Kinh nghiệm quản lý cho vay tín chấp tại một số chi nhánh ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý cho vay tín chấp khách hàng cá nhân được chi trả lương qua Sacombank Chi nhánh Quảng Bìn (Trang 43)

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

PHẦN II : NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1.3. Kinh nghiệm quản lý cho vay tín chấp tại một số chi nhánh ngân hàng

thương mại và bài học cho Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý cho vay tín chấp tại một số chi nhánh ngân hàngthương mại thương mại

1.3.1.1. Kinh nghiệm của ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Tĩnh

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- Chi nhánh Hà Tĩnh (Techcombank - Chi nhánh Hà Tĩnh) là một trong những ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Hiện nay, Chi nhánh đang đặt trụ sở chính tại thành phố Hà Tĩnh. Theo báo cáo tổng kết của Techcombank - Chi nhánh Hà Tĩnh giai đoạn 2019 – 2021, Chi nhánh đã có những bước tăng trưởng ổn định trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong đó, phải kể đến hoạt động cho vay KHCN. Cụ thể, năm 2019, dư nợ cho vay

tín chấp KHCN được chi trả lương qua chi nhánh đạt 58 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 10,5% tổng dư nợ cho vay KHCN. Đến năm 2021, dư nợ cho vay tín chấp KHCN đã tăng lên rất nhanh và đạt 89 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 23,9%/năm trong giai đoạn 2019 – 2021.

Việc mở rộng gia tăng nhanh chóng quy mơ cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua chi nhánh còn song song với các hoạt động quản trị RRTD. Theo đó, tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua Techcombank - Chi nhánh Hà Tĩnh ở mức rất thấp, chỉ đạt từ 0,2% đến 0,4% trên tổng dư nợ trong giai đoạn này. Đều này cho thấy được những nỗ lực và thành quả đạt được trong công tác quản lý cho vay tín chấp KHCN tại Chi nhánh trong những năm vừa qua. Để đạt được những thành quả trên, Chi nhánh đã thực hiện rất tốt các hoạt động quản lý cho vay tín chấp cụ thể như sau:

Thứ nhất, về mục tiêu và kế hoạch cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua chi nhánh được xây dựng một cách bài bản, rất rõ ràng và chi tiết cho từng giai đoạn, từng năm và từng quý. Đặc biệt, Chi nhánh cũng đưa ra các biện pháp cụ thể để thực hiện được các mục tiêu kế hoạch đã đặt ra.

Thứ hai, về bộ máy quản lý cho vay tín chấp, Chi nhánh đã thực hiện phân công rõ ràng từng bộ phận, từng cán bộ nhân viên, trong đó rất chú trọng phát triển bộ phận QHKH. Đây chính là bộ phận kết nối KHCN được chi trả lương qua chi nhánh đến với các sản phẩm tín chấp cho vay và là bộ phận trực tiếp tìm kiếm và mở rộng khách hàng tại Chi nhánh.

Thứ ba, quá trình tổ chức thực hiện cho vay được thực hiện theo quy trình nhanh gọn, thủ tục đơn giản, thời gian chờ đợi là rất ít. Điều này tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng khi thực hiện vay tín chấp tại chi nhánh. Cán bộ nhân viên tín dụng thường xuyên được tập huấn nâng cao trình độ chun mơn.

Thứ tư, Chi nhánh chú trọng cơng tác kiểm sốt cho vay, nhất là kiểm sốt tỷ lệ nợ xấu. Trong đó, chi nhánh quy định rất rõ cán bộ tín dụng cần kiểm tra KHCN vay vốn định kỳ và đột xuất (trong trường hợp có dấu hiệu rủi ro). [6].

1.3.1.2. Kinh nghiệm của ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Vietcombank - Chi nhánh Quảng Bình) là một trong những ngân hàng lớn và uy tín trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong giai đoạn 2019-2021, Vietcombank - Chi nhánh Quảng Bình đã khơng ngừng phát triển, mở rộng hoạt động cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua Chi nhánh. Bởi đây là nguồn khách hàng tiềm năng có thể đem lại nguồn thu lớn cho Chi nhánh đồng thời, mức độ rủi ro thấp và chi phí để quản lý các khoản vay khơng cao.

