Đặt giả thuyết:
H0: Khơng có mối tương quan giữa 4 nhân tố độc lập với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
H1: Có mối tương quan giữa 4 nhân tố độc lập với mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động.
Kết quả phân tích cho thấy mức ý nghĩa của các nhân tố đều nhỏ hơn 0.05 nên bác bỏ H0, chấp nhận H1 tức là sự thỏa mãn của người lao động chịu tác động của 4 nhân tố độc lập đó là: Lãnh đạo, bản chất công việc, đồng nghiệp và thu nhập.
Hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.693 điều đó có nghĩa là 4 nhân tố độc lập trong phương trình hồi quy giải thích được 69.3% biến thiên của biến phụ thuộc.
Giá trị Sig. của kiểm định F trong bảng 2.21 có giá trị rất nhỏ bằng 0.000 < 0.05 cho thấy các nhân tố có trong mơ hình có thể giải thích được thay đổi của biến thỏa mãn trong cơng việc, mơ hình phù hợp và tập dữ liệu có thể sử dụng được. Kết quả bảng 2.22 cho thấy hệ số Tolerance (độ chấp nhận của biến) thấp và hệ số phóng đại phương sai (VIF) nhỏ hơn 10 nên không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến điều đó có nghĩa là khơng có sự tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập.
Việc khảo sát tính phân phối chuẩn của phần dư qua biểu đồ tần số Histogram cho thấy phân phối của phần dư là xấp xỉ chuẩn (Mean = 6.92E-17 gần bằng 0 và độ lệch chuẩn = 0.986 gần bằng 1), giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm. Giả định về tính độc lập của phần dư ta dùng đại lượng thống kê Durbin – Watson (d) để kiểm định, đại lượng d này có giá trị từ 0 đến 4. Giá trị d tính được trong nghiên cứu này là 2.240. Với 150 phiếu khảo sát và 4 biến độc lập tra bảng Durbin – Watson ta có dU= 1,79 và dL= 1.68. Như vậy đại lượng d = 2.240 nằm trong khoảng (4 - dU, 4 - dL) hay (2.21, 2.32). Vậy các phần dư khơng có mối tương quan với nhau. Mặt khác trong mơ hình ta thấy hằng số của phương trình rất bé do đó khơng có ý nghĩa thống kê nên trong phương trình hồi quy ta sẽ khơng đưa vào.
Phương trình hồi quy là:
Sự thỏa mãn trong công việc = 0.198 * lãnh đạo + 0.716 * bản chất công việc + 0.210 * đồng nghiệp + 0.325 * thu nhập.
Dựa trên các kết quả phân tích hồi quy ta sẽ giải thích, kiểm định các giả thuyết đã đề ra. Phương trình hồi quy tuyến tính giúp ta kết luận từ mẫu nghiên cứu rằng mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động trong công ty TNHH Whittier Wood Products Việt Nam chịu tác động của bốn nhân tố đó là lãnh đạo, bản chất công việc, đồng nghiệp và thu nhập. Do tất cả các biến độc lập đều được đo lường bằng thang đo 5 likert mức độ nên từ phương trình hồi quy cho ta thấy được mức độ quan trọng của từng nhân tố đối với sự thỏa mãn.
Kết quả phân tích hồi quy cho ta thấy nhân tố “bản chất cơng việc” là thang đo có mức ảnh hưởng lớn nhất đến sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty TNHH Whittier Wood Products Việt Nam. Hệ số β >0 với mức ý nghĩa rất thấp tức là độ tin cậy cao điều đó cho thấy giữa nhân tố “bản chất cơng việc” và mức độ thỏa mãn của người lao động có mối quan hệ cùng chiều. Nghĩa là người lao động cảm thấy thỏa mãn khi công việc được giao phù hợp với năng lực, việc mình làm thú vị…kết quả hồi quy cho thấy β = 0.716 điều đó có nghĩa là khi tăng mức độ thỏa mãn về bản chất công việc lên 1 đơn vị thì mức độ thỏa mãn chung trong công việc tăng thêm 0.716 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Nhân tố thứ hai ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động trong cơng ty đó là nhân tố “thu nhập”. Hệ số β >0 với mức ý nghĩa rất thấp tức là độ tin cậy cao điều đó cho thấy giữa nhân tố “thu nhập” và sự thỏa mãn của người lao động có mối quan hệ cùng chiều, tức là khi người lao động cảm nhận việc mình được trả lương, cơng bằng và tương xứng với kết quả làm việc thì họ cảm thấy thỏa mãn. Hệ số β = 0.325 điều đó cho thấy khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị thì mức độ thỏa mãn tăng lên 0.325 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Nhân tố thứ ba ảnh hưởng đến mức độ thỏa mãn trong công việc của người lao động tại công ty TNHH Whittier Wood Products Việt Nam là nhân tố “đồng nghiệp”. Kết quả hồi quy cho thấy hệ số β >0 với mức ý nghĩa rất thấp điều đó cho thấy giữa nhân tố “đồng nghiệp” và sự thỏa mãn của người lao động có mối quan hệ cùng chiều nghĩa là khi họ làm việc với những đồng nghiệp thân thiện, dễ chịu thì họ cảm thấy thỏa mãn. Kết quả hệ số β = 0.210 cho thấy khi tăng mức độ thỏa mãn
về thang đo đồng nghiệp lên 1 đơn vị thì mức độ thỏa mãn của người lao động tăng lên 0.210 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Nhân tố cuối cùng ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động trong cơng ty đó là nhân tố “lãnh đạo”. Hệ số β >0 tức là giữa nhân tố “lãnh đạo” và sự thỏa mãn của người lao động có mối quan hệ cùng chiều. Hệ số β = 0.198 cho biết khi tăng mức độ thỏa mãn trong thang đo “lãnh đạo” lên 1 đơn vị thì mức độ thỏa mãn của người lao động tăng lên 0.198 đơn vị với điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Vậy tất cả các giả thuyết của mơ hình điều chỉnh đều được chấp nhận.
2.8. Kết quả thống kê về mức độ thỏa mãn chung và mức độ thỏa mãn theo từng nhóm thang đo từng nhóm thang đo
2.8.1. Mức độ thỏa mãn chung
Bảng 2.23: Kết quả thống kê mô tả mức độ thỏa mãn chung
Biến quan sát N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn
Sự thỏa mãn chung 146 1.33 5.00 3.3995 .85197
Lãnh đạo 146 1.20 5.00 3.1205 .91198
Bản chất công việc 146 1.75 5.00 3.4418 .79168
Đồng nghiệp 146 1.25 5.00 3.3784 .78633
Thu nhập 146 1.00 5.00 3.0685 .95966
[Nguồn: Điều tra của tác giả]
3.3995 3.1205 3.4418 3.3784 3.0685 2.8 2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 Sự thỏa mãn chung Lãnh đạo Bản chất công việc Đồng nghiệp Thu nhập
[Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm EXCEL]