Phát triển kinh tế biển

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 43 - 44)

Phát triển kinh tế biển là việc mở rộng cả quy mô, chất lượng và gia tăng mức độ khai thác các nguồn lợi trực tiếp cũng như gián tiếp từ biển, tăng tỉ trọng của ngành kinh tế biển. Quy mô phát triển kinh tế biển ngày càng lớn, dựa vào sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để mở rộng các phân ngành kinh tế biển. Bên cạnh đó, chất lượng của các sản phẩm từ biển ngày càng được nâng cao, giá trị thu được từ kinh tế biển phải chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Có thể khẳng định phát triển kinh tế biển là một hoạt động có chủ đích của con người tác động vào các ngành kinh tế biển để tạo ra những kết quả như mong muốn theo chiều hướng tốt hơn làm cho kinh tế - xã hội phát triển, các điều kiện sống của người dân được cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững. Trên cơ sở những phân tích đó, phát triển kinh tế biển được định nghĩa: Là sự gia tăng về

quy mô, cơ cấu, số lượng, chất lượng của các phân ngành kinh tế biển theo hướng hiện đại bằng hệ thống các cơng cụ, chính sách tác động vào hoạt động kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động kinh tế khai

thác, sử dụng tiềm năng của biển nhằm phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế và nền kinh tế quốc dân.

Nội hàm khái niệm này đã chỉ ra chủ thể, phương thức phát triển và mục tiêu hướng tới. Các thành tố trong quan niệm trên có vị trí, vai trị riêng nhưng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau và không tách rời. Trong mối quan hệ đó, chủ thể phát triển kinh tế biển sẽ giữ vai trò quyết định và chi phối; hiệu quả phát triển kinh tế biển phụ thuộc vào năng lực của chủ thể. Phát triển kinh tế biển cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cả về trình độ chun mơn, khả năng thích ứng trước sự thay đổi và phát triển của khoa học và công nghệ, cả về kỹ năng, kinh nghiệm, tri thức của các phân ngành kinh tế biển.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w