PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 66 - 145)

GIAN TỚI

1. Phát triển đội ngũ cán bộ và tổ chức

Đội ngũ cán bộ của Công ty phải là người có đầy đủ tài, đức và một lòng xác định gắn bó lâu dài với Công ty, coi Công ty là một mái nhà thứ hai của mình, có ý thức phấn đầu đi lên.

Cán bộ chủ chốt phải là những người thực sự giỏi trong hoạt động kỹ thuật và hoạt động quản lý, đồng thời phải là người có uy tín cao, được cán bộ công nhân viên tín nhiệm để có thể phát huy vai trò cá nhân và tập hợp được sức mạnh tập thể.

Đội ngũ viên chức hiện nay của Công ty là những người có kinh nghiệm và gắn bó với nhau từ lâu. Nay cần có một hướng đi đúng, hợp thời đại để mọi người có thể phát huy vai trò của mình, để tiếp tục đóng góp và xây dựng Công ty. Còn đối với lực lượng trẻ kế cận, từ nay đến năm 2010 Công ty sẽ ưu tiên tuyển dụng những người có trình độ kỹ thuật, kỹ sư, cử nhân…

Về mặt tổ chức, từ nay đến năm 2010, Công ty cần mở rộng nhiều địa bàn hoạt động với nhiều chi nhánh mới ở nhiều tỉnh thành khác nhau. Từ đó các đội sản xuất, các tổ sản xuất cũng cần phải tăng thêm về mặt số lượng và chất lượng.

Bên cạnh đó, cần tăng cường mối quan hệ chặt chẽ với các địa phương, tìm kiếm nhiều công trình, nhiều dự án để thi công xây dựng phục vụ tốt cho nhiệm vụ chiến lược phát triển của Công ty.

2. Phát triển lực lượng công nhân lành nghề

Lực lượng công nhân là thợ kỹ thuật của Công ty đến nay khá dồi dào. Trong đó tỉ lệ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao (từ bậc 4 đến bậc 7) chiếm ưu thế (>50%) và tỉ lệ này sẽ ngày càng tăng lên trong những năm tới nhằm đáp ứng với khối lượng và chất lượng các công trình. Để đạt được điều đó, từ bây giờ cho đến những năm tới, Công ty luôn gửi công nhân đi đào tạo kỹ thuật tại các trường có uy tín. Từ đó giúp công nhân nâng cao được tay nghề và luôn gắn bó, phục vụ hết mình cho sự phát triển của Công ty.

3. Phát triển đa dạng hóa ngành nghề và đa dạng hóa sản phẩm

Với mục tiêu đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với xu thế thời đại. Ngoài nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các cầu, Công ty cần chú trọng đến công tác thi công công trường. Tuy là một Công ty chuyên về thi công cầu nhưng cán bộ và công nhân vẫn phát huy tốt trong thi công đường xá. Từ năm 1987 cho đến nay, Công ty đã thi công nhiều công trình như: đường qua Đèo Cả, đèo Cổ Mã thuộc quốc lộ 1A, đường quốc lộ 27 và nhiều đoạn đường khác. Tất cả đều được bên A đánh giá cao.

Tuy nhiên trong tương lai Công ty vẫn phấn đấu trở thành một Công ty thi công cầu vững mạnh.

4. Đầu tư thiết bị, công nghệ mới

§ Gọi vốn đầu tư từ ngoài xã hội

Là một Công ty cổ phần, công ty luôn kêu gọi vốn đầu tư từ cá nhân, tổ chức bên ngoài để hợp tác kinh doanh, có thể về tiền, thiết bị hay công nghệ.

Cán bộ và công nhân trong Công ty đều có thể tự đầu tư máy móc, cho Công ty thuê theo thỏa thuận. Công ty phải có trách nhiệm giữ gìn và khai thác tối đa các thiết bị công nghệ này.

§ Mua sắm thiết bị công nghệ

Xác định đầu tư công nghệ phải thực sự có chất lượng cao. Ví dụ như thiết bị khoan cọc nhồi loại hiện đại, thiết bị đúc hẫng tiên tiến, hệ nối và cầu nối phải phù hợp với cả công trình đường sông và đường biển, đủ sức thi công các công trình ngoài đảo xa.

5. Tăng thu nhập cho người lao động, xây dựng các quỹ trong Công ty

Thu nhập cao sẽ giúp người lao động phấn khởi và ổn định làm việc. Hiện nay, thu nhập bình quân của Công ty từ 1 triệu đến 1.2 triệu đồng/tháng/người.

