III- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TAØI CHÍNH
2- Phân tích tình hình thanh toán
Để xem xét tình hình thu hồi công nợ cũng như tình hình trả nợ cho khách hàng của Công ty diễn ra như thế nào? Tỷ lệ giữa các khoản phải thu so với các khoản phải trả, ta phân tích tình hình thanh toán của Công ty thông qua các chỉ tiêu sau:
Tỉ lệ giữa các khoản phải thu so với nợ phải trả
trả phải khoản Các thu phải khoản Các =
Phản ánh: chỉ tiêu này cho biết là Công ty đi chiếm dụng vốn và vay vốn nhiều hơn hay là số vốn bị chiếm dụng nhiều hơn.
Tỉ lệ giữa các khoản phải trả so với tổng nguồn vốn
vốn nguồn Tổng trả phải khoản Các = x 100
Phản ánh: chỉ tiêu này cho biết các khoản phải trả của Công ty chiếm bao nhiêu (phần trăm) trong tổng nguồn vốn để từ đó đánh giá về khả năng trả nợ của Công ty.
BẢNG 11 : BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN CỦA CÔNG TY
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 STT CHỈ TIÊU Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tuyệt đối (%) TĐ Tuyệt đối (%) TĐ
1 Khoản phải thu 1000đ 44.459.644 42.152.598 24.777.933 -2.307.046 -5,19 -17.374.665 -41,22 2 Khoản phải trả 1000đ 87.261.067 80.190.172 82.362.493 -7.070.895 -8,10 2.172.321 2,71 3 Tổng nguồn vốn 1000đ 92.178.294 87.610.323 90.099.613 -4.567.971 -4,96 2.489.290 2,84 4 Tỷ số phải thu/ phải trả(4=1/2) lần 0,510 0,526 0,301 0,016 3,17 -0,225 -42,77 5
Tỷ số phải trả/ nguồn vốn [5=(2)*100/(3)]
% 94,67 91,53 91,41 -3,14 -3,31 -0,12 -0,13
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
-7
ü Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy
- Các khoản phải thu năm 2004 giảm 2.307.046(1000đ), tương ứng giảm 5,19% so với năm 2003. Sang năm 2005, các khoản phải thu tiếp tục giảm 17.374.665(1000đ),tương ứng giảm 41,22% so với năm 2004. Điều này cho thấy công tác quản lý thu hồi nợ của Công ty được tổ chức ngày một tốt hơn, nó giúp Công ty tránh được phần nào tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn và Công ty có thêm một lượng vốn bổ sung vào sản xuất kinh doanh hay dùng để thanh toán các khoản nợ của Công ty.
- Các khoản phải trả của Công ty năm 2004 giảm 7.070.895(1000đ), tương ứng giảm 8,10% so với năm 2003. Chứng tỏ rằng năm này Công ty hoạt động khá hiệu quả nên đã thanh toán được một phần công nợ cho người vay. Tuy nhiên sang năm 2005 do hoạt động chưa thật sự hiệu quả nên khoản này lại tăng lên 2.172.321(1000đ), tương ứng tăng 2,71%, điều đó chứng tỏ trong năm này do gặp khó khăn nên Công ty vẫn đi chiếm dụng vốn và vay thêm vốn, từ đó dễ làm chi phí lãi vay của Công ty tăng cao.
- Tỷ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả qua các năm đều nhỏ hơn 1, cụ thể năm 2003 là 0,510, năm 2004 là 0,526 và năm 2005 là 0,301 chứng tỏ Công ty đi chiếm dụng vốn và vay vốn nhiều hơn là số vốn bị chiếm dụng. Năm 2004 Công ty đã tăng được tỷ số này lên 0,016 lần so với năm 2003, tương ứng tăng 3,17% nhưng năm 2005 lại để giảm xuống 0,225 lần, tương ứng giảm 42,77%, đây là một điều không tốt đối với Công ty.
- Các khoản nợ phải trả của Công ty qua 3 năm đều chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng nguồn vốn, cụ thể năm 2003 là 94,67%, năm 2004 là 91,53% và năm 2005 là 91,41%. Mặc dù Công ty đã cố gắng ngày càng giảm được tỷ lệ này nhưng nó vẫn ở mức cao chứng tỏ Công ty chưa thật chú trọng đến việc thanh toán nợ cho khách hàng, từ đó làm giảm uy tín của Công ty.
3. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty
Phân tích khả năng thanh toán của Công ty là xem xét tài sản của Công ty có đủ để trang trải các khoản nợ hay không. Nó còn là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của Công ty là tốt hay xấu để có những quyết định tài chính phù hợp.