Để đạt được những thành quả đó là sự nỗ lực cố gắng trong hoạt động quản lý cho vay tín chấp KHCN chi trả lương qua Chi nhánh, cụ thể như sau:

Thứ nhất, bộ máy quản lý cho vay tín chấp KHCN được tổ chức, sắp xếp, phân công nhiệm vụ một cách rõ ràng, cụ thể. Các bộ phận được chun mơn hóa, thực hiện chuyên sâu nghiệp vụ của mình. Đội ngũ cán bộ cho vay là những người trẻ trung, năng động, có trình độ chun mơn tốt.

Thứ hai, trong giai đoạn 2019- 2021, Chi nhánh đã đặt mục tiêu kế hoạch cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua Chi nhánh là phát triển nhanh chóng về quy mơ. Theo kế hoạch đó, năm 2019 số lượng KHCN thực hiện vay tín chấp tại Vietcombank - Chi nhánh Quảng Bình mới chỉ có 200 KHCN, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 10% trong tổng số KHCN được chi trả lương qua Chi nhánh. Đến năm 2021, số lượng KHCN thực hiện vay tín chấp tại Chi nhánh đã tăng lên 412 khách hàng, chiếm tỷ trọng 16,8% trong tổng số lượng KHCN vay tín chấp qua lương của Chi nhánh. Tỷ lệ nợ xấu đối với nhóm KHCN của Chi nhánh ở mức rất thấp, chỉ có 0,32%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh.

Thứ ba, Chi nhánh thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ cán bộ cho vay để tư vấn cho khách hàng tốt hơn. Đẩy mạnh các hoạt động marketing đến khách hàng. Các hoạt động marketing được thực hiện bởi bộ phận marketing của Chi nhánh nhưng có bài bản, sáng tạo và ấn tượng. [7].

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình

Từ bài học về quản lý cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương tại Techcombank - Chi nhánh Hà Tĩnh và Vietcombank - Chi nhánh Quảng Bình, một số bài học được rút ra cho Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình như sau:

Thứ nhất, việc tổ chức bộ máy quản lý cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua Chi nhánh cần có sự chun mơn hóa rõ ràng. Phân công nhiệm vụ chi tiết, cụ thể cho từng bộ phận, phòng ba, cán bộ quan hệ khách hàng. Việc phân công nhiệm vụ, tổ chức bộ máy đảm bảo tính khoa học, khơng chồng chéo lên nhau.

Thứ hai, về mục tiêu và lập kế hoạch quản lý cho vay tín chấp KHCN cần được xây dựng một cách cụ thể, chi tiết cho từng quý, từng năm, từng giai đoạn, từng cán bộ, bộ phận, phòng ban. Việc lập kế hoạch cho vay tín chấp KHCN cần phải được xây dựng chi tiết, cụ thể và đặc biệt cần phải xây dựng được các biện pháp, giải pháp để thực hiện được mục tiêu kế hoạch đặt ra.

Thứ ba, Chi nhánh cần tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý cho vay, thực hiện các hoạt động marketing hiệu quả để thu hút KHCN đang được chi trả lương qua Chi nhánh sử dụng dịch vụ cho vay tín chấp.

Thứ tư, Chi nhánh cần thực hiện kiểm sốt cho vay ở tất cả các hình thức trước, trong và sau khi cho vay. Đặc biệt là sau khi cho vay để kiểm sốt được mục đích sử dụng vốn. Kịp thời có biện pháp cần thiết khi phát hiện những dấu hiệu rủi ro của khoản cho vay tín chấp KHCN.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua chi nhánh NHTM. Theo đó, các nội dung trong quản lý cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua chi nhánh NHTM bao gồm các nội dung: Lập kế hoạch cho vay tín chấp KHCN; Tổ chức thực cho vay tín chấp KHCN và kiểm sốt cho vay tín chấp KHCN. Đây là cơ sở để luận văn thực hiện những phân tích thực trạng quản lý cho vay tín chấp KHCN được chi trả lương qua Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình trong chương 2.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHO VAY TÍN CHẤP KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN ĐƯỢC CHI TRẢ LƯƠNG QUA SACOMBANK –

CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 2.1. Tổng quan về Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Năm 2006, để thực hiện chiến lược kinh doanh và phát huy lợi thế mạng lưới, Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín - Chi nhánh Quảng Bình (Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình) được thành lập theo Quyết định số 524/2006/QĐ-HĐQT ngày 02/10/2006 và chính thức khai trương hoạt động tại Quảng Bình vào ngày 12/12/2006.

