Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ v (Trang 81 - 86)

7. Kết cấu của luận án

2.2. Thực trạng khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và

2.2.2. Thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp nhỏ và vừa

tại Lào

Trong phần này, luận án sẽ dựa vào số liệu khảo sát (WBES) của ngân hàng thế giới về doanh nghiệp tại Lào trong 4 năm, bao gồm 2009, 2012, 2016 và 2018 để đánh giá thực trạng tiếp cận tín dụng ngân hàng của DNNVV. Sau khi làm sạch số liệu bằng cách loại bỏ các quan sát thiếu, luận án có 1.161 quan sát, trong đó có 1.129 DNNVV, chiếm 97,24%. Hình 2.1 mơ tả giá trị trung bình của tỷ lệ DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng qua các năm. So với 10% ở năm 2009 thì sang năm 2012, giá trị này tăng cao đạt mức 30%, tuy nhiên sau đó lại giảm xuống tầm 13% năm 2016 và tăng lên khoảng 20% năm 2018. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với Việt Nam là 44,4% năm 2015. Ở Thái Lan, Ngân hàng Trung ương Thái Lan (2015) chỉ ra rằng chỉ 40% doanh nghiệp nội địa Thái Lan, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, có thể tiếp cận tín dụng; Mức độ tiếp cận tín dụng cao hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp lớn, 58 %. Ở Indonesia, 55,9% các DNNVV được khảo sát bởi Ngân hàng thế giới vào năm 2015 có khả năng tiếp cận tài chính.

Hình 2.1: Giá trị trung bình của tỷ lệ DNNVV tiếp cận tín dụng ngân hàng qua các năm

(Nguồn: Tác giả vẽ theo số liệu điều tra WBES) 2.2.2.1. Các nguồn tín dụng

Các DNNVV phải đối mặt với những hạn chế về tài chính để hoạt động kinh doanh tại Lào. Các nguồn tài chính chủ yếu để tài trợ vốn lưu động là quỹ nội bộ hoặc thu nhập để lại, vay từ ngân hàng, tín dụng thương mại, và các khoản vay từ bạn bè và người thân (Bảng 2.1).

Về nguồn tài chính trích lập, các quỹ nội bộ hoặc thu nhập giữ lại chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 80,96% tổng nguồn tài chính. Nguồn tài chính từ vay ngân hàng chỉ chiếm 14,99%, từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng là 0,49%. Cụ thể hơn, chỉ có khoảng 30% số DNNVV sử dụng vốn vay từ ngân hàng để tài trợ cho vốn lưu động. Tương tự như thế, nguồn vốn tài trợ để mua sắm tài sản cố định cũng chủ yếu là từ các quỹ nội bộ hoặc thu nhập giữ lại, chiếm 83,18%. Chỉ 5,2% số lượng DNNVV vay ngân hàng để mua sắm tài sản cố

định và khoản vay này chiếm 10,83% giá trị tài sản cố định. Tóm lại, phần lớn tài chính cho việc hoạt động kinh doanh chủ yếu đến từ các nguồn tài chính nội bộ như tiết kiệm cá nhân, thu nhập giữ lại. Rất ít doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tiếp cận các khoản vay từ nguồn tài chính bên ngồi các lĩnh vực như ngân hàng, tổ chức tài chính và tín dụng vi mơ. Điều này cho thấy rằng các DNNVV đang đối mặt với những khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính đặc biệt là trong khu vực tài chính bên ngồi.

Bảng 2.1: Nguồn tài trợ vốn lưu động

Nguồn Tỷ lệ

% - Các quỹ nội bộ hoặc thu nhập giữ lại

- Vay từ các ngân hàng: tư nhân và quốc doanh

- Vay từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng bao gồm tổ chức tài chính vi mơ, hợp tác xã tín dụng, liên hiệp tín dụng hoặc cơng ty tài chính

- Mua trả chậm từ nhà cung cấp và ứng trước từ khách hàng - Người khác, người cho vay nóng, bạn bè, người thân

80,96 14,99 0,49

2,31 1,24

(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính tốn theo số liệu điều tra)

