Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ v (Trang 33 - 35)

7. Kết cấu của luận án

1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2. Đặc điểm doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.2.1. Tính chất hoạt động kinh doanh

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường tập trung ở những khu vực chế biến và dịch vụ, tức là gần với người tiêu dùng hơn. Trong đó được thể hiện cụ thể như: (i) Doanh nghiệp nhỏ và vừa là vệ tinh, chế biến bộ phận chi tiết cho các doanh nghiệp lớn với tư cách là tham gia vào các sản phẩm đầu tư. (ii) Doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện các dịch vụ đa dạng và phong phú trong nền kinh tế như: Các dịch vụ trong quá trình phân phối và thương mại hóa, dịch vụ sinh hoạt và giải trí, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ.

Đồng thời, trực tiếp tham gia chế biến các sản phẩm cho người tiêu dùng ở phân đoạn cuối cùng với tư cách là nhà sản xuất. Chính nhờ tính chất hoạt động kinh doanh này mà các doanh nghiệp nhỏ và vừa có lợi thế về tính linh hoạt. Có thể nói tính linh hoạt là đặc tính trội của các doanh nghiệp nhỏ và vừa,

nhờ cấu trúc và quy mô nhỏ nên khả năng thay đổi mặt hàng, chuyển hướng kinh doanh thậm chí cả địa điểm kinh doanh được coi là mặt mạnh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

1.1.2.2. Nguồn lực vật chất

Nhìn chung các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị hạn chế bởi nguồn vốn, tài nguyên, đất đai và công nghệ. Sự hữu hạn về nguồn lực vật chất là do quy định của pháp luật và nguồn gốc hình thành doanh nghiệp. Mặt khác còn do sự hạn hẹp trong các quan hệ với thị trường tài chính – tiền tệ, q trình tự tích lũy thường đóng vai trị quyết định của từng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhận thức về vấn đề này các quốc gia đang tích cựu hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa để họ có thể tham gia tốt hơn trong các tổ chức hỗ trợ để khắc phục sự hạn hẹp này.

1.1.2.3. Năng lực quản lý điều hành

Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, tính chất, quy mơ, các quản trị gia doanh nghiệp nhỏ và vừa thường nắm bắt, bao quát và quán xuyến hầu hết các mặt của hoạt động kinh doanh. Thông thường họ được coi là nhà quản trị doanh nghiệp hơn là nhà quản lý chun sâu. Chính vì vậy mà nhiều kỹ năng, nghiệp vụ quản lý trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất thấp so với yêu cầu.

1.1.2.4. Tính phụ thuộc hay bị thụ động

Do các đặc trưng kể trên nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị thụ động nhiều hơn ở thị trường. Cơ hội “đánh thức”, “dẫn dắt” thị trường của họ rất nhỏ. Nguy cơ “bị bỏ rơi”, phó mặc được minh chứng bằng con số doanh nghiệp nhỏ và vừa bị phá sản ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Chẳng hạn ở Mỹ, bình qn mỗi ngày có tới 100 doanh nghiệp nhỏ và vừa phá sản (đương nhiên lại có số doanh nghiệp tương ứng phù hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới xuất hiện), nói cách khác các doanh nghiệp nhỏ và vừa có “tuổi thọ” trung bình thấp.

1.1.2.5. Đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp năng động nhưng năng lực quản trị chưa cao và bộ máy quản lý điều hành doanh nghiệp tinh gọn

DNNVV có đặc điểm là số lượng lao động hạn chế, công tác quản lý thường do chủ doanh nghiệp trực tiếp thực hiện, xử lý công việc hầu như được chuyển thẳng từ chủ doanh nghiệp đến từng nhân viên mà không cần qua nhiều cấp quản lý trung gian. Điều này làm hiệu quả quản trị điều hành của DNNVV tăng lên, tiết kiệm được chi phí quản lý, nhanh chóng. Tuy nhiên, việc phân cơng cơng việc trong DNNVV thường có hiện tượng đa nhiệm, mức độ chun mơn hóa khơng cao, người lao động phải đảm nhận nhiều công việc chuyên môn khác nhau.

1.1.2.6. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng tiếp cận thị trường thấp, gặp nhiều khó khăn khi hội nhập kinh tế quốc tế

DNNVV thường khơng dành kinh phí lớn cho hoạt động marketing nên việc xây dựng và định vị thương hiệu trên thị trường cịn nhiều hạn chế, khó vươn ra thị trường quốc tế. Thị phần của DNNVV không lớn, khả năng chi phối thị trường khơng cao. Thị trường thường phản ứng ít quyết liệt, thậm chí khơng có phản ứng trước những thay đổi chiến lược kinh doanh của DNNVV.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ v (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)