Với định hướng xây dựng một ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại - chuyên nghiệp, tạo lập uy tín hình ảnh thương hiệu gần gũi với người dân địa phương và quyết tâm nâng tầm quy mô, đến nay Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình đã đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng, liên tục là Ngân hàng tiêu biểu của hệ thống Sacombank. Hiện nay Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình có 5 PGD, đảm bảo tiêu chuẩn với số lượng cán bộ nhân vên đang công tác lên đến 160 người.

Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình thực hiện đầy đủ các chức năng của một NHTM là trực tiếp kinh doanh tất cả các hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Sacombank. Với phạm vi và chức năng hoạt động của mình, Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình có vai trị to lớn trong việc thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng thu NSNN cho Tỉnh nhà. Chi nhánh đã được UBND tỉnh Quảng Bình tặng cờ thi đua xuất sắc năm 2015, 8 lần liên tục giành vị trí Quán quân Hội thao truyền thống của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Bình. Năm 2018, Sacombank - Chi nhánh Quảng Bình là Ngân hàng xuất sắc nhất Khu Vực Bắc Bộ và đạt danh hiệu xuất sắc nhất toàn hàng của hệ thống Sacombank.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình bao gồm Ban Giám đốc (1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc) quản lý và điều hành hoạt động chung của Chi nhánh với 4 Phịng chun mơn: Phịng Kế tốn và quỹ; Phịng Kiểm sốt rủi ro; Phòng Khách hàng cá nhân và Phòng Khách hàng doanh nghiệp, cùng với đó là 5 PGD: Bắc Lý, Đồng Hới, Đồng Sơn, Bố Trạch, Ba Đồn. Tính đến thời điểm 31/12/2021, tổng số cán bộ nhân viên tại Chi nhánh là 148 cán bộ nhân viên. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh được thể hiện như Sơ đồ 2.1.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình

Nguồn: [10]

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2019-2021

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Tổng vốn huy động của Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2019- 2021 chứng kiến sự tăng giảm, khi năm 2019, tổng vốn huy động đạt 3.987 tỷ đồng, đến năm 2020, tăng 8,0% và đạt 4.305 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2021, do dảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, việc huy động vốn khách hàng cũng khó khăn, nguồn vốn huy động giảm 4,7% và chỉ cịn 4.102 tỷ đồng. Ban giám đốc Phịng Kế tốn và Quỹ Phịng Kiểm sốt rủi ro Phịng Khách hàng cá nhân Phịng Khách hàng doanh nghiệp Các PGD: Bắc Lý, Đồng Hới, Đồng Sơn, Bố Trạch, Ba Đồn

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Tiêu chí 2019 2020 2021 So sánh tăng giảm (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2020/ 2019 2021 / 2020 Tổng vốn huy động 3.987 100,0 4.305 100,0 4.102 100,0 8,0 -4,7 1. Theo kỳ hạn Không Kỳ hạn 177 4,4 240 5,6 457 11,1 35,6 90,4 Có kỳ hạn 3.810 95,6 4.065 94,4 3.645 88,9 6,7 -10,3

2. Theo đối tượng khách hàng

Cá nhân 3.642 91,3 3.842 89,2 3.635 88,6 5,5 -5,4

Tổ chức 345 8,7 463 10,8 467 11,4 34,2 0,9

Nguồn: [10]

Vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu là vốn huy động có kỳ hạn, với tỷ trọng gần 89% tổng vốn huy động trong năm 2021. Vốn huy động có kỳ hạn thường được huy động thơng qua các sản phẩm dịch vụ tiền gửi tiết kiệm, lãi suất cao hơn hẳn so với huy động khơng kỳ hạn, do đó, thu hút một lượng lớn khách hàng tham gia. Trong khi đó, vốn huy động khơng kỳ hạn chỉ chiếm một tỷ trọng thấp, với 11,1% trong năm 2020. Mặc dù vậy, xác định tầm quan trọng của vốn huy động khơng kỳ hạn (bởi đây là nguồn vốn có chi phí huy động rất thấp), Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình tích cực thực hiện các giải pháp thúc đẩy huy động nguồn vốn này, đặc biệt thông qua các dịch vụ như thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, nên vốn huy động không kỳ hạn năm 2021 tăng đến 90,4% so với năm 2020, tỷ trọng vốn huy động không kỳ hạn cũng tăng mạnh từ 4,4% năm 2019 lên đến 11,1% năm 2021.