Một số chỉ tiêu:
§ Khả năng thanh toán tổng quát
trả nợ phải Tổng sản tài Tổng = Rtq
Phản ánh Công ty có thể dùng tài sản của mình đảm bảo thanh toán các khoản nợ phải trả .
§ Khả năng thanh toán hiện hành
hạn ngắn Nợ ĐTNH TSLĐ+ = Rc
Là thước đo khả năng nguồn vốn của Công ty có sẵn sàng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
§ Khả năng thanh toán nhanh
hạn ngắn Nợ ĐTNH thu phải khoản Các Tiền+ + = Rq
Đây là hệ số phản ánh khả năng doanh nghiệp dùng tiền và các khoản quy đổi nhanh thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn và coi như ngắn hạn.
§ Khả năng thanh toán bằng tiền
hạn ngắn Nợ ĐTNH Tiền+ = Rt
Là hệ số phản ánh mối quan hệ giữa lượng tiền hiện có với các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
§ Khả năng thanh toán lãi vay
trả phải vay Lãi vay lãi và LNTT = Rl
Hệ số này phản ánh doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản lợi nhuận trước thuế và lãi vay để thanh toán các khoản lãi vay phải trả như thế nào, đồng thời nó cũng đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
BẢNG 12 : BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 STT CHỈ TIÊU Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tuyệt đối TĐ (%) Tuyệt đối TĐ (%)
1 Tổng tài sản 1000đ 92.178.294 87.610.323 90.099.613 -4.567.971 -4,96 2.489.290 2,84 2 TSLĐ và ĐTNH 1000đ 73.508.953 70.316.784 74.662.033 -3.192.169 -4,34 4.345.249 6,18 3 Tiền 1000đ 272.982 1.008.214 784.399 735.232 269,33 -223.815 -22,20 4 Các khoản phải thu 1000đ 44.459.644 42.152.598 24.777.933 -2.307.046 -5,19 -17.374.665 -41,22 5 Nợ phải trả 1000đ 87.261.067 80.190.172 82.362.493 -7.070.895 -8,10 2.172.321 2,71 6 Nợ ngắn hạn 1000đ 75.108.391 69.264.022 74.373.401 -5.844.369 -7,78 5.109.379 7,38 7 LNTT và lãi vay 1000đ 5.651.543 6.012.106 4.847.254 360.563 6,38 -1.164.852 -19,38 8 Lãi vay phải trả 1000đ 5.579.149 5.616.042 4.181.990 36.893 0,66 -1.434.052 -25,53 9 Khả năng thanh toán tổng quát (9=1/5) Lần 1,056 1,093 1,094 0,037 3,50 0,001 0,13 10 Khả năng thanh toán hiện hành (10=2/6) Lần 0,979 1,015 1,004 0,036 3,73 -0,011 -1,11 11 Khả năng thanh toán nhanh [11= (3+4)/6] Lần 0,596 0,623 0,344 0,027 4,53 -0,279 -44,78 12 Khả năng thanh toán bằng tiền (12=3/6) Lần 0,004 0,015 0,011 0,011 300,50 -0,004 -27,54 13 Khả năng thanh toán lãi vay (13=7/8) Lần 1,013 1,071 1,159 0,058 5,68 0,088 8,22
-7
ü Nhận xét
§ Khả năng thanh toán tổng quát
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của Công ty qua các năm đều tăng lên và đều lớn hơn 1, điều này rất tốt. Cụ thể năm 2003 là 1,056 lần, nghĩa là cứ 1 đồng nợ phải trả được đảm bảo bởi 1,056 đồng tài sản, sang năm 2004 tăng thêm 0,037 lần, tương ứng tăng 3,5% so với năm 2003, đạt mức 1,093 và năm 2005 đạt 1,094, tăng 0,001 lần, tương ứng tăng 0,09% so với năm 2004. Điều đó chứng tỏ Công ty có thể sử dụng tài sản của mình để đảm bảo các khoản nợ phải trả một cách tốt nhất, nhanh chóng và kịp thời.
§ Khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số này của Công ty qua các năm 2004 và 2005 đều lớn hơn 1. Cụ thể năm 2003 là 0,979, năm 2004 là 1,015, tăng 0,036 lần, tương ứng tăng 3,73% so với năm 2003. Năm 2005 đạt 1,004, tức là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 1,004 đồng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, mặc dù hệ số này bị giảm 0,011 lần, tương ứng giảm 1,11% so với năm 2004 nhưng nhìn chung vẫn lớn hơn 1 nên chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
§ Khả năng thanh toán nhanh
Do Công ty không có khoản đầu tư ngắn hạn nên các khoản dùng để thanh toán nhanh của Công ty chỉ bao gồm tiền và các khoản phải thu.