Bảng 2.2. Nguồn tài trợ tài sản cố định

Nguồn Tỷ lệ %

- Các quỹ nội bộ hoặc thu nhập giữ lại

- Đóng góp của chủ sở hữu hoặc phát hành cổ phiếu vốn cổ phần mới - Vay từ các ngân hàng: tư nhân và quốc doanh

- Được vay từ các tổ chức tài chính phi ngân hàng, bao gồm tổ chức tài chính vi mơ, hợp tác xã tín dụng, liên hiệp tín dụng hoặc cơng ty tài chính - Mua tín dụng từ nhà cung cấp và ứng trước từ khách hàng

- Người khác, người cho vay nóng, bạn bè, người thân, trái phiếu

83,18 2,03 10,83 0,21 2,19 1,56

2.2.2.2. Yêu cầu tài trợ

Chỉ một tỷ lệ nhỏ các DNNVV yêu cầu tài trợ từ tổ chức tài chính (Bảng 2.3). 25% DNNVV đã yêu cầu tài chính chiếm khoảng. Trong số các khoản cho vay này, vay từ ngân hàng thương mại tư nhân chiếm 85,9%, ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 3,85%, tổ chức tài chính phi ngân hàng chiếm 6,41%. Điều đó cho thấy, các khoản vay ngân hàng vẫn chiếm chủ yếu trong số các khoản vay từ các tổ chức tài chính.

Bảng 2.3. Loại tổ chức tài chính

Loại tổ chức tài chính Tỷ lệ %

- Ngân hàng thương mại tư nhân

- Ngân hàng thương mại nhà nước hoặc cơ quan chính phủ - Các tổ chức tài chính phi ngân hàng

- Khác

85,9 3,85 6,41 3,85

(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính tốn theo số liệu điều tra)

Bảng 2.4 trình bày Tỷ lệ các DNNVV nộp đơn xin cấp tín dụng mới. Chỉ có 18,77% DNNVV trả lời có nộp đơn xin cấp tín dụng mới. Có 79,29% DNNVV khơng nộp đơn xin cấp tín dụng mới.

Bảng 2.4. Tỷ lệ các DNNVV nộp đơn xin cấp tín dụng mới

Nộp đơn xin cấp tín dụng mới Tỷ lệ % Khơng biết Có Khơng 1,94 18,77 79,29

(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính tốn theo số liệu điều tra)

Lý do các DNNVV không nộp đơn xin cấp tín dụng mới được trình bày ở Bảng 2.5. Lý do chiếm tỷ lệ cao nhất là DNNVV khơng có nhu cầu vay, chiếm 67,35%. Các lý do quan trọng tiếp theo là do lãi suất không ưu đãi (6,53%), thủ tục đăng ký phức tạp (4,9%) và khơng nghĩ rằng nó sẽ được chấp nhận (4,9%).

Bảng 2.5. Lý do không nộp đơn xin cấp tín dụng mới

Lý do chính khơng đăng ký mới khoản vay hoặc dịng tín dụng mới Tỷ lệ % - Không biết

- Không cần vay

- Thủ tục đăng ký phức tạp - Lãi suất không ưu đãi

- Yêu cầu về tài sản thế chấp quá cao

- Quy mơ khoản vay và kỳ hạn thanh tốn khơng chính thức - Nghĩ rằng nó sẽ khơng được chấp nhận - Khác 5,71 67,35 4,9 6,53 3,67 1,22 4,9 5,71

(Nguồn: Số liệu tác giả tự tính tốn theo số liệu điều tra)

Bảng 2.6 cho thấy khoảng 55% DNNVV báo cáo gặp những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn. Theo đó, khoảng 22% DNNVV gặp những trở ngại rất lớn.

Bảng 2.6: Mức độ trở ngại khi tiếp cận tín dụng

Mức độ trở ngại khi tiếp cận với tín dụng Tỷ lệ % Khơng có trở ngại

Trở ngại nhỏ Trở ngại vừa phải Trở ngại chính Trở ngại rất nghiêm trọng 45,39 17,11 15,13 15,79 6,58

Một phần của tài liệu Tài liệu Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhỏ v (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)