Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 57 - 63)

2.1. Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp trên thế giới và Nhật Bản

Ở mỗi nước trên thế giới có khoảng vài trăm (thậm chí tới cả hàng nghìn) nghề nghiệp cụ thể khác nhau (tương đương với mã số cấp IV về nghề nghiệp của Tổng cục Thống kê Việt Nam) được các nhà xã hội học dựa vào đó để phân chia thành các nhóm nghề (nhóm xã hội). Trước tiên, người ta chọn ngẫu nhiên một mẫu dân cư và yêu cầu mọi người cho điểm đánh giá về vị thế nói chung của khoảng 80~90 nghề nghiệp cụ thể khác nhau. Thang điểm số đánh giá về vị thế nói chung để xếp hạng nghề nghiệp gồm có 5 bậc. Theo cách chấm điểm này, nghề nghiệp được đánh giá ở mức độ có uy tín cao nhất (bậc cao nhất) được ghi là 100 điểm, bậc nghề nghiệp ở mức độ có uy tín cao thứ hai là 75 điểm, bậc nghề nghiệp thứ ba là 50 điểm, bậc thứ tư là 25 điểm và nghề ở bậc thấp nhất là 0 điểm (Kosaka, 1994:196; Persell, 1987:204). Mặc dù việc chấm điểm uy tín nghề nghiệp là theo ý kiến đánh giá chủ quan của mỗi người, nhưng kết quả điều tra ở khoảng 60 nước công nghiệp và nông nghiệp trên thế giới đều cho thấy điểm số uy tín nghề nghiệp của từng nghề cụ thể thường là tương tự nhau giữa các nước khác nhau (Bảng 2.2). Tiếp theo, người ta nhóm gộp những người có nghề nghiệp tương tự gần nhau vào thành một nhóm13. Thơng thường, từ vài trăm nghề cụ thể được nhóm gộp lại thành khoảng 10 nhóm nghề cơ bản thể hiện những đặc trưng cho khoảng 10 tầng lớp chủ yếu trong xã hội. Sau đó, tính điểm trung bình của mỗi nhóm nghề nghiệp bằng trung bình cộng các điểm số của từng nghề cụ thể trong nhóm nghề đó. Đồng thời, mỗi nhóm nghề nghiệp cũng sẽ có con số thống kê trung bình về thu nhập, học vấn . . . của nhóm nghề đó dùng để sắp xếp thứ bậc cao thấp. Cuối cùng, sắp xếp thứ bậc cao thấp giữa các nhóm nghề dựa trên điểm số uy tín nghề nghiệp và một số chỉ tiêu khách quan (thu nhập, học vấn . . . ) trung bình của các cá nhân thuộc nhóm nghề đó. Cả hai quá trình sắp xếp thứ bậc cao thấp theo điểm số uy tín nghề nghiệp và những chỉ tiêu khách quan (thu nhập, học vấn . . . ) thường là phù hợp tương ứng với nhau. Kết hợp cả hai cách sắp xếp này, ta sẽ có được những chỉ báo phản ánh địa vị KT-XH để phân chia thành các tầng lớp xã hội.

Ở Nhật Bản, các cuộc điều tra xã hội học về phân tầng xã hội và di động xã hội được thực hiện rất cụ thể và đầy đủ. Đại thể là, để xác định và đo lường các tầng lớp xã hội, phải thực hiện một cuộc điều tra chọn mẫu đại diện cấp quốc gia về

Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp (Occupational Clasification and

13 Hệ thống nghề nghiệp Việt Nam được Tổng cục Thống kê phân loại dựa trên hai khái niệm chính: loại cơng việc đã

làm và tay nghề. Loại công việc là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm gắn liền với phương tiện để thực hiện nó. Loại cơng việc là cơ sở để phân loại nghề. Tay nghề là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi. Tay nghề được thể hiện trên 2 mặt: (a) Trình độ tay nghề: là sự kết hợp của mức độ phức tạp và phạm vi mà các nhiệm vụ và trách nhiệm phải giải quyết; (b) Đặc tính chun mơn hóa: bao gồm lĩnh vực chun mơn mà cơng việc địi hỏi, các cơng cụ máy móc đã sử dụng, các nguyên liệu vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra (Tổng cục Thống kê, 2008). Dựa vào những khái niệm và tiêu chuẩn này, TCTK đã phân chia thành 48 lĩnh vực nghề nghiệp (mã số nghề cấp II, gồm 2 chữ số) được sử dụng trong các cuộc khảo sát VHLSS (Bảng 2.3).

