biển với kinh tế vùng
Một là, tư duy về liên kết kinh tế và nhận thức về lợi ích lâu dài của sự
liên kết của chính quyền và các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong các ngành kinh tế biển chưa đầy đủ. Điều này được minh chứng trong thực trạng liên kết ở các ngành kinh tế biển của địa phương. Chủ trương, chính sách, định hướng và thiết lập các điều kiện cho quá trình liên kết giữa các ngành kinh tế biển Quảng Bình với kinh tế vùng Bắc Trung Bộ của chính quyền địa phương chưa
được quan tâm đúng mức và chưa được cụ thể hóa bằng các đề án phát triển cụ thể từng ngành trong kinh tế biển của địa phương.
Hai là, cơ chế hợp tác và liên kết với vùng là cách thức vận hành các
quan hệ và các yếu tố trong quá trình liên kết chưa được thiết lập đầy đủ, sự hợp tác liên kết đó chỉ mới dừng lại ở các biên bản cam kết, ghi nhớ chung chung, khơng có định chuẩn cụ thể. Do đó, các mối quan hệ liên kết thường lỏng lẻo, thiếu tính bền vững vì khơng có mối quan hệ ràng buộc về lợi ích cũng như pháp lý, chính sách để phối hợp và liên kết chưa có. Vấn đề xây dựng, bổ sung các quy định trách nhiệm và công cụ pháp lý để phối hợp giữa các cơ quan chức năng của địa phương cần phải được thiết lập, xa hơn là phối hợp để xử lý những vấn đề vượt ra khỏi phạm vi của địa phương nhưng chưa đến mức Chính phủ phải quyết định.
Ba là, chuỗi giá trị ngành hàng nội vùng cịn yếu, liên vùng chưa được
hình thành. Suy cho cùng, vấn đề liên kết vùng phải xuất phát từ liên kết của các chủ thể sản xuất kinh, doanh trong nội bộ từng địa phương, từ đó lan tỏa và thiết lập mối quan hệ liên kết với các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong vùng, mối quan hệ hợp tác đó là mấu chốt cho việc hạn chế sự cạnh tranh bất hợp lý giữa ngành của các địa phương, tạo ra sự phát triển hài hịa, bền vững vì lợi ích của toàn vùng và của từng địa phương. Tuy nhiên, hoạt động này thường mang tính tự phát theo yêu cầu của thị trường và nội lực của các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này mà chưa được hỗ trợ bởi một cơ chế chung.
Bốn là, kết nối kết cấu hạ tầng giao thông của địa phương chưa đồng bộ
với hạ tầng giao thơng của tồn vùng, tạo điều kiện cho q trình liên kết thơng suốt đang gặp phải những trở ngại nhất định, từ khâu huy động nguồn lực, tổ chức quản lý thực hiện, chất lượng của các cơng trình đang thực hiện là vấn đề cấp thiết. Xét trên góc độ lợi ích, hồn thiện hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh và kết nối đồng bộ với vùng, tạo ra trục “ kinh tế ven biển” hùng mạnh và thơng suốt, khơng chỉ giúp cho q trình liên kết các phân
ngành kinh tế biển của địa phương phát triển, còn giúp vực dậy cả dải đất ven biển của Quảng Bình có cơ hội cất cánh, thốt khỏi đói nghèo.
Để phát huy lợi thế của mình, Quảng Bình nên tập trung vào những lĩnh vực kinh tế biển có lợi thế trong phát triển và liên kết như: xây dựng hệ thống cao tốc ven biển, du lịch biển, dịch vụ cảng biển, và khu kinh tế ven biển. Vì vậy, phải có giải pháp huy động sức mạnh tổng hợp để phát triển kinh tế - xã hội, trong đó phát triển những ngành nói trên phải được ưu tiên coi đó là “cực tăng trưởng” có tác dụng đầu tàu kéo theo các lĩnh vực kinh tế khác của địa phương cùng trỗi dậy. Ngồi nhóm giải pháp đặc thù cần có những giải pháp chuyên biệt tạo điều kiện cho mối quan hệ hợp tác, liên kết kinh tế với toàn vùng phát triển. Đó mới thực sự tận dụng hết mọi nguồn lực nhằm đưa Quảng Bình trở thành một trong những địa phương “ trung tâm kinh tế biển” của cả nước.
Chương 4