liên kết vùng Bắc Trung Bộ
Quảng Bình có bờ biển dài 116,04 km với 5 cửa sơng, trong đó có hai cửa sơng lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hịn La, Vịnh Hịn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15 mét và xung quanh có các đảo che chắn: Hịn La, Hịn Cọ, Hịn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng mà khơng cần nạo vét. Trên đất liền có diện tích khá rộng (trên 400 ha) thuận lợi cho việc xây dựng khu công nghiệp gắn với cảng biển nước sâu. Hệ thống các cảng biển không ngừng được đầu tư nâng cấp nhằm đáp ứng cho sự phát triển của lĩnh vực vận tải biển trong bối cảnh hội nhập, các cảng Nhật Lệ và cảng Gianh đã được đầu tư nâng cấp cho tàu có trọng tải 5.000 DWT ra vào để vận chuyển hàng hóa, cảng nước sâu Hịn La trong giai đoạn 1 đã và đang được triển khai xây dựng cho tàu có trọng tải 10.000 DWT ra vào bến và giai đoạn 2 cho phép tàu có trọng tải 50.000 DWT cập bến vận chuyển và lưu thơng hàng hóa, vịnh Hịn La nước sâu, vị trí kín gió rất thuận lợi cho các loại tàu thuyền neo đậu và thuận lợi để phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và cảng biển.
Các khu danh thắng nổi tiếng là Đèo Ngang, Lý Hòa, cửa biển Nhật Lệ và Phong Nha, Sơn Đng. Bên cạnh đó, bờ biển của tỉnh có một số bãi tắm, điểm nghỉ dưỡng và giải trí đẹp như cửa Nhật Lệ, cảng Gianh, bãi tắm Đá Nhảy, vịnh Hịn La và di tích Bàu Tró, khu du lịch cao cấp Sunspa resort, biển Đá Nhảy, biển Nhật Lệ, quần thể di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha
- Kẻ Bàng, khu du lịch nước nóng Suối Bang, Vũng Chùa - Đảo Yến...
Những điểm du lịch biển đảo và trên đất liền của tỉnh Quảng Bình có thể kết nối nhanh chóng với các địa danh du lịch nổi tiếng của các tỉnh, thành lân cận như Cửa Lò, Nghệ An; Cồn Cỏ, Quảng Trị và di tích Cố đơ Huế. Sân
bay Đồng Hới cách cảng biển Hòn La khoảng 60 km, đây là lợi thế để Quảng Bình khai thác phục vụ và phát triển các ngành kinh tế biển. Dọc bờ biển từ đèo Ngang giáp Hà Tĩnh đến Ngư Thủy Nam giáp Quảng Trị có 9 bãi tắm, 8 di tích lịch sử văn hóa cùng với những danh thắng phân bố trải đều rất thuận tiện cho phát triển loại hình du lịch biển [18].
Bờ biển có thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn và được đánh giá là vùng biển có trữ lượng lớn về thủy hải sản, vừa đa dạng và phong phú về chủng lồi, ước tính có trên 1.000 lồi, trong đó có những lồi q hiếm như tơm hùm, tơm sú, mực ống, mực nang, sị huyết, rắn biển. Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng cao và đa dạng về chủng, lồi, trong đó có những loại hải sản quý hiếm, là một trong những địa phương có vùng nước có khả năng ni trồng thủy sản khá lớn, độ mặn và độ pH rất phù hợp cho nuôi trồng thủy sản cao cấp nhằm phục vụ cho xuất khẩu. Theo đánh giá của Tổng cục Thủy sản thì trữ lượng cá ở vùng biển Quảng Bình là khoảng 51.000 tấn, chưa kể đến một số loài như cá ngừ, cá chuồn; trữ lượng tơm biển ước tính là 2.000 tấn và mực là 8.000 đến 10.000 tấn[51]. Trong bối cảnh hiện nay, các hộ ni trồng thủy sản của Quảng Bình có thể phát triển ngành nuôi trồng thủy sản trên 3 mặt nước như nước mặn, nước lợ và nước ngọt. Độ mặn ở vùng mặt nước từ cửa sông vào sâu khoảng 10-15 km giao động từ 8-30%o và độ pH từ 6,5- 8, chế độ bán nhật triều vùng ven biển thuận lợi cho việc cấp thốt nước cho các ao ni tơm cua xuất khẩu.Với tài nguyên thiên nhiên đa dạng và tiềm năng về tài nguyên biển trên các mặt: du lịch, cảng biển, ngư trường rộng lớn và phong phú thuận lợi cho khai thác, ni trồng và chế biến thủy sản. Quảng Bình hồn tồn có cơ hội để trở thành một địa phương phát triển mạnh về kinh tế biển tổng hợp. Bên cạnh đó, vị trí địa lý đặc thù, thuận lợi cho việc giao thương với các địa phương trong vùng và các quốc gia láng giềng trong khu vực, điều đó tạo điều kiện cho Quảng Bình phát huy được hết lợi thế về tiềm năng biển của mình trong liên kết với khu vực Bắc Trung Bộ.