7. Kết cấu của luận án
1.1. Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.1.3. Vai trò doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, kể cả các nước có trình độ phát triển cao. Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hóa như hiện nay thì các nước đều chú ý hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm huy động tối đa các nguồn lực và hỗ trợ cho DN lớn, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Đối với Lào thì vị trí doanh nghiệp nhỏ và vừa lại càng quan trọng. Điều này thể hiện rõ nét nhất trong những năm gần đây.Cụ thể:
1.1.3.1. Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp
Trong các loại hình sản xuất kinh doanh ở các nước đang phát triển hiện nay doanh nghiệp nhỏ và vừa có sức lan tỏa trong mọi lĩnh vực của đời sống
kinh tế - xã hội. Ví dụ ở các nước Đơng Nam Á thì theo tiêu chí mới thì doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 93% tổng số các doanh nghiệp thuộc các hình thức: Doanh nghiệp nhà nước, DNTN, Cơng ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Có thể nhận định rằng hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại các DN ở Đông Nam Á là doanh nghiệp nhỏ và vừa.
1.1.3.2. Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động
Sự xuất hiện và khả năng phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào những nhà sáng lập ra chúng. Do đặc thù là số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa là rất lớn và thường xuyên phải thay đổi để thích nghi với mơi trường xung quanh, phản ứng với những tác động bất lợi do sự phát triển, xu hướng tích tụ và tập trung hóa sản xuất. Sự sáp nhập, giải thể và xuất hiện các doanh nghiệp nhỏ và vừa thường xuyên diễn ra trong mọi giai đoạn. Đó là sức ép lớn buộc những người quản lý và sáng lập ra chúng phải có tính linh hoạt cao trong quản lý và điều hành, dám nghĩ, dám làm và chấp nhận sự mạo hiểm. Chính sự có mặt của đội ngũ những người quản lý này cùng với khả năng, trình độ, nhận thức của họ về tình hình thị trường và khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh sẽ tác động lớn đến hoạt động của từng doanh nghiệp nhỏ và vừa. Họ luôn là những người đi đầu trong đổi mới, tìm kiếm phương thức mới, đặt ra nhiệm vụ chuyển đổi cho phù hợp với môi trường kinh doanh. Đối với một quốc gia thì sự phát triển của nền kinh tế phụ thuộc rất lớn vào sự có mặt của đội ngũ này, và chính đội ngũ này sẽ tạo ra một cơ cấu kinh tế năng động, linh hoạt phù hợp với thị trường.
1.1.3.3. Doanh nghiệp nhỏ và vừa giải quyết tốt vấn đề việc làm và thu thập cho người lao động, đặc biệt là lao động địa phương
Với số lượng đông đảo, hoạt động trên nhiều địa bàn, sử dụng nhiều lao động nên các DNNVV đã góp phần giải quyết ngay nhu cầu việc làm của địa phương, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là ở các vùng kinh tế xã hội
cịn nhiều khó khăn, trình độ dân trí chưa cao. Với khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, DNNVV luôn được xem là động lực kinh tế quan trọng để thu hẹp khoảng cách về chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, qua đó góp phần giải quyết tốt các vấn đề xã hội, mang lại lợi ích cho cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát triển bền vững.
1.1.3.4. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước
Số lượng DNNVV chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế và có mặt ở hầu hết các ngành sản xuất kinh doanh, trong tất cả các lĩnh vực và địa phương, do đó DNNVV đóng vai trị rất quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, góp phần thực hiện tốt cơng tác xã hội và các chương trình phát triển kinh tế của quốc gia. Đồng thời, DNNVV còn là đối tác quan trọng của các doanh nghiệp lớn dựa trên mối quan hệ hợp tác, cạnh tranh và phát triển.
1.1.3.5. Doanh nghiệp nhỏ và vừa giúp khai thác tối đa và có hiệu quả các nguồn lực sẵn có của địa phương, đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
DNNVV với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, dễ khởi nghiệp, các DNNVV đã góp phần khai thác hiệu quả các tiềm năng và lợi thế về nhân lực, vật lực và tài lực của địa phương, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi hoặc cơ sở hạ tầng chưa phát triển, giúp phát triển cân bằng giữa các vùng miền, cải thiện mối quan hệ kinh tế giữa các lĩnh vực khác nhau, tận dụng hết nguồn tài nguyên quốc gia, tăng hiệu quả hoạt động của nền kinh tế.
Việc lớn mạnh của các DNNVV sẽ góp phần đẩy nhanh q trình chuyển dịch cơ cấu của tồn bộ nền kinh tế theo định hướng quốc gia. Việc phát triển của các DNNVV sẽ dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo các khía cạnh:
Vùng kinh tế, ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Trước tiên, đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế vùng nhờ vào sự phát triển của khu vực nông thôn thông qua phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Các DNNVV được phân bố rộng khắp ở vùng nông thôn, đô thị, miền núi, đồng bằng, sẽ kéo theo sự thay đổi của cơ cấu ngành kinh tế thông qua sự đa dạng hóa các ngành nghề và lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo. Việc phát triển của các DNNVV cịn có tác dụng duy trì và thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề truyền thống và sản xuất ra các sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, khai thác thế mạnh của đất nước và của từng địa phương. Hơn nữa, do tính năng động và linh hoạt, khi các DNNVV phát triển sẽ tạo điều kiện phát huy lợi thế mỗi vùng, phát triển các ngành nghề, các khu công nghiệp, tạo điều kiện giảm bớt khoảng cách phát triển kinh tế giữa các vùng trên tồn quốc, xóa bỏ mức chênh lệch về thu nhập giữa các vùng dân cư.
1.1.3.6. Doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
Với lực lượng đông đảo, các DNNVV tạo ra mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, phá vỡ thế độc quyền của các doanh nghiệp quy mô lớn và đưa thị trường trở lại với xu thế cân bằng thông qua việc tham gia rộng rãi vào cả hai lực lượng cung và cầu của thị trường. Các DNNVV đã buộc tất cả các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ với chất lượng tốt hơn, giá cả rẻ hơn, phương thức phục vụ văn minh, tiện lợi hơn cho người tiêu dùng. Các DNNVV luôn duy trì được một động lực năng động cho nền kinh tế, đồng thời cho phép loại bỏ các doanh nghiệp khơng cịn hiệu quả, góp phần duy trì cân bằng các lực lượng cung và cầu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường một cách liên tục, bền vững. Chính sự phát triển đó của các DNNVV làm tăng tính cạnh tranh, tính linh hoạt và giảm bớt mức độ rủi ro trong nền kinh tế.