7. Kết cấu của luận án
3.2. Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng đối với doanh
doanh nghiệp nhỏ và vừa tại CHDCND Lào
3.2.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh
3.2.1.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Với thực tế hiện nay, nguồn nhân lực đang làm việc tại các DNNVV ở Lào có chất lượng chưa cao, vì vậy trong giai đoạn tới, các DNNVV cần tuyển dụng, phát triển đội ngũ nhân lực có chun mơn, có tay nghề cao, có nghiệp vụ tốt, có tinh thần tận tậm, trách nhiệm với doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng về sản phẩm hàng hóa-dịch vụ của khách hàng, của nền kinh tế
Bên cạnh đó, các DNNVV cần củng cố đội ngũ quản lý có trình độ và kinh nghiệm quản lý, đạo đức kinh doanh tốt. Đội ngũ này phải vừa có chuyên
mơn nghiệp vụ cao, vừa có kỹ năng quản lý và xử lý tốt các tình huống phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có thể có được đội ngũ nhân lực chất lượng cao, các lãnh đạo trong các DNNVV cần được bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, tập huấn, rèn luyện các kỹ năng về quản lý doanh nghiệp như quản lý tài chính, quản lý nhân sự, các kỹ năng mềm như kỹ năng giao dich, đàm phán trong kinh doanh và các kỹ năng khác…Nâng cao đạo đức kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Ngồi ra, các DNNVV cần tìm và tuyển dụng nhân viên người lao động có trình độ tay nghề từ các cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng, thường xuyên đào tạo và đào tạo lại để thích ứng được với yêu cầu của sản xuất kinh doanh.
3.2.1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp ra thị trường
Để có được sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, các doanh nghiệp cần lựa chọn nguồn cung cấp nguyên vật liệu tốt, chất lượng đảm bảo, có uy tín cao, giá thành hợp lý. Ln thực hiện kiểm tra kiểm sốt việc cung ứng vật tư, vật liệu, nguyên liệu đầu vào, luôn giám sát việc đạt tiêu chuẩn chất lượng của các yếu tố đầu vào, lựa chọn các nhà cung cấp thơng qua nhiều hình thức như hình thức đấu thầu. Ngồi ra, doanh nghiệp cần chú trong bảo dưỡng nâng cấp máy móc trang thiết bị, giám sát, quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp.
3.2.1.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần cải thiện năng suất lao động
Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm, năng suất lao động có tác động tích cực lên khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Do đó, các DNNVV cần chú trọng đầu tư máy móc thiết bị, nâng cao trình độ và tay nghề của lao động nhằm cải thiện năng suất lao động của doanh nghiệp mình.
3.2.1.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường năng lực lập kế hoạch kinh doanh
Để có thể tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kinh doanh hiệu quả và khả thi. Với các khoản vay ngắn hạn các kế hoạch kinh doanh thể hiện qua các phương án kinh doanh trong ngắn hạn, với các khoản vay trung dài hạn thì các kế hoạch kinh doanh thể hiện qua các dự án đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khả năng lập các kế hoạch kinh doanh của các DNNVV còn yếu, dẫn đến các NHTM thường từ chối khơng cấp tín dụng cho các kế hoạch này. Do đó, các DNNVV cần lập kế hoạch kinh doanh với các thông tin về mục tiêu, cơ cấu sản phẩm, thị trường đầu vào và đầu ra, mức tiêu thụ hàng năm, phương thức phân phối và kênh phân phối, nhóm khách hàng mục tiêu, thời gian thực hiện phương án, dự án kinh doanh, đánh giá được khả năng cạnh tranh, tính hiệu quả và tính khả thi của phương án, dự án đề nghị vay vốn.
3.2.1.5. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường minh bạch các thông tin và các báo cáo tài chính
Thực tế tại Lào hiện nay cho thấy, thơng tin tài chính kế tốn của DNNVV chưa theo chuẩn mực quốc tế, thông tin chưa đảm bảo tính minh bạch, do các DNNVV chưa coi trọng việc xây dựng hệ thống số liệu này. Báo cáo tài chính của các DN phần lớn khơng có kiểm tốn, tính chính xác cịn hạn chế, điều này dẫn đến những khó khăn trong việc thẩm định hồ sơ cho vay đối với các DNNVV của các ngân hàng thương mại…
NHTM thường chỉ lựa chọn cấp tín dụng cho các doanh nghiệp có các thơng tin rõ ràng, minh bạch, tình hình tài chính tốt dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Chỉ khi đánh giá được tình hình tài chính, khả năng sinh lợi, lịch sử tín dụng của DNNVV thì NHTM mới có thể đưa ra được quyết định tín dụng phù hợp.
Để làm được điều này, các DNNVV cần xây dựng một bộ máy tổ chức kế toán chuyên nghiệp, thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kế toán và quản lý tài chính, thực hiện tốt các chế độ quy định về báo cáo tài chính, tuân thủ các quy định của các cơ quan có liên quan như cơ quan thuế và kiểm toán…
3.2.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng đầu tư vào các tài sản cố định có giá trị, chủ động tiếp cận các khoản cho vay tín chấp, khoản cho vay đảm giá trị, chủ động tiếp cận các khoản cho vay tín chấp, khoản cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai
Các DNNVV cần tách biệt được vốn đầu tư, tài sản của cá nhân, gia đình và vốn đầu tư của doanh nghiệp, để TCTD có thể đánh giá chính xác năng lực tài chính của doanh nghiệp. Đối với những tài sản góp vốn vào doanh nghiệp, DNNVV nên đầu tư chi phí để chuyển đổi quyền sở hữu tài sản từ cá nhân sang quyền sở hữu tài sản của DNNVV để thuận tiện dùng làm tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, đẩy nhanh q trình vốn hóa các tài sản như đất đai, nhà xưởng. Đồng thời, thực hiện đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản gắn liền với đất để thuận lợi khi đăng ký giao dịch đảm bảo, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng.