Công ty phấn đấu tăng thu nhập cho người lao động đến năm 2010 thu nhập bình quân là hơn 1.5 triệu đồng/tháng/người. Đồng thời xây dựng các quỹ trợ cấp xã hội, trợ cấp thiếu việc làm, trợ cấp thôi việc cho người lao động, các chế độ BHXH, BHYT cho người lao động trong Công ty. Tham gia đóng góp xây dựng địa phương nơi đơn vị đặt trụ sở.

B. PHÂN TÍCH VAØ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

I. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

BẢNG 7 : TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY (đvt: 1000đ)

Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 STT CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tuyệt đối TĐ (%) Tuyệt đối TĐ (%)

1 Doanh thu bán hàng 54.627.242 59.121.124 36.656.548 4.493.882 8,23 -22.464.576 -37,99

2 Các khoản giảm trừ

3 Doanh thu thuần (3=2-1) 54.627.242 59.121.124 36.656.548 4.493.882 8,23 -22.464.576 -37,99 4 Giá vốn hàng bán 48.826.937 54.708.194 33.200.661 5.881.257 12,05 -21.507.533 -39,31 5 Lợi nhuận gộp (5=3-4) 5.800.305 4.412.930 3.455.887 -1.387.375 -23,92 -957.043 -21,69

6 Doanh thu hđ tài chính 83.940 83.940

7 Chi phí tài chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Chi phí bán hàng

9 Chi phí QLDN 5.772.086 3.983.467 2.935.494 -1.788.619 -30,99 -1.047.973 -26,31 10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 10=5+(6-7)-(8+9) 28.218 429.462 604.333 401.244 1421,94 174.871 40,72 11 Thu nhập khác 48.176 136.880 197.410 88.704 184,13 60.530 44,22 12 Chi phí khác 4.000 110.277 136.478 106.277 2656,92 26.201 23,76 13 Lợi nhuận khác (13=11-12) 44.176 26.603 60.931 -17.573 -39,78 34.328 129,04 14 Tổng LNTT (14=10+13) 72.394 456.065 665.264 383.671 529,98 209.199 45,87

15 Thuế TNDN 23.166 10.056 -13.110 -56,59 -10.056 -100

16 Lợi nhuận sau thuế (16=14-15) 49.228 446.009 665.264 396.781 806,01 219.255 49,16

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

-5

ü Nhận xét:

§ Năm 2004 so với năm 2003

- Tổng doanh thu năm 2004 tăng 4.493.882 (1000đ) so với năm 2003, tương ứng tăng 8,23%. Điều này cho thấy Công ty đã hoạt động có hiệu quả, kéo theo đó doanh thu thuần cũng bằng tổng doanh thu là do Công ty không có các khoản giảm trừ, chứng tỏ chất lượng của các công trình được đảm bảo, thi công đúng tiến độ theo yêu cầu của chủ đầu tư.

- Giá vốn hàng bán tăng 5.881.257 (1000đ) so với năm 2003, tương ứng tăng 12,05%. Điều này cho thấy rằng Công ty vẫn chưa giảm được chi phí khi xây dựng các công trình.

- Nhưng bù lại chi phí QLDN lại giảm 1.788.619 (1000đ) , tương ứng giảm 30,99%. Điều đó cho thấy công tác quản lý trong Công ty được hoạt động tốt và có hiệu quả.

- Lợi nhuận thuần tăng 243.990 (1000đ), tướng ứng tăng 1421,94%, cộng thêm các khoản thu nhập từ hoạt động khác. Lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2004 tăng 383.671 (1000đ) ,tương ứng tăng 529,98% so với năm 2003.

Nhìn vào con số ta thấy được tốc độ tăng lợi nhuận của Công ty năm 2004 so với năm 2003 là rất cao. Điều đó chứng tỏ năm 2004 Công ty đã hoạt động rất có hiệu quả. Nhiều công trình được hoàn thành đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng, được chủ đầu tư khen ngợi đã mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Đặc biệt trong năm 2004, Công ty còn được giảm một phần thuế thu nhập doanh nghiệp khá lớn là 13.110 (1000đ), tương ứng giảm 56,59% nên lãi ròng năm 2004 tăng 396.781 (1000đ), tương ứng tăng 806,01%.

§ Năm 2005 so với năm 2004

Trong năm 2005, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty không tốt bằng năm 2004, cụ thể:

- Tổng doanh thu của Công ty năm 2005 giảm 22.464.576 (1000đ) so với năm 2004, tương ứng giảm 37,99%. Nguyên nhân là do một số điều kiện khách quan nên một số công trình năm 2005 vẫn chưa được hoàn thành theo đúng tiến độ khiến cho doanh thu của Công ty bị giảm. Đây cũng là xu hướng chung của các doanh nghiệp trong ngành giao thông nói chung năm 2005.