Dư nợ tín dụng của Chi nhánh chứng kiến mức tăng nhẹ 3,7% trong năm 2020, đạt 2.673 tỷ đồng, sau đó tăng mạnh lên đến 19,1% trong năm 2021, đạt mức 3.184 tỷ đồng.

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động tín dụng của Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: tỷ đồng, % Tiêu chí 2019 2020 2021 So sánh tăng giảm (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2020/ 2019 2021 / 2020 Tổng dư nợ tín dụng 2.577 64,6 2.673 62,1 3.184 77,6 3,7 19,1 1. Theo kỳ hạn Ngắn hạn 1.905 47,8 2.084 48,4 2.561 62,4 9,4 22,9 Trung dài hạn 672 16,9 589 13,7 623 15,2 -12,4 5,8

2. Theo đối tượng khách hàng

Cá nhân 2.146 53,8 2.090 48,5 2.387 58,2 -2,6 14,2

Tổ chức 431 10,8 583 13,5 797 19,4 35,3 36,7

Nguồn: [10]

Tại Chi nhánh, dư nợ tín dụng chủ yếu là dư nợ ngắn hạn, với tỷ trọng tăng nhanh qua các năm, từ mức 47,8% năm 2019 lên đến 62,4% năm 2021. Điều này cũng phù hợp với cơ cấu tín dụng phân theo khách hàng vay vốn, khi dư nợ chủ yếu thuộc nhóm KHCN (chiếm đến 58,2% trong năm 2020). Trong khi đó, dư nợ cho vay tổ chức trên địa bàn của Chi nhánh chỉ chiếm 19,4% tổng dư nợ cho vay. Thực tế này phù hợp với định hướng cuar Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình trong việc phát triển tín dụng bán lẻ, trong bối cảnh trên địa bàn có nhiều Chi nhánh NHTM có thế mạnh trong lĩnh vực ngân hàng bán bn như Agribank, BIDV, Vietinbank và Vietcombank.

Giai đoạn 2019-2021 là giai đoạn kinh doanh không thật sự thuận lợi của nền kinh tế. Nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi thiên tai, bão lũ, hạn hán, dịch tả lợn Châu Phi vào năm 2019 và địa phương trải qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 từ năm 2020 cho đến nay. Năm 2020, chênh lệch thu chi của Chi nhánh đạt 104,61 tỷ đồng, chỉ tăng 0,03% so với năm 2019. Sang năm 2021, bằng những giải pháp quyết liệt, đẩy mạnh việc xử lý, thu hồi nợ, cũng như tiến hành tiết kiệm, cắt giảm chi phí hoạt động khơng cần thiết, lợi nhuận của Chi nhánh đã tăng lên 116,23 tỷ đồng, vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong năm, tương ứng tăng 11,1% so với năm 2019. 2019 2020 2021 144.73 144.77 173.49 42.07 40.16 57.26 102.66 104.61 116.23

Thu nhập Chi phí Chênh lệch thu chi

Biểu đồ 2.1: Chênh lệch thu chi của Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2019-2021

Nguồn: [10]

Đây là kết quả kinh doanh tốt của Chi nhánh trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 đang diễn biến rất phức tạp. Trong thời gian tới, với sự cạnh tranh giữa các Chi nhánh NHTM trên địa bàn, Sacombank – Chi nhánh Quảng Bình cần phải phát huy hơn nữa những thế mạnh, thương hiệu của mình để ngày càng vươn lên trở thành một trong những Chi nhánh NHTM hàng đầu trên địa bàn tỉnh.

2.2. Thực trạng cho vay tín chấp khách hàng cá nhân được chi trả lương qua

Một phần của tài liệu Quản lý cho vay tín chấp khách hàng cá nhân được chi trả lương qua Sacombank Chi nhánh Quảng Bìn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w