Các nghiên cứu về cơ sở phân vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 35 - 36)

Nguyễn Quang Ngọc: "Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối

cảnh hội nhập kinh tế của Việt Nam" [48]. Đây là tập hợp 39 bài viết từ hội

thảo khoa học về phát triển vùng. Những bài viết này đã nêu được một số khía cạnh cơ bản của việc lập định chính sách phát triển vùng. Với đặc điểm là bài viết trong khuôn khổ kỷ yếu của một hội thảo khoa học, do vậy nội dung các bài viết còn hạn chế, chỉ dừng lại ở việc nêu một số quan điểm, gợi ý về mặt định hướng cho quá trình xác lập chiến lược phát triển vùng.

Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú: “Phát triển kinh tế vùng trong

q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” [57]. Cuốn sách gồm 3 chương,

trình bày một số lý luận về vùng và phát triển vùng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020. Nghiên cứu này đã cung cấp nhiều thơng tin bổ ích về cơ sở để liên kết vùng kinh tế trong bối cảnh hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

Hà Hữu Nga: "Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc xác định các ưu

tiên trong phát triển vùng kinh tế" [47]. Đề tài đã khảo cứu một số khái niệm

vùng, vùng kinh tế của các nhà kinh tế học trong nước, sự phân vùng kinh tế trước đây, trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra khái niệm về vùng và vùng kinh tế,

từ đó đề xuất một số tiêu chí xác định vùng và vùng kinh tế như: Tiêu chuẩn xác định mơ hình vùng kinh tế, xem xét mơ hình mới về phân vùng kinh tế nước ta hiện nay. Tác giả đề xuất phân vùng nước ta thành 12 vùng kinh tế với những đặc điểm về vị trí, địa lý, khí hậu, đất đai, con người, bản sắc văn hóa của từng vùng và đề xuất các giải pháp chính sách phát triển kinh tế - xã hội phù hợp giúp các vùng phát triển theo hướng bền vững. Tuy nhiên, khi nghiên cứu cơ sở để phân vùng, tác giả chưa nhận thấy có những tiêu chí và đặc điểm của một số vùng có thể tạo mối quan hệ liên kết kinh tế sẽ giúp cho quá trình phát triển bền vững hơn nữa.

Hoàng Ngọc Phong: "Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát

triển vùng, liên kết vùng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam" [56]. Trong

nghiên cứu này, tác giả đã khảo cứu nhiều quan điểm của các học giả trên thế giới những lý luận cơ bản về vùng và liên kết vùng, đã chỉ ra những nguyên tắc cơ bản của liên kết vùng, những điều kiện cần có để thực hiện liên kết vùng. Tác giả nêu ra các loại liên kết nội vùng và giữa các vùng, đi sâu vào phân tích hai loại hình liên kết: i) Liên kết giữa các cấp chính quyền; ii) Liên kết giữa các nhà sản xuất. Nghiên cứu một số kinh nghiệm phân vùng và liên kết vùng của các quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp, Singapore, Canada, từ đó tác giả đưa ra 5 kinh nghiệm rút ra trong quá trình nghiên cứu và đề xuất một mơ hình tổ chức bộ máy quản lý liên kết vùng đối với Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w