Đo lường di động xã hội

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 32 - 43)

Mục này nhằm tìm hiểu phương pháp đo lường sự thay đổi từ địa vị gốc ban đầu tới địa vị xã hội tại một thời điểm xác định nào đó. Trước đây, chỉ số gắn kết (Index of Association) thường được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường mức độ gắn kết về địa vị xã hội giữa hai thế hệ. Sau đó, chỉ số này tỏ ra sai lệch. Vì vậy, Saburo Yasuda (nhà xã hội học Nhật Bản) đã nghiên cứu ra phương pháp đo lường

mới được thể hiện qua chỉ số Yasuda (Yasuda Index) mang tên ông. Phương pháp đo lường di động xã hội giữa các thế hệ của Yasuda và ý nghĩa xã hội học của chúng được trình bày chi tiết trong nguồn tài liệu (Yasuda, 1964, 1971; Kosaka, 1994:54~60, 186~187). Mục này trình bày tóm tắt lại phương pháp đó từ các nguồn tài liệu này dựa trên cơ sở xuất phát từ Bảng 1.3.

Bảng 1. 3. Đo lường di động xã hội từ thế hệ cha sang thế hệ con

Địa vị xã hội của con

Tổng 1 . . . . . . . . . i . . . . . . . . k Đ ịa v ị xã h ội c ủa c ha 1 : i : k n11 n1k nii nk1 nkk n1. ni. nk. Tổng n.1 n.i n.k N

Nguồn: Biên tập lại từ (Yasuda, 1964:17; 1971:70) và (Kosaka, 1994:186)

Ta có Bảng 1.3 vng (k  k) thể hiện mối tương quan giữa địa vị xã hội của cha và địa vị xã hội của con. Cơng trình nghiên cứu này áp dụng Bảng 1.3 để đo lường sự di động dọc trong một thế hệ. Bảng 1.3 thể hiện và biểu lộ (demonstrate) sự biến đổi của cấu trúc xã hội trong quãng thời gian dài một thế hệ (khoảng 25 năm). Điều này đã thể hiện ý nghĩa xã hội học một cách tổng quát của Bảng 1.3 về di động xã hội. Bảng 1.3 thể hiện hai dòng di động đi ra (outflow mobility) và di động đi vào (inflow mobility). Đây là điều quan trọng khi nghiên cứu về di động xã hội. Dịng di động đi ra chính là các hàng ni. (tỉ lệ % tính theo mỗi hàng = 100%), còn dòng di động đi vào chính là các cột n.i (tỉ lệ % tính theo mỗi cột = 100%). Dòng di động đi ra cho thấy những người cha với địa vị xã hội của mình đã sinh ra những người con chiếm giữ các địa vị xã hội hiện tại như thế nào. Tức là, dòng di động đi ra cho biết những người cha đã có bao nhiêu người con kế thừa địa vị của họ và bao nhiêu người con khác di chuyển đến những địa vị xã hội mới (khơng kế thừa). Mặt khác, dịng di động đi vào xác định rõ nguồn gốc địa vị xã hội trước đây của những người con gia nhập vào các địa vị xã hội hiện tại là từ đâu. Tức là, dòng di động đi vào cho biết hiện tại có bao nhiêu người con được tuyển dụng kế thừa từ địa vị xã hội trước đây của cha mình và bao nhiêu người con còn lại được tuyển dụng từ những địa vị xã hội khác với cha mình (khơng kế thừa). Như vậy, tiêu điểm chính của dịng di động đi ra là mức độ kế thừa nghề nghiệp từ cha sang con, cịn tiêu điểm chính của dịng di động đi vào là mức độ gia nhập nghề nghiệp hiện tại

Trong Bảng 1.3, dãy số nằm trên đường chéo chính (n11 . . . nii . . . nkk) thể

hiện sự không thay đổi về địa vị xã hội từ cha đến con. Những con số cịn lại nằm ở hai phía đường chéo chính thể hiện sự di động xã hội: di động đi lên (upward mobility) và di động đi xuống (downward mobility). Tổng số hai loại di động đi lên và đi xuống chính là tổng số di động thực tế trong Bảng 1.3:

Tổng số di động thực tế = Tổng số di động đi lên + Tổng số di động đi xuống Như vậy, tổng số di động thực tế (factual mobility, hoặc gross mobility) trong Bảng 1.3 bằng tổng số N trừ đi tổng số địa vị không thay đổi từ cha sang con (nii), tức là trừ đi tổng dãy số nằm trên đường chéo chính từ n11 đến nkk . Biểu diễn bằng cơng thức tốn học ta có:

Tổng số di động thực tế = N — nii (1) Khi tính tốn tỉ lệ di động thực tế trong xã hội từ cơng thức (1), ta sẽ có:

Tỉ lệ di động thực tế = (2)

Căn cứ vào xu hướng thay đổi của tỉ lệ di động thực tế ở cơng thức (2) ta có thể biết được xã hội đó vận động như thế nào (vận động đi lên, hoặc tụt lùi, hoặc ổn định không thay đổi). Ví dụ, nếu một xã hội tất cả những người con hồn tồn có địa vị xã hội giống hệt như những người cha của họ thì ta có thể biết rằng xã hội đó là đóng kín một cách nghiêm ngặt về mặt cấu trúc xã hội. Lúc đó, tỉ lệ di động thực tế bằng 0. Mặt khác, nếu địa vị xã hội của những người con khác hồn tồn với cha của họ thì ta có thể nói rằng xã hội đó đã trải qua một cuộc cách mạng về cấu trúc

xã hội (hình ảnh ví von như là xảy ra một cuộc cách mạng xã hội). Lúc đó, tỉ lệ di động thực tế bằng 1. Điều này cũng thể hiện ý nghĩa xã hội học tiếp theo qua công thức (2) từ Bảng 1.3.

Yasuda cho biết, di động thực tế của xã hội được tạo ra bởi di động của các

cá nhân. Nó có thể do ba nhóm nguyên nhân: (1) Sự thay đổi khách quan về kết cấu của những tầng lớp trong xã hội; (2) Sự thay đổi về quy mô dân số trong mỗi tầng lớp xã hội khác nhau (sinh, chết, nhập cư, chuyển cư); và (3) Sự thay thế dịch chuyển lẫn nhau của những cá nhân giữa các nhóm địa vị xã hội4. Chúng ta khơng thể quy gán được di động của từng cá nhân vào một trong ba nhóm nhân tố kể trên. Nhưng chúng ta có thể phân tách được tổng số di động thực tế của toàn xã hội thành hai loại: (a) Di động cưỡng bức, hoặc di động cấu trúc (forced mobility, structural mobility) được tạo ra do hai nhóm nguyên nhân đầu tiên (tức nguyên nhân thuộc về cấu trúc); và (b) Di động thuần, hoặc di động tuần hoàn, hoặc di động trao đổi (pure mobility, circulation mobility, exchange mobility) được tạo ra do nhóm nguyên nhân thứ ba (nguyên nhân không thuộc về cấu trúc). Đồng thời, chúng ta có thể đánh giá được phần đóng góp của mỗi loại di động chiếm bao nhiêu phần trăm (Yasuda, 1964:16). Cụ thể, biểu diễn bằng phương trình tốn học ta có:

4 Nguyên nhân thứ ba này được truyền đạt chính xác hơn so với thể hiện trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính,

N n N ii

Tổng số di động thực tế5 = Tổng số di động cấu trúc + Tổng số di động tuần hoàn

Di động cấu trúc thể hiện sự thay đổi về địa vị xã hội từ thế hệ cha sang thế

hệ con do hai nhóm nguyên nhân thứ nhất và thứ hai quy định. Như thế, nó cũng biểu lộ sự biến đổi cấu trúc xã hội trong quá trình phát triển. Cụ thể, tổng số di động cấu trúc trong toàn xã hội là sự khác nhau của những con số thể hiện tần suất ở mép lề của cha và con trong Bảng 1.36. Khi tính theo tỉ lệ, ta có cơng thức sau đây (Kosaka, 1994:187):

Tỉ lệ di động cấu trúc = (3)

Ý nghĩa xã hội học của công thức (3) đã được trình bày ở đoạn trên. Hoặc, từ hai nhóm nguyên nhân thứ nhất và thứ hai ta sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa của công thức (3)7. Cuối cùng là di động tuần hoàn ở Bảng 1.3:

Số di động tuần hoàn (cho tầng lớp i) = min(ni. , n.i) – nii (Yasuda, 1964:18)8. Hoặc, viết theo cách khác (Yasuda, 1971:91):

Số di động tuần hoàn = n.i – nii nếu ni. > n.i Số di động tuần hoàn = ni. – nii nếu ni. < n.i

5 Từ Bảng 1.3, người ta cũng phân tách chi tiết hơn nữa rằng, tổng số di động thực tế đi ra khỏi (factual out-mobility)

hàng địa vị thứ 1 của cha bằng (=) tổng số hàng địa vị thứ 1 của cha (n1.) trừ đi tổng số địa vị không thay đổi từ cha sang con (n11). Tức là (bằng) = n1. – n11 . Ở các hàng địa vị khác (hàng thứ i, . . . thứ k) cũng tương tự. Khái quát lại ta có, tổng số di động thực tế đi ra khỏi hàng thứ i (bằng) = ni. – nii (Yasuda, 1964:18; 1971:91).

Mặt khác, tổng số di động thực tế đi vào (factual in-mobility) cột địa vị thứ 1 của con bằng (=) tổng số địa vị cột thứ 1 của con (n.1) trừ đi tổng số địa vị không thay đổi từ cha sang con (n11). Tức là (bằng) = n.1 – n11 . Ở các cột địa vị khác (cột thứ i, . . . thứ k) cũng tương tự. Khái quát lại ta có, tổng số di động thực tế đi vào cột thứ i (bằng) = n.i – nii (Yasuda, 1964:18; 1971:91).

6 Về đại thể, từ Bảng 1.3 di động cấu trúc được hiểu như sau: Di động cấu trúc là sự khác nhau giữa phân bố tần suất

ở mép lề của cha và con trong bảng và nó phản ánh sự thay đổi nghề nghiệp hoặc công nghiệp từ thế hệ cha sang thế hệ con. Nó thường được đo lường bởi phần trăm khác nhau giữa hai mép lề trong bảng (Kosaka, 1994:56). Từ đây, tơi suy ra cơng thức tính tốn tỉ lệ khác nhau giữa hai mép lề trong Bảng 1.3 là = | ni. – n.i | / N (Kosaka, 1994:57).

7 Từ Bảng 1.3 và công thức (3), người ta cũng phân chia thành di động cấu trúc đi ra khỏi (structural out-mobility) và

di động cấu trúc đi vào trong (structural in-mobility) từng nhóm địa vị xã hội. Tổng số di động cấu trúc đi ra khỏi hàng địa vị thứ 1 của cha bằng (=) tổng số hàng địa vị thứ 1 của cha (n1.) trừ đi số nhỏ hơn trong hai số (n1.) và (n.1). Tức là (bằng) = n1. – min(n1. , n.1). Ở các hàng địa vị khác (hàng thứ i, . . . thứ k) cũng tương tự. Khái quát lại ta có, tổng số di động cấu trúc đi ra khỏi hàng thứ i (bằng) = ni. – min(ni. , n.i) (Yasuda, 1964:18). Như vậy, nếu ni.  n.i (tức

biểu lộ cho sự thu hẹp tầng lớp i – Đỗ Thiên Kính giải thích thêm) thì di động cấu trúc đi ra (bằng) = ni. – n.i , còn nếu

ni. < n.i (tức biểu lộ cho sự mở rộng tầng lớp i – Đỗ Thiên Kính giải thích thêm) thì di động cấu trúc đi ra (bằng) = ni. – ni. = 0 (Yasuda, 1971:91).

Mặt khác, tổng số di động cấu trúc đi vào cột địa vị thứ 1 của cha bằng (=) tổng số cột địa vị thứ 1 của cha (n.1) trừ đi số nhỏ hơn trong hai số (n1.) và (n.1). Tức là (bằng) = n.1 – min(n1. , n.1). Ở các cột địa vị khác (cột thứ i, . . . thứ k)

cũng tương tự. Khái quát lại ta có, tổng số di động cấu trúc đi vào cột thứ i (bằng) = n.i – min(ni. , n.i) (Yasuda,

1964:18). Như vậy, nếu ni.  n.i thì di động cấu trúc đi vào (bằng) = n.i – n.i = 0 , cịn nếu ni. < n.i thì di động cấu trúc đi vào (bằng) = n.i – ni. (Yasuda, 1971:91).