Prestige). Từ cuộc điều tra này làm cơ sở để phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp xã hội theo nghề nghiệp. Độc lập với cuộc điều tra này là cuộc điều tra khác về phân tầng xã hội và di động xã hội. Tuy nhiên, cuộc điều tra về Phân nhóm và xếp

hạng uy tín nghề nghiệp thường có kết quả ổn định khoảng vài chục năm (20 năm)

trong một quốc gia. Kể cả giữa các nước công nghiệp và nơng nghiệp khác nhau thì kết quả về điều tra Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp cũng tương tự nhau (Bảng 2.2). Do vậy, không cần thiết phải tiến hành 2 cuộc điều tra này đồng thời với nhau mỗi khi điều tra. Cụ thể hơn, ở Nhật Bản đã thực hiện điều tra về phân tầng xã hội và di động xã hội cứ 10 năm/lần (1955, 1965, 1975, 1985, 1995, 2005, 2015?). Nhưng họ chỉ thực hiện 2 cuộc điều tra về Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp vào năm 1975 và 1995. Bạn đọc có thể tìm hiểu cụ thể hơn về phương

pháp thực hiện cuộc điều tra này ở Nhật Bản trong tài liệu (Kosaka, 1994: 193-196) lưu giữ tại thư viện Viện Xã hội học và những tài liệu liên quan khác trên thế giới.

Cuộc điều tra Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp như các nước trên

thế giới chưa có điều kiện khả thi ở Việt Nam hiện nay (do thiếu kiến thức về phương pháp luận, phương pháp và kỹ thuật phân tích số liệu…). Điều này địi hỏi những người nghiên cứu xã hội học nước ta cần phải cố gắng nhiều để hội nhập với xã hội học quốc tế. Những trình bày trong cơng trình nghiên cứu này và kết quả áp dụng chúng vào Việt Nam là nỗ lực của bản thân tác giả trong điều kiện hạn chế hiện nay. Hy vọng rằng, thế hệ những người nghiên cứu xã hội học tương lai ở nước ta sẽ thực hiện tiếp tục công việc này để hội nhập với xã hội học quốc tế. Đây cũng là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau.

2.2. Phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp xã hội dựa vào nghề nghiệp và địa vị KT-XH ở Việt Nam

Mục này trình bày chi tiết hơn về sự áp dụng phương pháp nghiên cứu và cách đo lường phân tầng xã hội trên thế giới (Mục 2, Chương I) vào việc phân tích các bộ số liệu VHLSS ở Việt Nam. Đồng thời, nó cũng đã được áp dụng thích hợp vào cuộc điều tra xã hội học về đánh giá điểm số uy tín nghề nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh (2010) và Đông Nam Bộ (2015) đã dẫn trên đây (Mục 1, Chương II). Đối với thông tin về nghề nghiệp, Tổng cục Thống kê ban hành tài liệu “Danh mục nghề nghiệp Việt Nam” (Tổng cục Thống kê, 2008). Tài liệu này được soạn thảo dựa theo

bảng phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp 2008 (ISCO 08). Do vậy, danh mục nghề nghiệp trong tài liệu có thể so sánh quốc tế. Hệ thống phân loại nghề trong tài liệu này được thiết kế theo hình tháp gồm 4 cấp: Cấp 1 (mã số nghề gồm 1 chữ số) có 10 trình độ tay nghề; cấp 2 (mã số nghề gồm 2 chữ số) có 48 lĩnh vực nghề được chia nhỏ từ 10 nhóm nghề cấp 1; tương tự cấp 3 (mã số nghề gồm 3 chữ số) có 147 nhóm nghề và cấp 4 (mã số nghề gồm 4 chữ số) có 506 nghề. Đó là 506 tên nghề nghiệp cụ thể trong thực tế xã hội. Nhưng, các cuộc khảo sát VHLSS chỉ ghi mã nghề tới mã số cấp II, mà không ghi mã nghề tới cấp IV để liệt kê từng nghề nghiệp cụ thể (thông lệ quốc tế là ghi tới mã số nghề cấp IV trong nghiên cứu thực nghiệm phân tầng xã hội). Bảng mã số cấp II về các lĩnh vực nghề là tương tự nhau ở những cuộc khảo sát VHLSS 2002-2004-2006-2008-2010-2012-2014 (Bảng 2.3). Do vậy,

ta có thể nghiên cứu so sánh được về sự biến đổi của phân tầng xã hội từ năm 2002 đến 2014 ở Việt Nam.

