tế biển: cảng biển, giao thông kết nối khu kinh tế biển, trục cao tốc ven biển…, hình thức này mang lại những tiện ích cho các dự án cần sử dụng vốn lớn của Quảng Bình như dùng để phát triển khu kinh tế biển tổng hợp ở hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy, nâng cấp sân bay Đồng Hới, xây dựng khu kinh tế Hòn La giai đoạn 2, xây dựng trục cao tốc ven biển từ Đèo Ngang đến Lệ Thủy kết nối với trục cao tốc ven biển của cả nước sẽ hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, khi thực hiện cần phải cân bằng lợi ích giữa lợi nhuận của nhà đầu tư thu được từ dự án và những mục đích xã hội mà dự án đạt được, đồng thời phải tạo ra yếu tố môi trường thuận lợi, ổn định, có khung pháp lý đầy đủ quy định cụ thể về phân bổ trách nhiệm một cách rõ ràng trong từng giai đoạn thực hiện và kết thúc dự án.
4.3.1.3. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học biển và đào tạo nhân lực cho kinh tế biển cho kinh tế biển
Phát triển khoa học công nghệ biển thực sự trở thành động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển đảo. Quảng Bình cần phải xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ biển nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới với mục tiêu là phục vụ có hiệu quả trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển sự nghiệp khoa học công nghệ biển của vùng. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu về biển trong những lĩnh vực ứng dụng khoa học - công nghệ nhằm phục vụ cho công tác điều tra cơ bản, dự báo thiên tai và khai thác
nguồn tài nguyên biển một cách có hiệu quả trên vùng biển của Quảng Bình. Trong đó cần chú trọng các yếu tố tự nhiên như tài nguyên và môi trường biển đảo để xác lập luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính sách quản lý tài nguyên biển và công tác bảo vệ môi trường biển theo hướng phát triển bền vững. Nhanh chóng nâng cao tiềm lực khoa học cơng nghệ, hình thành những lĩnh vực mũi nhọn, đáp ứng được yêu cầu tất yếu khách quan giai đoạn phát triển mới trong các lĩnh vực kinh tế biển của tỉnh. Định hướng ưu tiên nghiên cứu một số ngành và lĩnh vực trong bối cảnh hiện nay như sau:
Chú trọng, bảo đảm phát triển cân đối các ngành kinh tế, an tồn mơi trường; Phát triển giao thông vận tải biển, nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, du lịch biển đảo, cảng biển và khu kinh tế ven biển; Nghiên cứu áp dụng các giải pháp khoa học và công nghệ nhằm khai thác hợp lý và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Ứng dụng những công nghệ mới trong kiểm sốt và xử lý ơ nhiễm mơi trường biển.
Đổi mới cơ cấu nghề nghiệp, phát triển các nghề mới thích ứng với các vùng mặn hóa, hạn hán, ngập nước; áp dụng công nghệ mới hiện đại vào các lĩnh vực vận tải, khai thác, chế biến các sản phẩm của biển. Đặc thù của biển, công tác phát triển nguồn nhân lực quản lý Nhà nước về biển và thay đổi chất lượng dân số cần phải gắn với đào tạo chun mơn, ra biển và quản lý biển phải “có nghề” lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trung hạn và dài hạn, cùng với việc xây dựng cơ chế, chính sách đào tạo gắn với cơ chế cử tuyển để khuyến khích cán bộ khoa học và quản lý ra cơng tác tại vùng ven biển, đa dạng hóa các hình thức đào tạo phù hợp với từng đối tượng, trong đó cần ưu tiên đào tạo con em ngư dân, người làm nghề biển, đội ngũ người lao động trên biển, đảo và ven biển thơng qua hình thức “vừa học, vừa làm”, đào tạo qua công việc, tham quan học hỏi, tập huấn kỹ năng và nghiệp vụ, mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn, thông qua các hoạt động khoa học, công nghệ và hợp tác quốc tế về biển và hải đảo. Giao cho trường Đại học Quảng Bình, trường Cao đẳng nghề liên kết với các trường đại học trong nước và quốc tế, xây dựng chương trình đào tạo các chuyên ngành về kinh tế biển: du lịch biển, khai thác
quản lý cảng biển, dịch vụ logistics, quản lý môi trường biển, nuôi trồng thủy sản, bảo quản, chế biến thủy sản... với nhiều loại hình đào tạo, nhiều cấp độ đào tạo, căn cứ vào nhu cầu của từng lĩnh vực trong kinh tế biển của địa phương để có kế hoạch đào tạo nhân lực trong dài hạn.
Gấp rút đào tạo và bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu quản lý các ngành kinh tế biển và cộng đồng cư dân ven biển khơng những có trình độ chun mơn mà cịn có kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ chủ quyền biển đảo, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 70%, đến năm 2030 đạt 90%. Có cơ chế và chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các địa phương khác về công tác trong các lĩnh vực của kinh tế biển của tỉnh, chú trọng ưu tiên vào đội ngũ cán bộ khoa học về công nghệ biển, kỹ sư trong các lĩnh vực công nghệ tự động cho các khu kinh tế, dịch vụ cảng biển, nhà quản lý trong lĩnh vực du lịch biển, cán bộ khuyến ngư, công nghệ chế biến thực phẩm cho lĩnh vực bảo quản, chế biến thủy sản bước đầu tạo ra đội ngũ cán bộ khoa học làm nền móng cho q trình phát triển.