Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 135 - 145)

II- NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN

2-Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định

- Việc lập kế hoạch sử dụng tài sản cố định ở đây là Công ty cần lập kế hoạch sử dụng cho từng loại tài sản cố định, từng đơn vị tài sản cố định riêng biệt (từng cái máy, từng công cụ, từng nhà kho…), mỗi loại đều phải có lịch theo dõi toàn diện từ khi hình thành cho đến khi thanh lý. Từng loại máy móc thiết bị, công cụ quản lý nhà xưởng… đều phải có người chịu trách nhiệm trông coi để theo dõi quá trình hoạt động cả về thời gian và công suất của nó, những người này phải thành thạo cả về lý thuyết lẫn thực hành, có tinh thần ý thức trách nhiệm, kỷ luật cao.

- Công ty cần lập kế hoạch khấu hao cụ thể cho từng loại tài sản cố định và với tình hình hiện nay Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh vì tính chất hoạt động của Công ty là hoạt động xây dựng cơ bản nên cần phải tích cực đầu tư đổi mới máy móc thiết bị hiện đại để đảm bảo chất lượng các công trình và cũng không nhất thiết phải tuân thủ cách tính khấu hao cho từng loại TSCĐ theo quy định của Bộ Tài Chính. Chi phí khấu hao tài sản cũng phải được tính hợp lý vào giá thành sản phẩm (tính đúng, đủ các loại chi phí) mà không làm tăng giá thành sản phẩm và cũng không quá ít để cho là giả tạo. Nói chung, việc tính khấu hao hợp lý sẽ giúp cho Công ty có điều kiện để đầu tư máy móc thiết bị hiện đại hơn.

2..2 Nâng cao năng lực sử dụng tài sản cố định

- Để nâng cao năng lực sử dụng tài sản cố định đòi hỏi Công ty phải có sự quản lý chặt chẽ từng loại tài sản cố định. Đối với máy móc thiết bị phải được bảo quản tốt, thường xuyên lau chùi, sửa chữa, nâng cấp để duy trì khả năng hoạt động một cách liên tục, tăng hiệu suất làm việc của máy móc, thiết bị, phương tiện… cả về thời gian lẫn cường độ.

- Sắp xếp lại tài sản cố định hiện có để phát huy tối đa năng lực sản xuất đồng thời đề nghị Tổng Công ty cho phép thanh lý những máy móc thiết bị lạc

hậu và những vật tư chậm luân chuyển để bổ sung nguồn vốn cho Công ty, làm sao bảo đảm được nguồn vốn tự có cần thiết tương ứng với nhiệm vụ được giao.

- Đối với máy móc thiết bị thi công, cần đầu tư mua sắm các loại máy mới như: máy khoan cọc nhồi Kelybar (>5 tỉ đồng/cái), 2 cần cẩu bánh xích 50 tấn (1tỉ đồng/cái), trạm trộn bê tông 45m3/h (1,1 tỉ đồng/cái), máy bơm bê tông 90m3/h (1,1 tỉ đồng/cái), máy khoan dập CZ30-II (478 triệu đồng/ cái), máy phát điện 250KVA (300 triệu đồng/cái), máy kinh vĩ + cao đạc 2 (NT) canon (>53 triệu đồng/cái)… phù hợp với yêu cầu xây dựng trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, Công ty phải trang bị thêm các loại máy móc, thiết bị phụ khác.

- Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các đơn vị trực thuộc nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý, chấp hành nội quy, quy chế bảo dưỡng, sửa chữa tài sản cố định.

- Xây dựng một cơ cấu vốn hợp lý theo hướng tập trung vốn đổi mới máy móc thiết bị, lập ra quỹ khuyến khích phát triển sản xuất dành cho đầu tư theo hướng áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện đại và tiên tiến trên thế giới vào sản xuất.

- Thực hiện chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích công nhân có ý thức trong việc bảo vệ máy móc thiết bị, có những sáng kiến trong việc cải tiến kỹ thuật sao cho đạt năng suất cao nhất với chi phí bỏ ra là thấp nhất có thể được.

