Kinh nghiệm về liên kết các khukinh tế ven biển của Trung Quốc

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 57 - 60)

Trung Quốc

Các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc ra đời bắt đầu từ Hội nghị Trung ương III khóa XI của Đảng Cộng sản Trung Quốc từ tháng 12 năm 1978. Đây là thời kỳ Trung Quốc đã xác lập đường lối cải cách mở cửa. Ngay từ đầu, Trung Quốc đã chú trọng xây dựng và phát triển các khu kinh tế ven biển vì vùng ven biển thường có cảng nước sâu, khai thác lợi thế chi phí thấp của vận tải đường biển, thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế dịch vụ. Năm 1979, Thâm Quyến được lựa chọn làm mơ hình thử nghiệm đầu tiên và đã thu được thành công vượt bậc làm đầu tàu kéo theo cả vùng đồng bằng châu thổ sông Châu Giang phát triển, trở thành phân xưởng của thế giới. Sức lan tỏa của Thâm Quyến đã làm cho các ngành sản xuất trong vùng liên kết lại với nhau để hướng đến một mục tiêu tăng trưởng nhờ xuất khẩu, thông qua vận tải đường biển.

Sau thành công ở khu kinh tế ven biển Thâm Quyến, tháng 4/1984, Trung Quốc mở rộng cách làm của mơ hình này từ “điểm” sang “tuyến” ở một quy mơ lớn bao gồm 14 thành phố ven biển: Thiên Tân, Thượng Hải, Đại Liên, Tần Hồng Đảo, n Đài, Ơn Châu, Thanh Đảo, Liên Vân Cảng, Nam Thông, Ninh Ba, Phúc Châu, Trạm Bắc Giang, Bắc Hải. “Các khu kinh tế ven

biển này chiếm ¼ giá trị sản lượng cơng nghiệp, 23% giá trị sản lượng nông nghiệp, 40% kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc” [trích lại từ 78, tr.51].

Sự thành cơng của của các khu kinh tế ven biển đã thúc đẩy Trung Quốc xây dựng sáng tạo mơ hình liên kết kinh tế tiểu vùng ven biển. Năm 2009, khu vực ven biển đã hình thành bốn vùng liên kết kinh tế tạo nên bốn cực tăng trưởng: “Tam giác tăng trưởng Trường Giang”, “Tam giác tăng trưởng Châu Giang”, “Khu mới Tân Hải”, “Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ Quảng Tây”[67].

Mơ hình các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc đóng vai trị như các “cực tăng trưởng” tạo tác động lan tỏa đối với toàn vùng. Đặc điểm chung tạo nên sự thành công của các khu kinh tế ven biển này là: i) Tính tự chủ về mặt thể chế; ii) Độc lập về ngân sách; iii) Chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với thuế và đất đai. Kinh nghiệm thành cơng được rút ra trong q trình xây dựng khu kinh tế ven biển của Trung Quốc dưới giác độ phát triển các khu kinh tế ven biển trong liên kết vùng là:

- Có chiến lược và chính sách phát triển đúng đắn, điều này có thể ngay chính trong thành tựu của năm đặc khu kinh tế ven biển của Trung Quốc: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Nam Hải. Tất cả các đặc khu kinh tế ven biển này đều thực hiện tốt quy hoạch về mặt không gian kinh tế ngay từ ban đầu và tuân thủ triệt để “Quy hoạch phát triển biển quốc gia” và được tạo điều kiện tối đa về mặt thể chế để trở thành “thỏi nam châm” thu hút vốn đầu tư nước ngoài, phục vụ cho phát triển kinh tế.

- Lựa chọn vị trí xây dựng các khu kinh tế ven biển nằm gần hay kết nối với một lợi thế cạnh tranh (thị trường vốn, nhà cung cấp nước ngồi, sân bay, cảng biển, giao thơng) để tạo ra sự liên kết đồng bộ các yếu tố hạ tầng.

- Tận dụng hiệu ứng lan tỏa của các khu kinh tế ven biển xây dựng được chuỗi giá trị kinh doanh, cung ứng dịch vụ kết nối trong toàn vùng và mạng lưới xã hội, tạo những liên kết đầu vào, đầu ra với nền kinh tế của toàn vùng và gắn kết chặt chẽ với nền kinh tế trong nước.

- Hình thành vành đai kết nối các khu kinh tế ven biển để tạo thành chuỗi vành đai hướng biển. Sự kết nối về mặt hạ tầng kỹ thuật làm cho thị trường đầu ra của các khu kinh tế ven biển ngày càng đồng bộ trong giao thương, vận tải biển, du lịch biển và dịch vụ logistic.

Bên cạnh những thành cơng, những hạn chế trong q trình phát triển các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc đã bắt đầu bộc lộ. Những hạn chế này không dễ khắc phục được trong tương lai gần:

- Ơ nhiễm mơi trường do bng lỏng quản lý khi sản xuất phát triển bùng nổ. Đặc biệt các khu kinh tế ven biển đều có cảng biển và nhu cầu vận tải đường biển lớn nên gây ra ô nhiễm cho môi trường biển:

Bảy trong số 10 cảng lớn nhất thế giới nằm ở Trung Quốc, với hơn 25% lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển đi qua nước này, và những thành phố ven biển nổi tiếng vì bị ơ nhiễm nặng như Quảng Châu, Thượng Hải và Thâm Quyến nằm trong số những thành phố đông dân nhất [9].

- Sự mất cân đối trong vùng do chính sách phát triển khơng đồng đều. Chính sách ưu đãi đã phát huy tác dụng trong thu hút đầu tư nước ngoài phục vụ cho quá trình phát triển tại các khu kinh tế ven biển, tuy nhiên, những chính sách đó lại tạo nên sự bất bình đẳng đối với các chủ thể kinh tế trong và ngoài các khu kinh tế này. Ngoài ra, sự ưu đãi quá mức dẫn đến thu hút và phân bổ nguồn lực không đồng đều dẫn đến chênh lệch về phát triển quá lớn đối với các khu vực cịn lại của vùng.

- Cơng tác quy hoạch các khu kinh tế ven biển, đặc biệt là các đặc khu kinh tế ven biển của Trung Quốc vẫn cịn thiếu tầm nhìn dài hạn về lựa chọn phát triển mặt hàng chủ lực, mơ thức phát triển. Các đặc khu này thường có mơ hình và cách thức phát triển giống nhau, các lĩnh vực lựa chọn đầu tư phát triển giống nhau, do đó, trong hiện tại đã tạo ra sự cạnh tranh không cần thiết. Điều này làm cho hiệu quả kinh tế giảm sút, đánh mất lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh của các đặc khu kinh tế ven biển.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w