Bài học rút ra cho Quảng Bình đối với quá trình phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 72 - 77)

kinh tế biển trong liên kết vùng

Qua nghiên cứu kinh nghiệm cả thành công lẫn hạn chế của các quốc gia trên thế giới và các địa phương trong nước, với lợi thế địa phương đi sau, nhỏ về diện tích, nghèo về kinh tế, chỉ những mơ hình phù hợp với nguồn lực của Quảng Bình mới có thể vận dụng, tuy nhiên, về chính sách, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện, những kinh nghiệm đó đều cần phải xem xét rút ra bài học để ứng dụng phù hợp với lộ trình phát triển của tỉnh. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho quá trình phát triển kinh tế biển trong liên kết vùng đối với Quảng Bình là:

Thứ nhất, xây dựng quy hoạch tổng thể không gian biển của địa phương

Quy hoạch khơng gian biển đối với Quảng Bình chính là định hướng cho tương lai phát triển của kinh tế biển của địa phương. Đây chính là phương thức khả thi nhất để tăng tính tương thích trong khai thác và sử dụng tài nguyên biển trong xu hướng sức ép đối với bờ và vùng biển ngày càng gia tăng. Đối với quốc gia thì việc quy hoạch khơng gian biển mang ý nghĩa chiến lược lâu dài và liên quan đến chủ quyền, lãnh hải. Đối với địa phương cấp tỉnh, việc xây dựng quy hoạch không gian biển vừa là định hướng phát triển vừa là cách thức để quản lý các lĩnh vực kinh tế biển tốt

hơn và hướng đến sự phát triển bền vững. Đặc biệt, không gian kinh tế biển luôn rộng mở, đa dạng và tác động lẫn nhau cả về mặt tự nhiên và phát triển theo các cấp độ thông qua mối liên kết vùng. Kinh nghiệm liên kết các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc cho thấy, do khơng có chiến lược quy hoạch khơng gian biển từ đầu, các khu kinh tế ven biển của quốc gia này đang trở nên mâu thuẫn về mặt cơng năng và lợi ích dẫn đến cạnh tranh khốc liệt. Bên cạnh đó, các ngành vận tải biển, khai thác, nuôi trồng thủy sản nằm liền các khu kinh tế ven biển đã tác động tiêu cực lẫn nhau, hậu quả đã bộc lộ ở sự ô nhiễm môi trường do khai thác chồng chéo và quá mức. Kinh nghiệm Đà Nẵng cho thấy, dịch vụ nghề cá, cảng cá đã mâu thuẫn với lĩnh vực du lịch biển; nuôi trồng thủy sản đã bị thu hẹp dẫn đến sự thiếu hụt nguyên liệu sản xuất cho các nhà máy chế biến thủy sản. Tất cả điều đó cho thấy sự thiếu đồng bộ trong công tác quy hoạch khơng gian biển của quốc gia và địa phương nói trên gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, trong xây dựng quy hoạch không gian biển của địa phương cần phải chú ý đến tính tổng thể của quy hoạch vùng, mối liên kết về mặt địa lý và kinh tế của vùng mới đạt kết quả cao nhất của công tác quy hoạch nhằm phát triển kinh tế biển.

Thứ hai, lựa chọn những lĩnh vực kinh tế biển mũi nhọn để phát triển trước, tạo “cực tăng trưởng” thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Qua nghiên cứu, nhưng lĩnh vực hiện nay Quảng Bình đang có lợi thế nhất đó là: du lịch nghỉ dưỡng ven biển, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, khu kinh tế ven biển, cảng biển. Đây là những lĩnh vực có tiềm năng nhất của địa phương. Kinh nghiệm từ Singapore cho thấy, mặc dù có đầy đủ các yếu tố, điều kiện để phát triển tất cả các phân ngành của kinh tế biển, nhưng quốc gia này không đầu tư theo chiều rộng, họ tập trung vào lĩnh vực cảng biển, dịch vụ cảng biển để tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý của mình. Điều đó đã dồn được nguồn lực đầu tư có trọng điểm vào lĩnh vực mà quốc gia này có lợi thế. Thành cơng của Singapore đã minh chứng cho sự tập trung đúng vào lĩnh

vực thế mạnh để đột phá, tạo hiệu ứng lan tỏa đến toàn bộ nền kinh tế-xã hội của quốc gia. Kinh nghiệm của Khánh Hòa cũng đã chỉ ra điều tương tự. Điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa hết sức thuận lợi cho phát triển khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản, tuy nhiên, bên cạnh phát triển lĩnh vực này, Khánh Hòa vẫn xác định du lịch là ngành mũi nhọn, trong đó lấy du lịch biển là lĩnh vực tạo đột phá, tận dụng sự lan tỏa của du lịch biển để xây dựng mối liên kết giữa các hình thức du lịch, giữa các ngành dịch vụ với du lịch biển, xa hơn là lấy du lịch biển làm chìa khóa để chia sẻ nguồn lực và mở rộng mối quan hệ liên kết với các địa phương trong vùng và cả nước. Việc lựa chọn lĩnh vực phát triển trong các phân ngành kinh tế biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Quảng Bình, lựa chọn đúng sẽ phát huy hết tiềm năng, lợi thế của địa phương, khắc phục được những điểm yếu vốn có của một địa phương nhỏ về diện tích, khắc nghiệt về khí hậu, nghèo về kinh tế để tạo tiền đề đối với sự phát triển kinh tế xã hội của tồn tỉnh.