2.3 Tổ chức tốt công tác sử dụng TSCĐ vào sản xuất

- Chuẩn bị tốt công tác sửa chữa máy móc thiết bị trước khi vận hành sản xuất.

- Tổ chức, bố trí từng công nhân trực tiếp tham gia vào thi công để chất lượng công trình đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Đồng thời, Công ty cũng cần dùng phương pháp đòn bẩy để khuyến khích người lao động khai thác hết tiềm năng sáng tạo, nâng cao năng suất lao động.

- Công ty cần tăng cường công tác quản lý định kỳ, nâng cao việc tiến hành kiểm kê, kiểm tra thực trạng máy móc thiết bị để có biện pháp sửa chữa kịp thời khi phát hiện có sự cố kỹ thuật trước khi khởi công, nhằm đảm bảo tính chất kịp thời và đồng bộ trong việc bố trí máy móc thiết bị thi công ở công trường theo tiến độ thi công. Cụ thể là cần chú ý tổ chức các điều kiện làm việc của máy móc thi công trên công trường, phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các máy trong tổ hợp máy thi công cũng như sự kết hợp hợp lý giữa thi công cơ giới và thi công bằng phương pháp thủ công.

III. NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG

- Tăng năng suất lao động ở đây không phải là bắt người lao động làm việc nhiều hơn, bóc lột sức lao động của họ mà Công ty cần phải đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại. Với công nghệ hiện đại thì năng suất lao động tăng lên, khối lượng công việc hoàn thành nhiều hơn và chất lượng của các công trình cũng từ đó được nâng cao, đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra của chủ đầu tư.

- Mặt khác, để nâng cao năng suất lao động, Công ty cần làm tốt các chế độ khen thưởng cả về vật chất (tiền lương, tiền thưởng, lợi tức…) và tinh thần (điều kiện làm việc, cơ hội thăng chức…) phải đúng lúc, kịp thời đối với những cá nhân hay những đội có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc hoàn thành vượt mức kế hoạch nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng công trình. Từ đó khích lệ, tăng cường ý thức, trách nhiệm của họ trong việc bảo quản, sử dụng máy móc thiết bị sao cho vừa mang lại hiệu quả cao, vừa tiết kiệm được chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị. Bên cạnh đó cũng cần phải có kỹ luật nghiêm ngặt, thậm chí đuổi việc những công nhân có thái độ thiếu ý thức, vô trách nhiệm trong công việc, thường xuyên bỏ giờ để làm việc riêng, lơ đãng trong việc bảo quản tài sản, vật tư, gây thất thoát nghiêm trọng cho Công ty.

- Thường xuyên chú trọng đến công tác sửa chữa, nâng cấp, bảo dưỡng, trùng tu máy móc thiết bị thi công và phương tiện vận tải để đảm bảo hoạt động liên tục, thông suốt và mang lại hiệu quả cao cho Công ty.

- Phải có sự phân công hợp lý, phù hợp với tay nghề chuyên môn, trình độ bậc thợ đối với công nhân để họ phát huy tối đa năng lực sản xuất của mình. Đồng thời cần phải trang bị quần áo, mũ nón, giày dép bảo hộ lao động… để bảo vệ an toàn cho người công nhân khi tiến hành thi công.

- Đặc biệt nhất là Công ty cần phải quan tâm đến công tác đào tạo và đào tạo lại. Cần trang bị, cập nhật kiến thức mới cho đội ngũ cán bộ quản lý, tăng cường tổ chức các lớp huấn luyện đào tạo công nhân thông qua các cuộc thi tay nghề… nhằm nâng cao trình độ quản lý, trình độ bậc thợ, trình độ sản xuất thi công xây lắp góp phần mang lại năng suất lao động cao nhất cho Công ty. Cụ thể là trong tương lai, những công nhân kỹ thuật có tay nghề cao từ bậc 4 đến bậc 7 phải chiếm hơn 60%.

- Công ty phải cố gắng tăng lương cho người lao động (tăng hệ số K vào khoảng 1,8-2,0/ tháng) nhưng tốc độ tăng tiền lương không được tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất lao động và phải được giới hạn trong đơn giá mà Công ty đã xây dựng và không làm ảnh hưởng nhiều đến tình hình lợi nhuận của Công ty.