- Giá vốn hàng bán giảm 21.507.533 (1000đ) so với năm 2004, tương ứng giảm 39,31%. Tuy doanh thu bị giảm nhưng bù lại năm 2005 Công ty đã giảm được các khoản chi phí xây dựng các công trình.

- Do doanh thu vẫn giảm mạnh hơn so với giảm chi phí nên lợi nhuận gộp năm 2005 vẫn giảm 957.043 (1000đ), tương ứng giảm 21,69%.

- Cũng giống như năm 2004, năm 2005, chi phí QLDN tiếp tục giảm 1.047.974 (1000đ) tương ứng giảm 26,31% cho thấy hệ thống quản lý trong Công ty vẫn hoạt động rất có hiệu quả.

- Từ đó lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 174.871(1000đ), tương ứng tăng 40,72%, cộng thêm các khoản lợi nhuận khác cũng tăng theo nên trong năm 2005 tổng lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 209.199(1000đ), tương ứng tăng 45,87% so với năm 2004.

- Hơn nữa trong năm 2005 Công ty được miễn hoàn toàn thuế thu nhập doanh nghiệp nên lãi ròng của Công ty năm 2005 vẫn tăng 219.255(1000đ), tương ứng tăng 49,16% so với năm 2004.

§ Tóm lại, năm 2005 mặc dù doanh thu bị giảm nhưng bù lại Công ty đã biết chú trọng giảm các khoản chi phí đồng thời tích cực đầu tư vào các hoạt động khác nên nhìn chung Công ty vẫn làm ăn có lãi.

II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Lao động là yếu tố cơ bản nhất của quá trình sản xuất, nó quyết định một phần đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy đối với công tác quản lý cần phải quan tâm đúng mức và phân tích tình hình sử dụng lao động, quan tâm đến

mức thu nhập để trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp hợp lý cho quá trình sử dụng lao động sau này đạt được hiệu quả hơn.

Một số chỉ tiêu:

1.Năng suất lao động

Năng suất lao động

quân bình động lao Số thu doanh Tổng =

Phản ánh: trong một đơn vị thời gian, một lao động tạo ra bình quân được bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này tăng qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty và ngược lại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Thu nhập bình quân Thu nhập bình quân một CNV quân bình CNV Số lương quỹ Tổng =

Phản ánh: chỉ tiêu này xác định sự đóng góp của Công ty về việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống người lao động. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Hiện nay, hình thức trả lương của Công ty được chia ra làm 3 loại đối tượng chính là:

§ Lương công nhân tại công trường:

Được phân phối theo năng suất lao động, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Thường thì mức lương của công nhân ở công trường là không dưới 40.000 đồng/công và không dưới 1.200.000 đồng/ tháng.

§ Lương nhân viên tại cơ quan và lực lượng lao động gián tiếp (đội trưởng, chỉ huy trưởng tại các công trường)

Trả lương theo cấp bậc (lương cơ bản) x hệ số K

Hệ số K này tùy thuộc vào việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh từng kỳ để Công ty định ra mức phù hợp. Sản lượng doanh thu đạt cao, lãi nhiều thì hệ số K lớn và ngược lại. Hiện nay hệ số K của Công ty vào khoảng 1,3- 1,5/tháng.

§ Lương công nhân cơ giới

Được tình căn cứ vào đơn giá nhân công của ca xe máy hoạt động và khối lượng thực tế làm ra để Công ty trả lương cho công nhân cơ giới, ghi nợ đơn vị sử dụng và trừ trong khối lượng thanh toán khi quyết toán cho các đơn vị thi công công trình.

3. Kết quả sản xuất trên chi phí tiền lương (hiệu quả sử dụng chi phí sức lao động) sức lao động)

Hiệu quả sử dụng chi phí sức lao động

lương tiền phí chi Tổng thu doanh Tổng =

Phản ánh: cứ một đồng chi phí tiền lương được chi ra cho sản xuất thì thu được kết quả là bao nhiêu. Chỉ tiêu này tăng qua các năm cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí sức lao động của Công ty và ngược lại.