Từ sự phân chia thành di động cấu trúc “đi ra” và “đi vào” trên đây, Kenji Kosaka cho biết tổng tỉ lệ di động cấu trúc đi ra và đi vào (Bảng 1.3) đều là = ∑ | ni. – n.i | / N . Do vậy, tổng tỉ lệ di động cấu trúc cho toàn xã hội sẽ bao gồm cả hai hướng “đi ra” và “đi vào” = ∑ | ni. – n.i | / 2N (Kosaka, 2004). Từ đây, tôi suy ra tỉ lệ di động cấu trúc cho phạm trù (tầng lớp) i được đo lường bằng tỉ lệ khác nhau giữa hai mép lề trong bảng (Kosaka, 1994:72) sẽ = | ni. – n.i | / N .

8 Từ đây, tôi suy ra tỉ lệ di động tuần hoàn (cho tầng lớp i) = [min(ni. , n.i) – nii ] / N

N 2 | n - n | i. .i 

Tỉ lệ di động tuần hồn (cho tồn xã hội) được tính tốn theo cơng thức sau

đây (Kosaka, 1994:187):

Tỉ lệ di động tuần hoàn = (4)

Ý nghĩa xã hội học của cơng thức (4) được suy ra từ nhóm ngun nhân thứ ba trình bày trên đây. Dựa vào xu hướng thay đổi của tỉ lệ di động tuần hồn ở cơng thức (4), ta có thể biết được sự vận động của xã hội là mở (khi dãy chỉ số tăng dần), hay khép kín (khi dãy chỉ số giảm dần), và thậm chí khép kín hồn tồn (khi di

động tuần hoàn bằng 0). Yasuda đã cho biết mối quan hệ giữa di động thực tế, di

động cấu trúc và di động tuần hoàn thơng qua ba nhóm ngun nhân ở trên. Người

ta cũng dễ dàng chứng tỏ rằng:

Tỉ lệ di động thực tế = Tỉ lệ di động cấu trúc + Tỉ lệ di động tuần hoàn

Hoặc là: = +

Tóm lại: Từ Bảng 1.3, Yasuda đã trình bày theo cách khác về số di động thực tế, số

di động cấu trúc và số di động tuần hoàn cho phạm trù (tầng lớp) i như sau:

Nếu ni. > n.i , thì:

Đi ra Đi vào

Số di động thực tế = ni. – nii n.i – nii

Số di động cấu trúc = ni. – n.i 0

Số di động tuần hoàn = n.i – nii

Nếu ni. < n.i , thì:

Đi ra Đi vào

Số di động thực tế = ni. – nii n.i – nii

Số di động cấu trúc = 0 n.i – ni.

Số di động tuần hoàn = ni. – nii Nguồn: Yasuda, 1971:91

Mặc dù di động xã hội được tạo ra bởi di động của các cá nhân, nhưng các khái niệm di động thực tế, di động cấu trúc di động tuần hoàn là những khái

niệm ở cấp độ tồn xã hội, hoặc từng nhóm địa vị xã hội, mà không phải ở cấp độ cá nhân. Trong số các công thức nêu trên, người ta thường đề cập nhiều đến công thức (4). Sở dĩ như vậy, bởi vì từ cơng thức (4), người ta có thể tìm ra hệ số mở

(coefficient of openness) cho toàn xã hội, hoặc cho từng nhóm/tầng lớp xã hội. Hệ

số mở cho từng nhóm/tầng lớp xã hội được tính tốn như sau (Yasuda, 1964:18):

yii = (5)   N n n ni i ii  min( ., .) N n N ii N 2 | n - n | i. .i    N n n ni i ii  min( ., .) ii i i ii i i f n n n n n   ) , min( ) , min( . . . .

