Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh một số giải pháp nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty tnhh whittier wood products việt nam (Trang 38 - 41)

6. Kết cấu đề tài

2.2. Quy trình nghiên cứu

2.2.1. Mẫu nghiên cứu

Đối tượng khảo sát trong đề tài này là những người lao động hiện đang làm việc tại các bộ phận trong công ty TNHH Whittier Wood Products Việt Nam.

Kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập là gì (Kumar (2005)). Vấn đề nghiên cứu càng phức tạp thì mẫu nghiên cứu càng lớn, mặt khác một khi ta chọn mẫu càng lớn thì vấn đề nghiên cứu càng chính xác, Theo Hair (1998), ơng cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150, cịn theo tác giả Hồng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) thì cho rằng kích thước mẫu ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần biến trong phân tích nhân tố [4 - trang 23]. Trong đề tài này dữ liệu được phân tích chủ yếu dựa vào phương pháp phân tích nhân tố, phương pháp hồi quy tuyến tính,

phương pháp thống kê mơ tả. Do vậy đối với những phân tích này địi hỏi mẫu phải đủ lớn. Dự kiến kích thước mẫu được sử dụng trong đề tài này là 150.

2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

Phƣơng pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu ban đầu, nghiên cứu định tính dùng để khám phá, điều chỉnh và bổ sung các tiêu chí đánh giá. Trong phương pháp này tác giả sử dụng các tài liệu thứ cấp và tổ chức thảo luận nhóm với thành phần tham dự là những người đang làm việc tại công ty bao gồm cả lao động sản xuất trực tiếp và lao động sản xuất gián tiếp với nội dung cuộc thảo luận đã được chuẩn bị trước, số lượng người tham dự là 7 người. Nội dung của cuộc thảo luận nhằm tìm hiểu xem những nhân tố nào tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động trên cơ sở đó xây dựng phiếu khảo sát để tiến hành nghiên cứu chính thức. Phiếu khảo sát trước khi phát ra cho người lao động sẽ tiến hành tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và ban giám đốc công ty.

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phát phiếu khảo sát cho người lao động đang làm việc tại công ty. Phiếu khảo sát được thiết kế qua các bước sau:

Bước 1: Dựa vào cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan trước đây và nghiên cứu định tính để xây dựng phiếu khảo sát.

Bước 2: Phiếu khảo sát được tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và ban giám đốc công ty để điều chỉnh nội dung lại cho phù hợp.

Bước 3: Phiếu khảo sát được gửi đi khảo sát chính thức. Trong phiếu khảo sát gồm các nội dung chính sau:

- Các tiêu chí để đo lường mức độ hài lòng của người lao động như bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo, đồng nghiệp và môi trường làm việc.

- Thông tin về người trả lời như giới tính, độ tuổi, bộ phận làm việc, trình độ chun mơn và thu nhập.

Phiếu khảo sát được sử dụng để khảo sát mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty TNHH Whittier Wood Products Việt Nam. 150 phiếu khảo sát sẽ được in ra giấy và phát trực tiếp cho người lao động tại công ty bao gồm cả lao động sản xuất trực tiếp và lao động sản xuất gián tiếp. Dữ liệu thu thập sẽ được làm sạch và xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0. Dữ liệu sau khi được làm sạch và mã hóa sẽ tiến hành phân tích thơng qua các bước sau:

Bước 1: Các thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Nhiều nghiên cứu cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến gần 1 thì thang đo đó là tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nghiên cứu cho rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu là mới hoặc là mới đối với người trả lời [4]. Vì vậy trong đề tài này hệ số Cronbach’s Alpha sử dụng là từ 0.6 trở lên.

Bước 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA bằng phần mềm SPSS là một phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu (Hair & ctg, 1998). Trong phân tích này các hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và bị loại bỏ khỏi thang đo, các biến có hệ số tương quan đơn giữa biến và các nhân tố nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại, phương pháp trích “Principal Componets” được sử dụng kèm với phép xoay “Varimax”. Để đạt được giá trị phân biệt, khác biệt giữa các Factor Loading phải lớn hơn hoặc bằng 0.3 [4].

Bước 3: Phân tích hồi quy để xem xét mức độ ảnh hưởng của các thang đo đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động.

Bước 4: Thống kê mô tả xem xét mức độ thỏa mãn của các thang đo đến mức độ thỏa mãn chung của người lao động tại công ty TNHH Whittier Wood Products Việt Nam.

Bước 5: Kiểm định có hay khơng sự khác nhau giữa các đặc điểm cá nhân về mức độ thỏa mãn của người lao động bằng kiểm định One - Way ANOVA và kiểm định Independent Sample T- Test.

2.2.3. Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn quản trị kinh doanh một số giải pháp nâng cao mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty tnhh whittier wood products việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)