Từ các mã số cấp II (Bảng 2.3), tiếp theo là lựa chọn tất cả các cá nhân có mã nghề này (chứ không chỉ là chủ hộ đại diện cho gia đình) trong độ tuổi 15 trở lên14 và đã nghỉ học. Đây là lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội. Áp dụng sự “phân nhóm” dựa vào nghề nghiệp, ta nhóm gộp những người có nghề nghiệp tương tự gần nhau để tạo thành một nhóm nghề đặc trưng cho một tầng lớp xã hội nào đó. Sau q trình nhóm gộp, phân chia và sắp xếp thứ bậc cao thấp theo một số chỉ tiêu về địa vị KT-XH (thu nhập, trị giá chỗ ở, học vấn, điểm số uy tín nghề nghiệp), ta được cấu trúc bao gồm 9 tầng lớp xã hội cơ bản trong cả nước (không kể lực lượng quân đội15). Tuy nhiên, sự phân chia thành 9 tầng lớp xã hội như trình bày dưới đây khơng phải dựa trên vài trăm nghề cụ thể như thông lệ quốc tế, mà là dựa trên vài chục lĩnh vực nghề cấp II ở VHLSS.

(1) Những người Lãnh đạo các cấp và các ngành (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 11 đến số 17). Nhóm này bao gồm những người làm việc trong các ngành, các cấp có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ Trung ương tới cơ sở. Nhóm này đã từng thuộc về giai cấp công nhân theo quan niệm thời quan liêu, bao cấp trước đây. Bởi vì trước đây, giai cấp cơng nhân có thể được hiểu ngắn gọn trong cụm từ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước. Việc tách riêng thành nhóm lãnh đạo là phù hợp với cấu trúc phân tầng xã hội Việt Nam trong lịch sử và cũng phù hợp với cách phân loại phổ biến các tầng lớp trong xã hội cơng nghiệp (Hộp 1.1), bởi vì bất kỳ xã hội nào cũng phải có những người làm cơng việc lãnh đạo và quản lý đất nước.

(2) Nhóm Doanh nhân (bao gồm các nhóm mã nghề số 18 và số 19). Các nước trên thế giới thường gộp nhóm doanh nhân vào nhóm lãnh đạo trên đây, bởi vì doanh nhân cũng là người lãnh đạo và quản lý chủ chốt trong đơn vị sản xuất và kinh doanh của họ. Nhưng ở Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhóm doanh nhân đang hình thành và phát triển. Do vậy, chúng tơi tách riêng thành một nhóm độc lập.

(3) Những người Chuyên môn bậc cao (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 21 đến số 26). Nhóm này bao gồm những nghề địi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, công nghệ thông tin và truyền thông và luật pháp, văn hóa, xã hội. Đây là nhóm người có trình độ chun mơn cao, kỹ thuật cao, chun nghiệp. Ở Việt Nam, tầng lớp Trí thức hiện nay xếp vào nhóm này

và tầng lớp Sĩ trong thời kỳ phong kiến ngày xưa cũng xếp vào nhóm này.

14 Nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012) lựa chọn các cá nhân trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi để

sắp xếp họ vào các tầng lớp xã hội. Do vậy, tỉ lệ các tầng lớp xã hội và số liệu về mức sống của họ trong nghiên cứu trước đây có sự chênh lệch chút ít so với nghiên cứu này.

Bảng 2. 3. 48 lĩnh vực nghề nghiệp ở Việt Nam (mã số nghề cấp II, gồm 2 chữ số)

(1) NHÀ LÃNH ĐẠO TRONG CÁC NGÀNH, CÁC CẤP VÀ CÁC ĐƠN VỊ (5) NHÂN VIÊN DỊCH VỤ VÀ BÁN HÀNG

11. Nhà lãnh đạo cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp Trung ương 51. Nhân viên dịch vụ cá nhân

và địa phương (chuyên trách ) 52. Nhân viên bán hàng

12. Nhà lãnh đạo Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước 53. Nhân viên chăm sóc cá nhân

13. Nhà lãnh đạo Chính phủ 54. Nhân viên dịch vụ bảo vệ

14. Nhà lãnh đạo Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân (6) LAO ĐỘNG CĨ KỸ NĂNG TRONG NƠNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

15. Nhà lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương 61. Lao động có kỹ năng định hướng thị trường trong nông nghiệp (kể cả các cơ quan chun mơn ở địa phương, trừ tư pháp và đồn thể ) 62. Lao động có kỹ năng thị trường trong lâm nghiệp, thủy sản và săn bắn

16. Khối đoàn thể; Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, 63. Lao động nông nghiệp, đánh cá, săn bắt và thu hái tự cung tự cấp Hội Nơng dân, Đồn Thanh niên CSHCM, Hội cựu chiến binh (7) LAO ĐỘNG THỦ CÔNG VÀ CÁC NGHỀ NGHIỆP CÓ LIÊN QUAN KHÁC