Khi đầu tư vào tài sản cố định, DNNVV nên chú trọng đầu tư vào những tài sản có giá trị, ít có rủi ro lạc hậu về cơng nghệ, dễ dàng tiêu thụ khi thanh lý. Điều này giúp DNNVV vừa có tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa làm tài sản đảm bảo để vay vốn bổ sung vốn lưu động, cũng như tạo được nguồn thu nhập cao từ thanh lý tài sản cố định khi kết thúc dự án, tạo thêm nguồn trả nợ có giá trị cho TCTD.
Các DNNVV cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng các điều kiện liên quan đến tài sản đảm bảo theo quy định chung của hệ thống ngân hàng thương mại. Nguyên nhân là do phần lớn DNNVV có quy mơ nhỏ, năng lực tài chính hạn chế. Bản thân DNNVV cũng còn tiềm ẩn khá nhiều rủi ro, do tài sản của DN có giá trị
thấp, dịng tiền khơng dồi dào, lịch sử quan hệ tín dụng và xếp hạng tín dụng với ngân hàng chưa cao. Để cải thiện tình hình này và tăng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, các DNNVV cần tăng cường năng lực về tài sản thông qua chiến lược đầu tư đúng hướng, tránh dàn trải, đầu tư vào các tài sản có ít rủi ro về cơng nghệ và ít hao mịn tự nhiên
DNNVV cũng cần cập nhật các chính sách, các chương trình cho vay ưu đãi cũng như chủ động tiếp cận các khoản vay thế chấp bằng hàng hóa, các khoản phải thu, khoản cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành trong tương lai. Những khoản vay này các TCTD sẽ quản lý chặt chẽ hơn, điều kiện cấp tín dụng sẽ khó khăn hơn, cũng như lãi suất có thể cao hơn so với vay có tài sản đảm bảo, nhưng nếu DNNVV đáp ứng được sẽ có thêm cơ hội được tiếp cận tín dụng ngân hàng.
3.2.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần tăng cường xây dựng và củng cố mối quan hệ với ngân hàng thương mại, chính quyền địa phương và các doanh quan hệ với ngân hàng thương mại, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp khác nhằm giảm bớt các rào cản tài chính và rào cản thể chế
DNNVV cần tăng cường thiết lập mối quan hệ nghiệp vụ, quan hệ xã hội với NHTM như mở tài khoản giao dịch, tăng cường hoạt động thanh toán, chuyển lương qua ngân hàng, ln có tinh thần hợp tác và giữ uy tín đối với TCTD, nhất là trong cung cấp thông tin về tiến độ thực hiện dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh và tài sản đảm bảo để TCTD có biện pháp hỗ trợ kịp thời khi phát sinh rủi ro. Trung thành với một TCTD trong quan hệ tín dụng, giúp giảm bớt tình trạng thơng tin bất cân xứng, qua đó TCTD sẽ yên tâm hơn khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp. DNNVV cần tạo được lịng tin từ phía TCTD bằng cách chia sẻ thơng tin trung thực, cởi mở và thiện chí với TCTD.
DNNVV cần tích cực tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn để học hỏi kinh nghiệm trong công tác quản lý và kinh doanh, tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa các DNNVV thành viên, phát triển và củng cố thương
hiệu. DNNVV cần mạnh dạn tham gia đối thoại với chính quyền địa phương nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của DNNVV.
Đồng thời, DNNVV cần chủ động hợp tác với các doanh nghiệp lớn trên địa bàn, cũng như các doanh nghiệp trong nước và quốc tế để tranh thủ vốn, công nghệ, thị trường. Các DNNVV cần tăng cường liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp lớn, có uy tín trong việc lập, điều hành và thực hiện các dự án đầu tư. Các DNNVV cần củng cố mối quan hệ liên kết với các doanh nghiệp lớn trong việc cung ứng nguyên vật liệu, thực hiện thầu phụ, dần hình thành mạng lưới cơng nghiệp hỗ trợ và đặc biệt tạo ra mạng lưới vệ tinh phân phối sản phẩm. Đây là mối quan hệ hai chiều, rằng buộc lẫn nhau, các doanh nghiệp lớn đảm bảo vững chắc cho các DNNVV về thị trường, tài chính, cơng nghệ, tiêu chuẩn kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý. Ngược lại, các DNNVV đảm bảo cho các doanh nghiệp lớn về công nghệ hỗ trợ, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.Thơng qua đó, các DNNVV sẽ học hỏi và tích lũy thêm kinh nghiệm, và nhờ có sự tham gia của đối tác là doanh nghiệp lớn nên nhu cầu vay vốn cho dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh cũng sẽ được TCTD tin tưởng cấp vốn hơn.