0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Các phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 510 (Trang 37 -41 )

II- HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HOẠT

3- Các phương pháp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh

Đối tượng nghiên cứu của phân tích hoạt động kinh tế là diễn biến và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc điểm của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là có mối quan hệ mật thiết, có nội dung và kết quả phức tạp biểu hiện bằng những số liệu ngẫu nhiên cho đến những động tác có quy luật kinh tế khách quan che dấu bản chất

của các hoạt động đó. Để sản xuất và cải tạo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện khách quan nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ấy phải có một hệ thống phương pháp khoa học gồm nhiều phương pháp có tính nghiệp vụ kỹ thuật để đi sâu phân tích, giải thích rút ra kết luận về những hiện tượng và quá trình kinh tế.

Để phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của một doanh nghiệp, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế ta sử dụng các phương pháp sau:

3.1 Phương pháp so sánh

Một chỉ tiêu hiệu quả kinh tế đơn thuần và chưa thể hiện mức độ hoạt động được ở những doanh nghiệp như thế nào?

Thông qua phương pháp so sánh ta mới có thể thấy được sự tăng trưởng và phát triển hay là những bước đi thụt lùi đối với hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy phương pháp này đòi hỏi chúng ta phải so sánh các số liệu thực hiện được với các thông số kỹ thuật trung bình hoặc tiên tiến, so sánh số liệu giữa công ty mình với công ty khác, so sánh thông số kỹ thuật của các phương án kinh tế khác, so sánh hiệu quả giữa các năm xem năm này cao hơn hay thấp hơn so với năm trước, trên cơ sở đó tìm ra những nguyên nhân dẫn đến tình hình tăng giảm của hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm, từ đó ta mới có được biện pháp phát huy và khắc phục. Các điều kiện để có thể so sánh được của các chỉ tiêu kinh tế như sau:

- Phải thống nhất về nội dung phản ánh. - Phải thống nhất về phương pháp tính toán.

- Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một đại lượng thể hiện.

- Số liệu thu thập được của các chỉ tiêu kinh tế phải cùng một thời gian tương ứng.

Tùy theo mức độ, yêu cầu của phân tích, tính chất và nội dung của chỉ tiêu kinh tế mà sử dụng các kỹ thuật so sánh thích hợp, có các loại phương pháp so sánh như phương pháp so sánh tuyệt đối và phương pháp so sánh tương đối.

3.1.1 Phương pháp so sánh tuyệt đối

Là mức độ biểu hiện quy mô khối lượng giá trị của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Các số tuyệt đối so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toán chính xác, phạm vi kết cấu và đơn vị đo lường của hiện tượng đó là cơ sở để xác định các chỉ tiêu khác.

3.1.2 Phương pháp so sánh tương đối

Là số biểu thị dưới dạng phần trăm số tỉ lệ hoặc số sử dụng, số tương đối có thể đánh giá sự thay đổi kết cấu của hiện tượng kinh tế đặc biệt cho phép liên kết các chỉ tiêu tương đương để phân tích so sánh.

3.2 Phương pháp phân tích hiệu quả

Khi nghiên cứu đối tượng của phân tích hiệu quả kinh tế ta không chỉ dừng lại ở việc đánh giá diễn biến và kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh mà còn phải tìm ra nguyên nhân và diễn biến kết quả đó, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau đến hiện tượng nghiên cứu. Nhờ xác định được mức độ này mà chúng ta đề ra những biện pháp kịp thời, khắc phục những thiếu sót, động viên những khả năng tiềm tàng chưa được sử dụng cho sản xuất nhằm hạ giá thành, tăng tích lũy của công ty. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiên cứu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, trên cơ sở lý luận đó trong phân tích người ta đưa ra các phương pháp sau: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.

Tổng quát phương pháp phân tích:

Giả sử chỉ tiêu phân tích là Z, chịu sự ảnh hưởng của ba nhân tố A,B,C. Giữa chúng có mối quan hệ với nhau và được sắp xếp theo một trình tự nhân tố số lượng và chất lượng bằng công thức:

C

B

A

Z

= ´ ´ Ở kỳ thực tế năm nay:

C

B

A

Z

1= 1 Ở kỳ thực tế năm trước:

C

B

A

Z

0= 0

Xác đinh đối tượng phân tích:

Z

Z

Z=

1- 0

3.2.1 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp vận dụng nguyên lý của phương pháp thay thế xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố tới cùng một chỉ tiêu được phân tích.

Thay A0 bằng A1 ta có:

C

B

A

Z

01= 1

Aûnh hưởng của nhân tố A đến Z:

Z

Z

Z

a= 01- 0 Thay B0 bằng B1 ta có:

C

B

A

Z

02= 1

Aûnh hưởng của nhân tố B đến Z:

Z

Z

Z

b= 02- 01 Thay C0 bằng C1 ta có:

C

B

A

Z

03= 0

Aûnh hưởng của nhân tố C đến Z:

Z

Z

Z

c= 03- 02

3.2.2 Phương pháp số chênh lệch:

(A A) B C

Z

a= 1- 0 ´ 1

(B B ) C

A

Z

b= 1- 0 ´ 1

(C C )

B

A

Z

c= 1- 0

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 510 (Trang 37 -41 )

×