- Ngoài ra, nếu được Công ty có thể cải tiến công tác trả lương bằng cách khoán cho các đội trực thuộc dưới hình thức đấu thầu cạnh tranh, nghĩa là các đội tự đấu thầu với nhau khi có công trình, đội nào vừa đảm bảo được chất lượng công trình và thời gian thi công với giá thành thấp nhất thì Công ty sẽ giao khoán cho các đội đó và họ sẽ hưởng lợi nhuận trên năng suất lao động mà mình làm ra. Từ đó, sẽ khuyến khích các đội tự thi đua với nhau, cải tiến kỹ thuật và nâng cao năng suất lao động.

- Trong điều kiện hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản như Công ty cổ phần xây dựng công trình 510 đều phải cạnh tranh rất khốc liệt để tìm kiếm hợp đồng xây dựng. Muốn vậy, Công ty cần phải thắng thầu trong những dự án lớn thì mới mong tồn tại và phát triển được. Điều quan trọng là Công ty phải đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động Marketing trong xây dựng thông qua việc tìm hiểu và vận dụng kiến thức Marketing nói chung, xây dựng một cách thích hợp để tập trung thu hút khách hàng là các nhà đầu tư về phía mình.

- Marketing trong xây dựng vẫn còn là một lĩnh vực khá mới mẻ và mang nhiều đặc điểm riêng khác xa với Marketing trong tiêu thụ hàng hóa tiêu dùng. Hầu hết những đặc điểm của Marketing xây dựng là do đặc điểm của sản phẩm và sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng quy định.

- Có thể nói thực chất của chiến lược Marketing trong xây dựng là chiến lược tranh thầu. Chiến lược này có tác dụng hay không là phụ thuộc vào kết quả là Công ty có trúng thầu được hay không?

- Trong thời điểm hiện nay các công ty xây dựng của nước ta chưa quan tâm nhiều đến công tác Marketing vì thế để có một lợi thế cạnh tranh trong thời gian tới thì Công ty cần phải đề ra những chiến lược, chính sách Marketing thật thích hợp.

-Đối với Công ty, để ký kết được hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư thì thông qua 2 hình thức chính:

§ Thứ nhất : Công ty thắng thầu trong đấu thầu xây dựng. Khi chủ đầu tư có hợp đồng xây dựng, họ sẽ kêu gọi các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng để tham gia đấu thầu, có thể là một số công ty trong phạm vi của tỉnh gọi là đấu thầu hạn chế hoặc là các công ty đến từ nhiều tỉnh thành khác nhau và không có giới hạn gọi là đấu thầu mở rộng. Tất cả các công ty này đều phải nộp hồ sơ dự thầu với chủ đầu tư và phải hội đủ các tiêu chuẩn do chủ đầu tư đề ra. Tiếp sau

đó, để tham gia dự thầu, mỗi công ty sẽ phải đặt cọc một khoảng phí từ 1%-5% giá trị gói thầu tại ngân hàng gọi là phí bảo lãnh thầu, số tiền này sẽ được ngân hàng chuyển vào tài khoản của chủ đầu tư trong trường hợp công ty trúng thấu nhưng không tiến hành xây dựng hoặc một lý do nào khác mà hợp đồng không được thực thi.

§ Thứ hai : Công ty được chủ đầu tư lựa chọn kí kết hợp đồng xây dựng (không qua đấu thầu), chủ yếu là dựa vào uy tín của Công ty trong quá trình thi công các công trình trước đó đã bảo đảm được chất lượng, có giá trị về mặt mỹ quan và tiến độ thi công được rút ngắn.

