của địa phương trong liên kết vùng
Nhóm ngành gắn với khai thác trực tiếp vùng không gian biển bao gồm: nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; vận tải biển; khai thác dầu khí trên biển; du lịch biển; nghề làm muối biển, dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển, kinh tế hải đảo. Phát triển những ngành này sẽ góp phần tăng gia tăng sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế cho thấy, ngành khai thác dầu khí ven biển là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước; nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản, làm muối biển là sinh kế cứu cánh cho ngư dân ven biển; có ngành mang lại nguồn thu vô tận nếu biết khai thác bền vững như ngành du lịch biển. Phát triển những phân ngành này thực chất là chúng ta đang khai thác lợi thế tĩnh vô cùng to lớn của biển vốn chưa được đánh giá đúng mức và chưa đánh thức hết tiềm năng mà biển mang lại.
2.2.2.2. Phát triển các ngành gắn với khai thác vùng bờ biển của địa phương trong liên kết vùng địa phương trong liên kết vùng
Bên cạnh phát triển những phân ngành khai thác vùng không gian biển bao giờ cũng phải chú ý đến các ngành gắn với khai thác vùng bờ biển, là những ngành mang tính chất điểm tựa cho các ngành khai thác không gian biển. Những ngành gắn với khai thác vùng bờ biển bao gồm xây dựng các cảng biển, phát triển khu kinh tế công nghiệp ven biển, các khu nghĩ dưỡng ven biển. Thông thường các ngành công nghiệp ven biển dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội hiện có của từng vùng, bao gồm: công nghiệp chế biến thủy sản, cơng nghiệp lọc hóa dầu, cơng nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu
biển, cơng nghiệp khai thác khống sản. Những lĩnh vực này đóng vai trị hết sức quan trọng trong q trình thúc đẩy các phân ngành khai thác không gian biển. Sản phẩm của các ngành khai thác không gian biển thường là yếu tố đầu vào đối với các ngành gắn với khai thác vùng bờ biển, do đó, khi các ngành khai thác vùng bờ biển được phát triển sẽ tạo ra sự kết nối giữa hai vùng khơng gian kinh tế nói trên thành thể thống nhất, bổ sung tạo điều kiện cho sự khai thác kinh tế biển hiệu quả hơn.
2.2.2.3. Phát triển các chuỗi liên kết ngành, lĩnh vực "hậu cần" kinhtế biển trong liên kết vùng tế biển trong liên kết vùng
Dịch vụ hậu cần là một chuỗi các hoạt động liên tục, có liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Dịch vụ hậu cần xuất hiện trong hầu như tồn bộ q trình sản xuất và lưu thơng của nền kinh tế, dịch vụ hậu cần đóng vai trị quan trọng trong hỗ trợ phát triển kinh tế nói chung và các ngành kinh tế biển cũng khơng nằm ngồi sự hỗ trợ đó. Đối với các các ngành khai thác vùng không gian biển và bờ biển, dịch vụ hậu cần càng đóng vai trị quan trọng hơn bao giờ hết. Dịch vụ hậu cần hiệu quả sẽ giảm chi phí đầu vào giúp cho các ngành nói trên phát huy tối đa lợi thế của mình. Phát triển dịch vụ hậu cần cho kinh tế biển bao gồm các lĩnh vực: cung cấp dịch vụ biển (dịch vụ nghề cá, dịch vụ du lịch biển, đảo...), thông tin liên lạc cho các hoạt động khai thác trên biển, điều tra về tài nguyên biển, nghiên cứu khoa học - công nghệ biển đảo, dịch vụ cung ứng tài chính cho hoạt động kinh tế biển, đào tạo nhân lực cho kinh tế biển. Tất cả những hoạt động đó góp phần thúc đẩy kinh tế biển phát triển và tạo được tác động lan tỏa đến các ngành khác trong nền kinh tế. Ngoài ra, cần phải coi phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, giao thông kết nối giữa các khu vực khác đối với các khu kinh tế ven biển, kết nối giữa vận tải biển và vận tải trên bộ cũng là một nội dung cần được chú trọng phát triển. Việc xây dựng các khu kết nối đóng vai trị vừa là trung chuyển, vừa là điểm tập kết sẽ tạo được hiệu ứng tích cực trong q trình hình thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, đóng vai trị đầu tàu, động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng và của cả quốc gia.