Khả năng thanh toán nhanh năm 2003 là 0,596, năm 2004 là 0,623, năm 2005 là 0,344, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì có 0,344 đồng có khả năng chuyển đổi nhanh thanh tiền để trả nợ. Năm 2004 tăng không đáng kể 0,027 lần so với năm 2003, tương ứng tăng 4,53% nhưng năm 2005 lại giảm 0,279 lần, tương ứng giảm 44,78%. Có thể nói khả năng thanh toán nhanh của Công ty là không tốt vì cả 3 năm đều nhỏ hơn 1, đặc biệt là năm 2005. Nói cách khác là Công ty thiếu khả năng thanh toán nhanh. Nguyên nhân do tốc độ tăng của tiền và các khoản phải thu không bằng tốc độ tăng của nợ ngắn hạn.
§ Khả năng thanh toán bằng tiền
Khả năng thanh toán bằng tiền năm 2003 là 0,004, năm 2004 là 0,015 và năm 2005 là 0,011, nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn thì Công ty có 0,011 đồng tiền mặt để trả nợ. Năm 2004 tăng 0,011 lần, tương ứng tăng 275% so với năm 2003, năm 2005 giảm 0,004 lần, tương ứng giảm 26,67% so với năm 2004. Vì khả năng thanh toán nhanh của Công ty không tốt nên khả năng thanh toán bằng tiền của Công ty cũng không tốt, lượng tiền mặt quá ít nên hầu như Công ty mất khả năng thanh toán bằng tiền.
§ Khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty tăng lên qua các năm và đều lơn hơn 1. Cụ thể năm 2003 là 1,013, năm 2004 tăng 0.058 lần, tương ứng tăng 5,71% so với năm 2003, đạt mức 1,071. Năm 2005 tiếp tục tăng thêm 0,088 lần, tương ứng tăng 8,22%, đạt mức 1,159, nghĩa là cứ 1 đồng lợi nhuận thu được có thể trả 1,159 đồng lãi vay. Đây là một điều rất tốt đối với Công ty, nó chứng tỏ Công ty hoàn toàn chủ động trong việc thanh toán các khoản lãi vay, từ đó tạo ra uy tín cho Công ty và mức độ an toàn cho nhà cung cấp tín dụng.
§ Tóm lại, nhìn chung khả năng thanh toán tổng quát là tương đối tốt, nó chứng tỏ Công ty có thể sử dụng tài sản của mình để thanh toán các khoản nợ nhưng nếu xét riêng trên từng chỉ tiêu thì khả năng thanh toán của Công ty là chưa tốt. Đặc biệt là các chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền. Điều này sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động vay vốn cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Lượng tiền trong Công ty không nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến việc thanh toán các khoản nợ càng kéo dài và làm mất đi tính tự chủ về mặt tài chính của Công ty. Tuy nhiên bù lại khả năng thanh toán lãi vay lại rất tốt phần nào giúp Công ty an tâm tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và tạo uy tín đối với người cho vay. Trong tương lai
Công ty cần phải hoạt động tốt hơn nữa để tạo ra nhiều lợi nhuận thanh toán các khoản vay.
4. Phân tích các tỉ số đòn bẩy tài chính
Tỷ số này nhằm phản ánh mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của Công ty và tính tự chủ về mặt tài chính.
Một số chỉ tiêu: § Tỷ số nợ sản tài Tổng nợ Tổng =
Phản ánh: mức độ sử dụng nợ tài trợ cho toàn bộ tài sản của Công ty. Tỷ số này càng cao và tăng qua các năm cho thấy sự đầu tư hợp lý của Công ty và ngược lại. § Tỷ số tự tài trợ vốn nguồn Tổng sở hữu chủ Vốn =
Phản ánh: sự góp vốn của chủ sở hữu vào quá trình kinh doanh. Tỷ số này càng cao và tăng qua các năm thể hiện tính tự chủ về mặt tài chính của Công ty, uy tín của Công ty và ngược lại.
§ Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu sở hữu chủ Vốn nợ Tổng =
Phản ánh: tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng nợ của Công ty và qua đó còn đo lường được khả năng tự chủ về tài chính của Công ty. Nó cho thấy mối quan hệ đối xứng giữa vốn của doanh nghiệp và vốn vay của ngân hàng.