4. Mối quan hệ giữa năng suất lao động bình quân và thu nhập bìnhquân của công nhân viên quân của công nhân viên

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để đảm bảo cho sản xuất phát triển và mở rộng quy mô thì Công ty phải luôn quan tâm đến việc tăng năng suất lao động và tăng tiền lương bình quân của người lao động. Tuy nhiên việc tăng tiền lương phải được thực hiện trên cơ sở tăng năng suất lao động. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì đòi hỏi tốc độ tăng năng suất lao động phải tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tiền lương. Nếu không sẽ làm chi phí tăng nhanh hơn kết quả, từ đó làm giảm tích lũy và giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Công thức xác định 1 0 1 0 1 < = W W TL TL I Trong đó:

TL0 ,TL1: Tiền lương bình quân một công nhân viên năm trước và năm sau.

W0 ,W1: Năng suất lao động bình quân một công nhân viên năm trước và năm sau.

BẢNG 8 : BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Chênh lệch 04/03 Chênh lệch 05/04 STT CHỈ TIÊU Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tuyệt đối (%) TĐ Tuyệt đối (%) TĐ

1 Tổng doanh thu 1000đ 54.627.242 59.121.124 36.656.548 4.493.882 8,23 -22.464.576 -37,99 2 Tổng quỹ lương 1000đ 6.840.996 6.352.514 6.400.838 -488.482 -7,14 48.324 0,76 3 Tổng chi phí tiền lương 1000đ 6.840.996 6.352.514 6.400.838 -488.482 -7,14 48.324 0,76

4 Số CNV bình quân Người 393 373 331 -20 -5,09 -42 -11,26

5 Năng suất lao động bình quân (5=1/4) 1000đ/người 139.001 158.502 110.745 19.501 14,03 -47.757 -30,13 6

Thu nhập bình quân một công nhân viên/ tháng (6=2/4)

1000đ/người 1.451 1.419 1.611 -32 -2,21 192 13,53

7 Tổng doanh thu/ tổng chi phí tiền lương (7=1/3) lần 7,985 9,307 5,727 1,321 16,56 -3,580 -38,47

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

-6 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ü Nhận xét

§ Năng suất lao động

Năm 2003, năng suất lao động bình quân một công nhân là 139.001 (1000đ). Nghĩa là cứ bình quân 1 người lao động tạo ra 139.001(1000đ) doanh thu. Năm 2004 là 158.502(1000đ), tăng 19.501 (1000đ) tương ứng tăng 14,03% so với năm 2003. Điều đó cho thấy chất lượng lao động trong Công ty đã được nâng lên, hiệu quả làm việc cũng từ đó mà tăng lên.

Tuy nhiên, sang năm 2005, chỉ tiêu này giảm 47.757(1000đ), tương ứng giảm 30,13%, đạt mức 110.745(1000đ)/người. Mặc dù trình độ cũng như chất lượng làm việc vẫn rất tốt nhưng năm 2005 có một số công trình chưa hoàn thành làm cho doanh thu bị sụt giảm mạnh, từ đó đẩy năng suất lao động một người lao động cũng giảm theo.

§ Thu nhập bình quân một người lao động

Năm 2003, thu nhập bình quân của một người lao động là 1.451.000đ, sang năm 2004 là 1.419.000đ, giảm 32.000đ so với năm 2003, tương ứng giảm 2,21%. Sang năm 2005, chỉ tiêu này lại tăng thêm 192.000đ, tương ứng tăng 13,53%, đạt mức 1.611.000đ/người/tháng.

Nhìn chung thu nhập bình quân một người lao động tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2004 mặc dù hoạt động khá hiệu quả nhưng lương bình quân một CNV lại giảm trong khi năm 2005 hoạt động không thật hiệu quả thì lại tăng lương. Chính sự không hợp lý này sẽ dễ làm giảm động lực đối với người lao động, khiến họ nghi ngờ hiệu quả thực sự của Công ty trong năm 2004 và làm tăng chi phí tiền lương năm 2005. Chính vì vậy, Công ty cần phải khắc phục vấn đề này để làm sao có thể cân đối được tiền lương một cách hợp lý nhất.

§ Kết quả sản xuất trên chi phí tiền lương

Năm 2003, cứ một đồng chi phí tiền lương chi ra cho sản xuất thì thu được 7,985đ doanh thu. Năm 2004 cứ 1đ chi phí tiền lương chi ra cho sản xuất thì thu

được 9,037đ doanh thu, tăng 1,322đ so với năm 2003, tương ứng tăng 16,56%. Đây là một điều rất tốt cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng lao động của Công ty, Công ty đã sử dụng hợp lý tiền lương để nâng cao năng suất cho người lao

Một phần của tài liệu phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng công trình 510 (Trang 66 - 145)