Vùng kinh tế

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 44 - 47)

Trong các nghiên cứu về vùng nói chung và kinh tế vùng nói riêng, khái niệm về vùng được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên tùy theo góc độ nghiên cứu của từng nghiên cứu đã đưa ra khái niệm khác nhau và cách phân vùng cũng khác nhau. Kinh tế học coi vùng là một đơn nguyên kinh tế tương đối hoàn chỉnh trên phương diện kinh tế. Khoa học chính trị coi vùng là một đơn nguyên hành chính và phân chia theo lãnh thổ hành chính.Vùng là một hệ thống bao gồm các mối liên hệ tương tác các bộ phận cấu thành với các dạng liên hệ địa lý, kỹ thuật, kinh tế, liên hệ xã hội trong hệ thống cũng như ngồi hệ thống. Vùng có quy mơ rất khác nhau, sự tồn tại của vùng là khách quan và có tính lịch sử, quy mơ và số lượng vùng có sự thay đổi theo các giai đoạn phát triển của đất nước. Tính khách quan của bản thân vùng được cụ thể hố thơng qua những nguyên tắc do con người đặt ra. Vùng là cơ sở để hoạch định các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước.

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng: “Vùng là một khái niệm được sử dụng khá phổ biến trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một số quốc gia. Vùng là không gian, là một trong những hình thái tồn tại của vật chất" [38, tr.16]. Theo E.M.Hoover: "Vùng là dải đất được xem là một thực

thể khi có mục đích mơ tả, phân tích, quản lý, lập quy hoạch hay xây dựng chính sách. Nguyên lý phân vùng dựa trên tính đồng nhất về nội bộ hay tính nhất thể hóa cơng năng" [trích lại từ 56, tr.97]. Đây là định nghĩa được nhiều học giả thừa nhận và sử dụng nhiều nhất, với góc độ tiếp cận của tác giả vùng có thể phân thành: 1) vùng tự nhiên, có chung địa hình, địa mạo; 2) vùng hành chính, có địa giới và cấp bậc hành chính xác định; 3) vùng kinh tế, với mạng lưới kinh tế cùng chung động lực phát triển; 4) vùng liên quốc gia, gắn kết bằng liên hệ địa lý hoặc kinh tế. Quy định của Chính phủ Việt Nam về vùng:

Vùng kinh tế - xã hội là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, gồm một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có các hoạt động kinh tế - xã hội tương đối độc lập, thực hiện sự phân công lao động xã hội của cả nước. Đây là loại vùng phục vụ việc hoạch định chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước [17, tr.1].

Để hiểu được các vấn đề kinh tế của vùng phải căn cứ vào thực tế vùng về: i) lợi thế tài nguyên; ii) chi phí về về vận tải và thông tin; iii) đặc trưng phát triển của các nguồn lực tương đồng; iv) các quan hệ kinh tế của các nhóm xã hội và doanh nghiệp, đơn vị hành chính... Trên cơ sở đó, có tác giả đồng tình với khái niệm: “Vùng kinh tế là một không gian kinh tế xác định đặc thù của quốc gia, một tổ hợp kinh tế - lãnh thổ tương đối hồn chỉnh, có chun mơn hóa kết hợp với phát triển tổng hợp” [20, tr.1];

Một bộ phận lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân, có những dấu hiệu sau: chun mơn hóa những chức năng kinh tế quốc dân cơ bản; đồng thời nó có tính tổng hợp: được hiểu theo nghĩa rộng như là mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và cơ cấu lãnh thổ của vùng, coi vùng như một lãnh thổ tồn vẹn, đơn vị có tổ chức trong bộ máy quản lý lãnh thổ nền kinh tế quốc dân [1, tr.198].

Hiện nay nhiều quan điểm khác nhau phân định về vùng lãnh thổ phát triển kinh tế - xã hội. Quan điểm cực tăng trưởng (tiêu biểu Gustav Ranis, Strauss, Hall) lưu ý đến tính chất tăng trưởng kinh tế của các vùng có lợi thế so sánh có thể tiến hành cơng nghiệp hóa nhanh, làm nền tảng cho q trình cơng nghiệp hóa trên tồn bộ nền kinh tế. Trong các cực tăng trưởng này tập trung các ngành công nghiệp mũi nhọn và các ngành bổ trợ, các hoạt động dịch vụ phục vụ cho phát triển công nghiệp với một hạ tầng phát triển có thể kết nối với các cảng biển, các đầu mối giao thông. Điểm đúng đắn của quan điểm này là tìm ra các điểm đột phá phát triển và tạo nên các tác động phát triển lan tỏa đến các lĩnh vực khác. Một số trường phái khác có quan niệm vùng thiên về cấu trúc kinh tế, có nghĩa là bố trí cơ cấu kinh tế trên một khơng gian lãnh thổ nhất định. Theo quan niệm này sẽ dẫn đến thiên lệch về cơ cấu kinh tế, mặc dầu chiến lược cơ cấu vùng là hết sức quan trọng trong phân bố lãnh thổ phát triển, một chiến lược kinh tế hợp lý sẽ được vận hành có hiệu quả cịn phải tính đến các yếu tố địa chính trị, các nhóm xã hội, thể chế vận hành vùng...

Phái Tân cổ điển cũng nêu lên tính chất xã hội của các vùng kinh tế, đã lưu ý đến khía cạnh các lợi ích thơng qua phân chia lợi nhuận của các nhóm xã hội để xem xét các vùng kinh tế. Họ cho rằng sự khác nhau căn bản giữa các vùng kinh tế là sự dơi dư nguồn lợi nhuận có được từ kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc nhóm chính trị xã hội khác nhau, trong xem xét vùng kinh tế chỉ coi trọng đến lợi ích kinh tế của các nhóm xã hội sẽ dẫn đến việc hoạch định chiến lược cơ cấu thiên lệch về các ngành có lợi ích kinh tế cao, khơng tn thủ lợi ích chung của tồn bộ nền kinh tế. Mặt khác đặc trưng cấu trúc (cơ cấu) ngành kinh tế, ở một góc độ nào đó, lại là các ưu thế về vị trí địa lý, nguồn lực khác quyết định. Hơn nữa, sự phân hóa giai tầng xã hội trong vùng là không thể tránh khỏi khi các nhóm xã hội khác nhau ứng xử với các thế mạnh kinh tế của vùng (bao gồm cả các quan hệ kinh tế đã có của vùng) có sự khác nhau.

Từ những quan niệm vừa nêu trên, việc phân định vùng kinh tế theo định nghĩa:

Một bộ phận lớn của lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế - xã hội tiêu biểu, thực hiện phân công lao động xã hội trên phạm vi cả nước. Đây là loại vùng có quy mơ diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình hình thành phát triển kinh tế - xã hội trên mỗi vùng của đất nước [102, tr.14].

Định nghĩa này là đầy đủ hơn cả, vừa đề cập đến sự tương đồng của các hoạt động kinh tế trong vùng; sự liên kết nguồn nhân lực thông qua phân công lao động xã hội; sự gần gũi tương đồng về mặt địa lý; đồng thời lại đề cập đến sự liên kết về chủ thể quản lý nhằm xây dựng cơ chế hoạt động, điều phối của vùng.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w