§ Tóm lại, để giành được hợp đồng xây dựng với hình thức nào đi nữa thì Công ty cũng cần quan tâm đến chiến lược Marketing trong xây dựng như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Đối với chiến lược thị trường

Hiện nay, ngoài thị trường tỉnh Khánh Hòa đã được Công ty khẳng định uy tín với nhiều công trình được hoàn thành trên địa bàn đạt yêu cầu của chủ đầu tư, Công ty còn được biết đến ở các tỉnh khác như TP.HCM, Gia Lai, ĐakLak, Phú Yên, là những tỉnh mà Công ty đang có chi nhánh hoạt động. Trong thời gian sắp tới, Công ty còn chủ động mở rộng địa bàn thi công tại nhiều tỉnh thành khác như: Kon Tum, Quảng Nam, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận… và tiếp tục mở rộng thị trường mục tiêu sang các tỉnh Bắc miền trung, các dự án ngoài biển và hải đảo. Làm sao để thời gian tới, Công ty cổ phần xây dựng công trình 510 sẽ trở thành một Công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng cơ bản tại khu vực toàn Miền Trung với nhiều công trình được hoàn thành ở khắp mọi nơi.

2. Đối với chiến lược sản phẩm

Công ty cần phải tích cực đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào việc thi công cầu đường nhằm thi công công trình đạt được yêu cầu về kỹ thuật và vẻ mỹ quan của nhà

đầu tư. Khi lên kế hoạch thi công, Công ty cũng cần phải chú ý đến tiến độ thi công công trình vì nếu có thể rút ngắn được thời gian thi công mà vẫn đảm bảo được chất lượng công trình thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho cả chủ đầu tư và cho Công ty. Và song song với việc đảm bảo chất lượng các công trình thì Công ty cần phải thực hiện nghiêm chỉnh chế độ bảo hành công trình vì đây là một nhân tố quan trọng để củng cố và nâng cao uy tín của Công ty, tạo nhiều điều kiện cho Công ty trúng thầu.

3. Đối với chiến lược giá cả

Việc xây dựng chính sách giá cho từng công trình là một việc làm rất khó khăn và phức tạp, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như : sự biến động của thị trường, giá cả nguyên vật liệu, thời gian thi công, quy mô từng công trình, điều kiện tự nhiên… Đặc biệt là trong hoạt động tranh thầu, ngoài tiến độ thi công công trình càng ngắn càng tốt và các điều kiện khác được ghi trong hồ sơ dự thầu thì công ty nào đưa ra được mức giá thấp nhất thì khả năng trúng thầu là cao nhất. Điều này vô cùng quan trọng đối với Công ty để tìm ra một mức giá hợp lý, Công ty cần phải tính toán kỹ lưỡng và thận trọng khi đề ra một mức giá nào đó, nếu giá cao sẽ làm Công ty mất khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác, nếu giá quá thấp sẽ làm lợi nhuận bị sụt giảm và có nguy cơ bị lỗ khi không thể cân đối được chi phí và lợi nhuận hoặc nếu khắc phục được nguy cơ này thì chất lượng công trình sẽ không đảm bảo, không đạt yêu cầu của chủ đầu tư.

Chính vì vậy có thể nói để hạn chế rủi ro thấp nhất có thể thì Công ty nên tập trung vào công tác xúc tiến sản phẩm để được chủ đầu tư lựa chọn ngay từ đầu.

4. Đối với chiến lược xúc tiến sản phẩm

Công ty cần tuyên truyền uy tín, chất lượng các công trình mà Công ty đã xây dựng tới các chủ đầu tư. Bên cạnh đó, cũng cần có những chính sách giao

tiếp đối ngoại trước khi đấu thầu, trong khi đấu thầu, thương thảo hợp đồng, thực hiện hợp đồng, nghiệm thu và bàn giao công trình. Đặc biệt là Công ty cần phải duy trì mối quan hệ tốt đẹp với tất cả các khách hàng là các chủ đầu tư, ban quản lý dự án (PMU) từ trung ương đến địa phương. Để làm sao Công ty chứng tỏ được trách nhiệm và uy tín của mình, giành được sự ưu tiên của khách hàng khi có bất kỳ một dự án hay một hợp đồng xây dựng nào.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt hiệu quả cao, nghĩa là doanh nghiệp phải đạt được sự tương xứng giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả ấy. Điều này sẽ bảo đảm được lợi ích trước mắt và lâu dài cho doanh nghiệp và cho nền kinh tế quốc dân cũng như lợi ích của người lao động, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được mở rộng liên tục.

Qua thời gian thực tập ở Công ty cổ phần xây dựng công trình 510, thông

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 135 - 145)