Hệ số mở cho toàn xã hội (tức là cho tổng số các nhóm địa vị xã hội) còn gọi

là chi số Yasuda tổng thể (Overall Yasuda Index), gọi tắt là chỉ số Yasuda (Yasuda Index) sẽ là (Yasuda, 1964:18; Kosaka, 1994:187):

Y = (6)

Trong công thức (5) và (6), fii = (ni. × n.i)/N chính là giá trị kỳ vọng (expected value) với điều giả sử có sự độc lập thống kê. Điều này có nghĩa rằng, giả sử số quan sát ở ô nii đạt tới giá trị kỳ vọng, thì ta có thể kết luận rằng những người con ở ơ đó đã di chuyển tới địa vị xã hội mới một cách độc lập hoàn toàn với địa vị xã hội cũ của cha họ. Nói cách khác, địa vị xã hội của cha đã khơng có tí ảnh hưởng nào

tới địa vị xã hội của con.

Cả hai giá trị yii và Y đều bằng 1 khi ô thứ i và tất cả các ô nii trên đường chéo chính đạt giá trị kỳ vọng. Lúc đó, di động xã hội ở Bảng 1.3 đạt tới trạng thái gọi là di động hoàn hảo (perfect mobility) độc lập hoàn toàn với địa vị xã hội của cha. Mặt khác, cả hai giá trị yii và Y đều bằng 0 khi khơng có di động tuần hồn, tức là di động tuần hoàn bằng 0 (Yasuda, 1964:18; Kosaka, 1994:58). Đến khi ấy, di động xã hội ở Bảng 1.3 đạt tới trạng thái gọi là tình trạng xã hội khép kín hồn tồn (totally closed).

Một số lưu ý về phuơng pháp đo lường di động xã hội giữa các thế hệ:

(a) Thời điểm so sánh giữa các thế hệ (Yasuda, 1964:20-22)

Khi nghiên cứu di động giữa các thế hệ, việc chọn thời điểm so sánh giữa nghề nghiệp của con trai và của cha là vào khi nào? Đây là yêu cầu quan trọng về mặt phương pháp luận để tính tốn chỉ số Yasuda trong Bảng 1.3 sao cho chính xác và có ý nghĩa. Trong cuộc đời của người con trai, từ khi anh ta sinh ra đến khi có nghề nghiệp để sinh sống là khoảng thời gian mà địa vị xã hội của anh ta phụ thuộc vào địa vị xã hội của cha (hoặc địa vị mượn – borrowed status). Tại thời điểm mà người con trai có nghề nghiệp để sinh sống là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành của anh ta. Lúc đó, người con trai đã trưởng thành và độc lập với cha của họ. Khi ấy, để xác định địa vị xã hội của người con trai thì phải dựa vào nghề nghiệp của anh ta, mà không dựa vào địa vị của người bố nữa. Đây là thời điểm có nghề nghiệp

đầu tiên (nghề nghiệp thứ nhất) của cuộc đời con người. Cũng tại thời điểm này, địa

vị xã hội của bố thường có ảnh hưởng đến nghề nghiệp đầu tiên của con trai (Yasuda, 1964:20-21). Hoặc đó cũng là thời điểm ghi nhận thành quả hướng nghiệp cho con trai trong suốt quá trình sống phụ thuộc vào cha mẹ để anh ta có được nghề nghiệp đầu tiên. Như vậy, nghề nghiệp đầu tiên của con trai có thể giống và cũng có thể khác với nghề nghiệp của cha tại cùng thời điểm đó. Điều này đã phản ánh sự

thay đổi nghề nghiệp từ cha sang con trai. Đây chính là thời điểm tốt nhất để đo lường di động xã hội giữa các thế hệ. Tức là, việc so sánh nghề nghiệp đầu tiên của người con trai với nghề nghiệp của cha tại cùng thời điểm (cùng thời điểm có nghề nghiệp đầu tiên của người con trai) là yêu cầu quan trọng trong việc đo lường di

        ii i i ii i i f n n n n n ) , min( ) , min( . . . .

động xã hội giữa các thế hệ. Nếu thỏa mãn yêu cầu này thì phép đo lường mới thể hiện chính xác sự di động giữa các thế hệ. Ngoài ra, việc chọn những thời điểm đo lường khác rất có thể dẫn đến những kết quả khác nhau và sẽ khơng thể hiện chính

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)