Đứng trên góc độ ngân hàng, tỷ số này nên biến động từ 0 đến 1. Nếu bằng hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp đã quá lệ thuộc vào vốn vay và như vậy rủi ro của doanh nghiệp dồn hết cho ngân hàng chịu.
BẢNG 13 : BẢNG PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ ĐÒN BẨY TAØI CHÍNH CỦA CÔNG TY
Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 STT CHỈ TIÊU Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Tuyệt đối (%) TĐ Tuyệt đối (%) TĐ
1 Tổng nợ phải trả 1000đ 87.261.067 80.190.172 82.362.493 -7.070.895 -8,10 2.172.321 2,71 2 Tổng tài sản 1000đ 92.178.294 87.610.323 90.099.613 -4.567.971 -4,96 2.489.290 2,84 3 Vốn chủ sở hữu 1000đ 4.917.227 7.420.151 7.737.120 2.502.924 50,90 316.969 4,27 4 Tổng nguồn vốn 1000đ 92.178.294 87.610.323 90.099.613 -4.567.971 -4,96 2.489.290 2,84 5 Tỉ số nợ (5=1/2) lần 0,947 0,915 0,914 -0,032 -3,38 -0,001 -0,11 6 Tỉ số tài trợ (6=3/4) lần 0,053 0,085 0,086 0,032 60,38 0,001 1,18 7 Tỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu (7=1/3) lần 17,746 10,807 10,645 -6,939 -39,10 -0,162 -1,50
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
-7
ü Nhận xét
§ Tỷ số nợ
Năm 2003, tỷ số nợ là 0,947, nghĩa là Công ty trong năm đã sử dụng 94,7% số nợ vay của mình để tài trợ cho tài sản của Công ty. Sang năm 2004, tỷ số này là 0,915, giảm 0,032 lần so với năm 2003, tương ứng giảm 3,38% và năm 2005 tiếp tục giảm 0,001 lần, tương ứng giảm 0,11% so với năm 2004, đạt mức 0,914.
Mặc dù tỷ số nợ giảm qua các năm nhưng mức giảm ít và vẫn duy trì ở mức cao cho thấy một phần tình tự chủ về mặt tài chính của Công ty, kế hoạch đầu tư rất hợp lý của Công ty.
§ Tỷ số tự tài trợ
Năm 2003 tỷ số này là 0,053, nghĩa là số vốn chủ sở hữu của Công ty trong năm chiếm 5,3% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2004, tỷ số này là 0,085, tăng 0,032 lần so với năm 2003, tương ứng tăng 60,38% và năm 2005 tiếp tục tăng 0,001 lần, tương ứng tăng 1,18% so với năm 2004, đạt mức 0,086.
Tỷ số tự tài trợ tăng lên qua từng năm cho thấy Công ty ngày càng tự chủ về mặt tài chính, uy tín của Công ty ngày càng cao, số vốn đầu tư ngày càng tăng. Tuy nhiên tỷ số này còn hơi thấp và Công ty cần phải có những biện pháp để nâng cao tỷ số tự tài trợ hơn nữa.
§ Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Năm 2003, tỷ số này là 17,746, nghĩa là số nợ đi vay của Công ty vẫn gấp 17,746 lần so với vốn chủ sở hữu. Sang năm 2004, tỷ số này là 10,807, giảm 6,939 lần, tương ứng giảm 39,1% so với năm 2003. Năm 2005 tiếp tục giảm 0,162 lần, tương ứng giảm 1,5% so với năm 2004, đạt mức 10,645.
Điều đó chứng tỏ nỗ lực của Công ty để làm sao cân đối được vốn chủ sở hữu và vốn vay. Công ty không quá phụ thuộc vào các khoản vay từ ngân hàng.
Trong tương lai Công ty cần phải có những biện pháp để có thể giảm tỷ số này xuống càng nhỏ thì càng tốt.
5. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động
Chỉ tiêu này góp phần phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Một số chỉ tiêu:
§ Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản
quân bình sản tài Tổng thuần thu Doanh =
Phản ánh: bình quân 1 đồng tài sản đưa vào kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này tăng lên qua từng năm là tốt.
§ Số vòng quay hàng tồn kho quân bình kho tồn Hàng thuần thu Doanh =
Phản ánh: chỉ tiêu này tăng lên qua từng năm phản ánh một phần hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và ngược lại.
§ Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
kho tồn hàng quay vòng Số (360) kỳ