17. Nhà lãnh đạo Tổ chức nghiệp chủ, nhân đạo và vì quyền lợi đặc thù khác 71. Lao động xây dựng và lao động có liên quan đến nghề xây dựng 18. Lãnh đạo của các đơn vị lớn (các tập đồn, tổng cơng ty và tương đương) (trừ thợ điện )

19. Lãnh đạo các đơn vị nhỏ ( các công ty, doanh nghiệp, các trường nhỏ ) 72. Thợ kim loại, thợ máy và thợ có liên quan

(2) NHÀ CHUN MƠN BẬC CAO 73. Thợ thủ công và thợ liên quan đến in

21. Nhà chuyên môn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật 74. Thợ điện và thợ điện tử

22. Nhà chuyên môn về sức khỏe 75. Thợ chế biến thực phẩm, công việc đồ gỗ, may mặc 23. Nhà chuyên môn về giáo dục và đào tạo và nghề thủ cơng khác và thợ khác có liên quan 24. Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý (8) THỢ LẮP RÁP VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC, THIẾT BỊ

25. Nhà chuyên môn trong lĩnh vực CNTT và truyền thơng 81. Thợ vận hành máy móc và thiết bị cố định 26. Nhà chuyên môn về luật pháp, văn hóa, xã hội 82. Thợ lắp ráp

(3) NHÀ CHUYÊN MÔN BẬC TRUNG 83. Lái xe và thợ vận hành thiết bị chuyển động

31. Kỹ thuật viên khoa học và kỹ thuật (9) LAO ĐỘNG GIẢN ĐƠN

32. Kỹ thuật viên sức khỏe 91. Người quét dọn và giúp việc

33. Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý 92. Lao động giản đơn trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

34. Nhà chun mơn luật pháp, văn hóa, xã hội 93. Lao động trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp và giao thông vận tải 35. Kỹ thuật viên thông tin và truyền thông 94. Người phụ giúp chuẩn bị thực phẩm

36. Giáo viên bậc trung 95. Lao động trên đường phố và lao động có liên quan đến bán hàng

(4) NHÂN VIÊN TRỢ LÝ VĂN PHÒNG 96. Người thu dọn vật thải và lao động giản đơn khác

41. Nhân viên tổng hợp và nhân viên làm các công việc bàn giấy (0) LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI

42. Nhân viên dịch vụ khách hàng 01. Sĩ quan

43. Nhân viên ghi chép số liệu và vật liệu 02. Người không phải là sĩ quan

(4) Những người Nhân viên (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 31 đến số 44). Nhóm này chủ yếu là những người cơng chức nhà nước và bao gồm thêm những người làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang phát triển trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (trong thời kỳ quan liêu, bao cấp trước đây, nhóm này đã từng thuộc về giai cấp công nhân và được thể hiện trong cụm từ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước).

(5) Những người Công nhân (thợ thuyền) (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 81 đến số 83). Nhiệm vụ chính của họ là vận hành và giám sát các máy móc thiết bị trong khai thác mỏ, trong công nghiệp và xây dựng, trong xử lý sản phẩm và sản xuất; lái các phương tiện giao thông; lái và vận hành các máy móc, thiết bị và lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là những người thợ chuyên nghiệp, có kỹ năng, kỹ thuật trong các lĩnh vực và họ thường sử dụng máy móc trong hoạt động nghề nghiệp. Trong thời kỳ quan liêu, bao cấp trước đây, nhóm này thuộc về giai cấp cơng nhân, và hiện nay vẫn có thể xếp nhóm này vào giai cấp cơng nhân cơng nghiệp theo quan niệm (cách hiểu) phổ thông.

(6) Tầng lớp Buôn bán – Dịch vụ (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 51 đến số 54)16. Họ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực thương nghiệp, buôn bán và dịch vụ. Ở Việt Nam, tầng lớp Thương trong thời kỳ phong kiến ngày xưa – hiện nay gọi là Tiểu thương - cũng xếp vào nhóm này.

(7) Những người Tiểu thủ cơng nghiệp (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 71 đến số 75). Họ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Ở Việt Nam, tầng lớp Công trong thời kỳ phong kiến ngày xưa cũng xếp vào nhóm này. Do vậy, nhóm này bao chứa trong mình nó tầng lớp xã hội truyền thống ngày xưa và thể hiện nhiều đặc trưng của xã hội truyền thống hơn là xã hội hiện đại.

(8) Những người Lao động giản đơn – lao động tự do (bao gồm các nhóm mã nghề 91 và từ số 93 đến số 96)17. Họ thường làm các công việc phổ thông, đơn giản

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)