với ý nghĩa của hiện tượng nghiên cứu vừa phải đảm bảo mối liên hệ chặt chẽ về thực chất của các nhân tố.

Trình tự thực hiện phương pháp thay thế liên hồn:

+ Bước 1: Sơ bộ phân tích về mặt lý luận mối quan hệ giữa các nhân tố và chỉ tiêu kết quả và phân loại các nhân tố thành nhân tố số lượng và nhân tố chất lượng.

+ Bước 2: Sắp xếp các nhân tố theo thứ tự: nhân tố đứng sau chất lượng hơn nhân tố đứng trước.

X= a* b* c* d

Số liệu kế hoạch: X0=a0*b0*c0*d0 Số liệu thực tế: X1= a1*b1*c1*d1

+ Bước 3: Lập các tích số trung gian và ở mỗi tích số sau, chỉ tiêu báo cáo được thay thế tương ứng cho chỉ tiêu kế hoạch.

X01= a1*b0*c0*d0 X02= a1*b1*c0*d0 X03= a1*b1*c1*d0

+ Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách lấy tích số thứ hai trừ đi tích số thứ nhất, tích số thứ ba trừ đi tích số thứ hai, tích số thứ tư trừ đi tích số thứ thứ ba... Δ Xa=( a1*b0*c0*d0)-(a0*b0*c0*d0) Δ Xb=( a1*b1*c0*d0)-( a1*b0*c0*d0) Δ Xc=(a1*b1*c1*d0)-(a1*b1*c0*d0) Δ Xd=(a1*b1*c1*d1)-(a1*b1*c1*d0)

Như vậy, khi có n nhân tố thì có( n- 1) lần thay thế tức là lập được( n- 1) tích số trung gian. Khi thay đổi trình tự thay thế thì mức độ ảnh hưởng của các nhân tố sẽ thay đổi, còn tổng mức độ ảnh hưởng của chúng thì khơng đổi.

Ưu điểm của phương pháp thay thế liên hoàn: Xác định được mức độ và chiều hướng

ảnh hưởng của các nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnh hưởng của chúng, từ đó sẽ có biện pháp nhằm khai thác, thúc đẩy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực.

Nhược điểm của phương pháp thay thế liên hồn:

- Khơng có khả năng luận cứ rõ ràng trình tự cụ thể về sự thay thế của các nhân tố Điều này càng trở nên khó khăn khi có nhiều nhân tố trong tính tốn phân tích.

- ảnh hưởng của mỗi nhân tố được xem xét tách rời, khơng tính đến mối quan hệ qua lại của nó với các nhân tố khác, mặc dù sự thay đổi của một trong các nhân tố dẫn tới sự thay đổi của các nhân tố khác.

Một phần của tài liệu Đồ án kinh tế xây dựng Phân tích tài chính của doanh nghiệp bản word (Trang 32 - 35)

w