Ứng xử giữa người mua và người bán trên chợ nổi

Một phần của tài liệu Khóa luận giá trị văn hóa của chợ nổi phong điền huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 81 - 83)

Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN V THỰC TIỄN

2.3.3. Ứng xử giữa người mua và người bán trên chợ nổi

Trịnh Hoài Đức cũng đ ghi chp quy định trong lưu thông ghe xuồng ở Gia Định như sau:

Phàm thuyền đi không kể là chiều giĩ dịng nước thuận hay nghịch, hy đến gần nhau đều cùng hô lên “bt” (tục gọi đi sang bên tả mình gọi l “cậy”, đi sang bên hữu là “bt”), thì thuyền của ta đi sang bên hữu, thuyền của người kia cũng đi về bên hữu, theo thuận mà lái, chèo để cho dễ đi m trnh nhau” [15, tr.148-149].

Đến nay ngoài việc thực hiện theo quy định của nhà nước về giao thông đường thủy nội địa, hầu hết người đi ghe ở Nam bộ nói chung, người mua bán ở chợ nổi Phong Điền nói riêng vẫn cịn duy trì lệ ny mỗi khi lưu hành trên sơng nước nhằm tránh ghe xuồng va chạm nhau.

Trong quan hệ mua bán, cư dân ĐBSCL, đặc biệt chủ nhân các chợ nổi, vẫn lưu truyền câu thành ngữ “Bán thua mua đặng” km cu “Cây nhà lá vườn” có nghĩa là người bán nên chịu thiệt thịi một cht về gi cả cho người mua dễ mua vì

đây là những sản vật từ vườn nhà chứ khơng phải hàng hóa trung chuyển. Phong cách ứng xử này rất quan trọng trong mua bán ở chợ nổi ĐBSCL nói chung và chợ nổi Phong Điền nói riêng. Trên cơ sở đó, bên mua và bên bán có thể áp dụng một hoặc nhiều phương thức mua bán trong cùng một lần giao dịch miễn sao “thuận mua vừa bn” là được.

Do mỗi lần mua bán một khối lượng hàng hóa khá lớn, có khi sang tay hết cả ghe hàng trong thời gian ngắn, nên người mua hàng thường giao “trên sao dưới vậy”. Nếu bên mua phát hiện người bán độn hàng nhỏ hoặc hàng bị sâu, bị hư hỏng vào thì sẽ yu cầu phải giảm số cn hoặc giảm gi mới lấy hng. Trường hợp người bán không đồng ý một trong hai yu cầu trn, người mua sẽ khơng mua số hàng hóa đó. Do vậy, chữ tín trong hoạt động mua bán ở chợ nổi luôn được đề cao. Việc thỏa thuận mua bán chỉ bằng miệng, không cần văn bản, giấy tờ, nhưng luôn được hai bên tôn trọng, chấp nhận.

Chính vì hoạt động mua bán phải diễn ra nhanh gọn; mua bán xong ghe xuồng của ai nấy nhổ sào rời chợ, nên những lề thói như nói thách quá, cân quá thiếu, trả tiền chậm, đổi hàng, trả lại hàng, mua chịu, bán chịu… hoặc người bán hàng thực hiện hình thức “đốt phong long” (cầm một mẩu giấy cháy, đưa qua lại chỗ người mua vừa đứng) cho xui xẻo theo gió bay đi khi khơng bán được hàng trong lần giao dịch đầu tiên hoặc bán chậm hàng trong ngày, thường thấy ở các chợ trên bờ, dường như ít được áp dụng trong mua bán trên chợ nổi.

Thông thường, vào buổi sáng nếu một người hỏi mua hàng, đ xem hng thì phải trả giá (mặc cả) một vài lần dù không mua được, gọi là “trả mở hng”. Để cho việc bán hàng được sn sẻ, có trường hợp dù người khách đầu tiên trả giá thấp nhưng người bán vẫn bán nếu số lượng ít gọi là “bn mở hng”, mong muốn tránh lặp lại trường hợp khách cứ xem hàng rồi trả giá thấp không thể bán được hoặc bán chậm trong cả ngày hơm đó. Nếu gặp người mở hàng được giá, không kỳ kèo kéo dài thời gian trả giá, xem như ngày hơm đó người bán sẽ may mắn, bán hàng nhanh với giá cả đảm bảo.

Đa số nông dân chở nông sản ra chợ bán rồi về nhanh trong ngày, nhưng giới thương hồ, thương lái, bạn ghe thường neo lại vài hôm chờ bán hàng xong hoặc mua cho đầy ghe hàng. Tuy quen sống theo nếp “gạo chợ nước sơng, rày đây mai đó”, nhưng đa số dân thương hồ, hầu hết là dân tứ xứ, rất xem trọng đạo nghĩa. Với phương châm “tứ hải giai huynh đệ”, họ sẵn sàng kết thân với nhau, sẵn sàng tương trợ nhau những lúc khó khăn, những khi trái gió trở trời. Những nhà ghe neo đậu dài ngày thường đối đi với nhau như hàng xóm, bạn hàng giúp nhau đẩy ghe mắc cạn, sửa động cơ bị hư, gỡ dùm rong rác cho chân vịt, bánh lái; bạn ghe cạo gió cho nhau khi mỏi mệt… là những việc vẫn thường thấy trên chợ nổi. Người mua bán ở chợ nổi Phong Điền kể, vào năm 2010 có một nhóm ghe của người Khmer ở x Hịa An (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) chở khoai đến bán. Do ghe đậu ngang, bị sóng dập, bình ắc-quy trn một chiếc ghe bị rơi xuống sơng. Vì mua bn xong phải quay về cho kịp con nước rịng nn chủ ghe đ khơng thể neo lại để tìm. Khi nước cạn, thầy giáo Nhan Văn Dội (sinh năm 1964, giáo viên Trường tiểu học Nhơn Ái 3, nhà ở trên bờ sông ngay bên cạnh chợ nổi, thuộc ấp Thị Tứ, thị trấn Phong Điền, vừa dạy học vừa tranh thủ thời gian đi bán ghe hàng, biết nghề sửa bình ắc-quy) xuống bến sơng nhặt bình ln, thay nước, sửa chữa rồi cất giữ dùm. Một thời gian sau, khi ghe của người Khmer trở lại chợ nổi, thầy Dội đ gửi lại chiếc bình ắc-quy cho chủ. Cảm động trước việc làm của thầy Dội, người đàn ông Khmer đ mang một thng khoai ln gửi biếu thầy để cảm ơn và đến tối mời thầy uống rượu để tìm hiểu, giao lưu. Từ đó, trong những chuyến hàng đến chợ nổi sau này cùng nhiều bạn ghe mới, người Khmer đều giới thiệu với thầy Dội để làm quen.

Trọng chữ tín, trọng đạo nghĩa; rất ngắn gọn [58, tr.1187], sịng phẳng nhưng cả hai bên mua và bán đều cởi mở và hài lịng l phong cch giao thương trên chợ nổi Phong Điền nói riêng, chợ nổi ở ĐBSCL nói chung.

Một phần của tài liệu Khóa luận giá trị văn hóa của chợ nổi phong điền huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w