Một số biện php bảo quản v vận chuyển hng hĩa

Một phần của tài liệu Khóa luận giá trị văn hóa của chợ nổi phong điền huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 62 - 64)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN V THỰC TIỄN

2.1. GIÁ TRỊ VĂN HÓA VẬT CHẤT

2.1.5. Một số biện php bảo quản v vận chuyển hng hĩa

* Một số biện php bảo quản hng hĩa

Hầu hết người mua bán trên chợ nổi Phong Điền nói riêng, giới mua bán trên sơng bằng ghe xuồng nói chung thường dùng những phương pháp dân gian và những dụng cụ thông thường để bảo quản hàng hóa (chủ yếu là nơng sản).

Hàng nơng sản có thứ được đựng trong cần xé, khên như vú sữa, xồi, đu đủ; có thứ để trong bao bố, túi nhựa, bội, lồng lưới như các loại đồ rẫy, hàng bơng; có thứ cứ chất trong khoang ghe như dưa hấu, bí đỏ (thường gọi bí rợ), khoai, khóm…; loại mềm để theo mềm, cứng xếp theo cứng; bên dưới lót rơm, lá chuối hoặc giấy, báo cũ. Những ghe lớn thường thiết kế có hai dàn sạp [58. tr.1431] để chất hàng, vừa hạn chế va chạm vừa tạo được sự thơng thống cho hàng hóa. Riêng chuối phải để vừa độ nặng [58, tr.1173] rồi lên sạp. Những buồng chuối chín được móc treo lên trần mui ghe để tránh va chạm làm rơi quả khi ghe lắc lư theo nhịp sóng. Bắp cải cần chất ra ngồi khoang ghe cho thống để tránh bị úng (thối rữa ra) do hầm hơi (13). Muốn giú trái cây (14) trên đường vận chuyển đi xa chủ ghe có thể chuyển chúng xuống khoang ghe là nơi kín gió. Ghe chở hàng thực phẩm như mắm, ba khía… phải có lu, khạp sành để chứa.

Chỉ cần dùng những biện pháp đơn giản cùng với những vật liệu từ vườn nhà để bảo quản, quan trọng là đảm bảo thơng thống và giảm tối đa sự va chạm để hạn chế sự bầm dập cho hàng hóa là những kinh nghiệm được rút ra từ thực tế lao động sản xuất, mua bán, vận chuyển hàng hóa của nhà nơng và thương lái ở ĐBSCL. Đồng thời, do tiếp xúc thường xuyên với các mặt hàng này nên người mua bán rất tự tin, rất “quen tay” trong việc cầm nắm chng khi xem hng, chọn hng, chuyển

hàng giống như những nhà sưu tập, nhà nghiên cứu cầm một món đồ cổ trong tay để xem xét, thưởng ngoạn.

* Tung - hứng, một hình thức chuyển hng

Do phương thức mua bán ở chợ nổi chủ yếu là sang chuyến nên sau khi hai bn mua bn ngả gi xong thì giao hng ngay. Cĩ nhiều cch để chuyển hàng trên chợ nổi, đặc biệt nhất là hình thức tung - hứng. Động tác tung [58, tr.1748] - hứng [58, tr.1748] thường được thực hiện khi cần chuyển các loại rau, củ, quả có kích thước, trọng lượng vừa phải; mỗi lần có thể chuyển từng quả, từng củ… (một đơn vị hàng nông sản, gọi chung là từng chiếc) như dưa hấu, bí đỏ, hoặc từng đơi (hai đơn vị, thường gọi một cặp) như khóm, bắp cải... Chuyển hàng theo cách này vừa nhanh vừa giữ nông sản nguyên vẹn khi được sang chuyến.

Thao tác tung - hứng có thể do hai hoặc nhiều người đảm nhận tùy thuộc vào khoảng cách từ vị trí đặt hàng đến điểm cần đưa hàng đến. Khoảng cách giữa hai người thường từ 1,5 m - 2,0 m. Nếu chỉ có 2 người thực hiện thì một người đứng tại vị trí đặt hàng dùng tay lấy, nâng hàng lên rồi tung lên một độ cao và khoảng cách vừa phải, đủ đảm bảo vừa tầm tay của người đứng ở vị trí hứng (đón bắt) rồi đặt hàng xuống khoang ghe, xuồng. Nếu có từ 3 người trở lên thì trừ người ở vị trí đầu tiên tung hàng lên, người ở vị trí cuối cùng hứng đón và đặt hàng xuống, những người ở khoảng giữa đảm nhận hai vai trị vừa hứng vừa tung hng. Vì vậy, yu cầu động tác tung hàng, xoay người qua lại phải được thực hiện thật nhịp nhàng, ăn ý thì thời gian chuyển hng mới nhanh v khơng lm rơi hàng. Động tác tung - hứng thường được thực hiện bằng cả hai tay. Nếu hàng có kích thước lớn hoặc nặng họ dùng cả hai tay tung và hứng một đơn vị hàng hóa; đối với hàng nhỏ, gọn thì mỗi tay tung hứng một chiếc, tức mỗi lần tung và hứng được hai đơn vị hàng hóa.

Thực ra, ở nhiều nơi hình thức tung - hứng cũng được thực hiện khi cần di chuyển hàng hóa hoặc đồ vật, nhưng tung - hứng ở chợ nổi là cách chuyển hàng khéo léo và đặc biệt. Bởi trên những tấm ván dài như những cây cầu không tay vịn vắt từ ghe này sang ghe khác, trên sàn ghe chao lắc, bồng bềnh theo nhịp sóng, ở

các độ cao thấp khác nhau từ khoang ghe lên mui ghe, những nông dân (cả nam giới và phụ nữ) vừa dùng tay tung - hứng hàng hóa nhịp nhàng, khéo léo như làm xiếc, vừa trị chuyện chia sẻ kinh nghiệm mua bn, lm ăn hay đùa vui thật rôm rả, thoải mái, thân tình.

Một phần của tài liệu Khóa luận giá trị văn hóa của chợ nổi phong điền huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w