Thứ ba, có các biện pháp và hình thức đa dạng để huy động nguồn lực đầu tư cho các lĩnh vực kinh tế biển mũi nhọn và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ kết nối với hệ thống hạ tầng toàn vùng

Đối với Quảng Bình, nguồn lực cho phát triển bao giờ cũng là vấn đề nóng, nhu cầu về nguồn lực đầu tư rất lớn vượt quá khả năng hiện có của địa phương. Chính vì vậy, cần có biện pháp, cơ chế linh hoạt trong vấn đề huy động nguồn lực đầu tư xã hội. Trong phát triển các phân ngành kinh tế biển, phải tạo ra cơ chế thơng thống, ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút các doanh nghiệp trong và ngồi địa phương đến hoạt động sản xuất, đầu tư vào các lĩnh vực mũi nhọn của kinh tế biển mà tỉnh đã lựa chọn. Bên cạnh đó, phải tìm mọi cách thúc đẩy đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng đồng bộ, kết nối thơng suốt với hệ thống hạ tầng tồn vùng và quốc gia. Sự yếu kém về lĩnh vực hạ tầng sẽ là rào cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tồn tỉnh nói chung và kinh tế biển nói riêng, đồng thời, sự yếu kém đó là lực cản trong q trình kết nối tồn vùng. Kinh nghiệm trong thu hút vốn của Singapore,

Quảng Ninh cho sự phát triển hệ thống hạ tầng; thành cơng của Thái Lan, Khánh Hịa trong xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, kết nối với hệ thống hạ tầng giao thông quốc gia đã thúc đẩy ngành du lịch biển phát triển; vấn đề yếu kém của Hải Phòng trong lĩnh vực dịch vụ sau cảng biển dẫn đến sự liên kết giữa cảng biển với dịch vụ logistics lỏng lẻo, hiệu quả kinh tế thấp do hạ tầng không đồng bộ đã minh chứng cho điều này. Quảng Bình cần nhanh chóng xây dựng cơ chế chính sách phải thực sự linh hoạt, cởi mở mới tháo bỏ được nút thắt nói trên.

Thứ tư, thúc đẩy hình thành cơ chế liên kết giữa các lĩnh vực kinh tế biển của địa phương, gia tăng giá trị cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực này, phối hợp với chính quyền của các địa phương khác trong vùng để dần hình thành mối quan hệ liên kết kinh tế

Từ trước đến nay, sự phát triển của các phân ngành kinh tế biển Quảng Bình chủ yếu diễn ra theo hướng đơn lẻ, chưa có sự gắn kết của chính các tác nhân nội tại trong các phân ngành kinh tế biển đó, giá trị gia tăng của các sản phẩm do các phân ngành này thu được thấp hơn giá trị thực. Thực tiễn liên kết các hình thức du lịch của Thái Lan; liên kết của ngành nuôi trồng thủy sản của Malaysia với chuỗi nhà hàng; liên kết du lịch của Khánh Hòa với các địa phương trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên là những kinh nghiệm cần nghiên cứu, học hỏi. Trước mắt, có thể tăng cường các hình thức liên kết của ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản đối với ngành du lịch trong nội tỉnh, tạo điều kiện cho các loại hình du lịch trong địa phương liên kết thành chuỗi thống nhất, bước đầu sẽ làm gia tăng giá trị gia tăng của sản phẩm nói trên. Đối với q trình liên kết vùng, do thiếu một cơ chế pháp lý chung nên khó khăn trong thực hiện là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, về lâu dài, Quảng Bình khơng thể đứng ngồi xu hướng liên kết kinh tế toàn vùng, do vậy, cần phải chuẩn bị những điều kiện và thiết lập khung khổ để sẵn sàng kết nối khi thời cơ tới.

Thứ năm, tăng cường công tác quảng bá và xây dựng thương hiệu cho các phân ngành kinh tế biển

Xây dựng thương hiệu cho các phân ngành này là một vấn đề còn khá mới. Tại các địa phương có biển đang loay hoay là làm sao để xây dựng được những sản phẩm mang thương hiệu biển địa phương và xây dựng thương hiệu tổng hợp của chính địa phương gắn với đặc tính “biển”. Xây dựng thương hiệu cho các phân ngành kinh tế biển của Quảng Bình phải đạt hai yêu cầu: i) Mang nét đặc sắc riêng có của địa phương; ii) Đặt trong bối cảnh kết nối của tồn vùng. Xây dựng thương hiệu mang tính vùng miền giúp cho địa phương, doanh nghiệp phát triển kinh tế, đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm của địa phương, qua đó, giúp nâng cao mức sống cư dân địa phương. Sự kết nối với các địa phương lân cận tạo nên sức mạnh của cả vùng và giúp thu hút đầu tư nước ngồi, phát triển thương mại hàng hóa, du lịch.

Thứ sáu, xây dựng chiến lược hợp tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển

Nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế biển của Quảng Bình vừa thiếu vừa yếu, do đó phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng trong dài hạn, dự báo được nhu cầu nguồn nhân lực mà các lĩnh vực của kinh tế biển đang cần, phải tổ chức liên kết, hợp tác với các trường đại học đúng chuyên ngành để thực hiện đa dạng hóa phương thức đào tạo mới có thể đáp ứng được địi hỏi của quá trình phát triển. Đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư phát triển nguồn nhân lực với đầu tư phát triển các tổ chức khoa học và công nghệ biển trên cơ sở tập trung đầu tư xây dựng một số đơn vị hoạt động khoa học và công nghệ biển trọng điểm, đầu tư nâng cấp tiềm lực khoa học và công nghệ của trường đại học, trung cấp, dạy nghề hiện có trên địa bàn tỉnh.

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án Trần Thanh Tùng (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(174 trang)
w