Mục trên đã trình bày phương pháp phân nhóm các tầng lớp xã hội theo nghề nghiệp và trình bày trước về kết quả sắp xếp thứ bậc giữa chúng theo địa vị KT- XH. Ở mục này, tơi trình này chi tiết hơn về sắp xếp thứ bậc cao thấp theo địa vị KT-XH như thế nào. Địa vị KT-XH được thể hiện qua những chỉ báo cơ bản, như thu nhập, trị giá chỗ ở của hộ gia đình, học vấn và uy tín nghề nghiệp (VHLSS 2014 có thêm chỉ báo đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam). Trong đó, thu nhập và trị giá nhà ở được đo lường bằng tiền. Học vấn được đo lường qua số năm đi học. Ba chỉ báo này có số liệu trong khảo sát VHLSS. Uy tín nghề nghiệp được đo lường qua điểm số trung bình của các tầng lớp xã hội do người dân đánh giá theo ý kiến chủ quan của họ (khảo sát ở Hà Nội và Bắc Ninh, năm 2010). Kết quả đo lường các chỉ báo này và đồ thị minh họa của nó được thể hiện ở Bảng 2.4 và Hình 2.1. Trong Bảng 2.4, những người lãnh đạo các cấp, các ngành được xếp đặt ở vị trí cao nhất, bởi vì đây là nhóm lãnh đạo tồn xã hội. Thứ bậc cao nhất này là phù hợp với mơ hình phổ biến về 5 giai cấp cơ bản trong các xã hội công nghiệp (Hộp 1.1, Chương I) và cũng phù hợp với xã hội truyền thống Việt Nam trong lịch sử. Các tầng lớp xã hội còn lại được sắp xếp theo trật tự lớn nhỏ giữa các con số. Trong đó, tầng lớp nơng dân và những người lao động giản đơn ở vị trí thấp nhất. Các cột con số trong Bảng 2.4 được sắp xếp thứ bậc cao thấp từ trên (lớn hơn) xuống dưới (thấp hơn). Bảng 2.4 thể hiện các tầng lớp ở trên có nhiều thứ (nguồn lực, nguồn lợi) hơn các tầng lớp ở dưới. Tức là thể hiện câu hỏi: “Ai có được cái gì?” Các năm trước đó (VHLSS 2008, 2006, 2004, 2002) cũng thể hiện thứ bậc cao thấp giữa các con số (khơng trình bày ở đây) tương tự như Bảng 2.4.
Bảng 2. 4. Một số chỉ báo về địa vị kinh tế - xã hội của các tầng lớp ở Việt Nam
(2010~2014) (giá hiện hành) Tầng lớp xã hội 2010 2012 2014 Thu nhập Trị giá chỗ ở Số năm đi học số nghề Điểm Thu nhập Trị giá chỗ ở Số năm đi học nhập Thu Trị giá chỗ ở Số năm đi học viên Đảng (%) Lãnh đạo 1.745 524 12,4 7,5 2.618 892 12,0 3.775 1.137 13,0 68,0 Doanh nhân 7.263 3.391 14,5 7,1 9.122 3.132 15,2 6.891 2.877 15,1 35,9 Chuyên môn cao 3.939 2.187 15,8 8,2 5.432 2.323 15,8 5.165 2.226 15,8 28,2 Nhân viên 2.827 1.027 11,9 4,4 3.163 1.073 12,1 3.680 1.288 12,7 24,1 Công nhân 1.977 760 9,1 5,1 2.539 791 9,1 3.129 862 9,3 1,6 B.bán-D.vụ 2.074 818 8,5 4,7 2.875 1.053 8,6 3.236 1.117 8,8 2,9 Tiểu thủ CN 1.442 447 8,5 4,0 2.147 636 8,6 2.522 687 8,8 1,9 L.động g.đơn 1.337 425 7,2 1,9 1.896 502 7,2 2.276 563 7,5 0,8 Nông dân 1.061 215 6,4 2,1 1.519 324 6,6 1.829 363 6,7 3,4 Trung bình 1.580 526 8,0 2.215 668 8,1 2.550 725 8,4 5,8
Ghi chú: Thu nhập (đ.v = 1000 đ/người/tháng). Trị giá chỗ ở chính của hộ gia đình (đ.v = 1.000.000 đ). Tỉ lệ đảng viên tính riêng cho mỗi tầng lớp xã hội (ví dụ, tầng lớp lãnh đạo có 68,0% là đảng viên, 32,0% khơng là đảng viên)
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2010~2014
Phân tích sâu hơn về chỉ báo đảng viên (là lực lượng lãnh đạo xã hội Việt Nam và thể hiện một phần chiều cạnh quyền lực trong lý thuyết phân tầng xã hội của M. Weber), ta có kết quả ở Bảng 2.5 (năm 2014). Sở dĩ chỉ báo “đảng viên
Đảng Cộng sản Việt Nam” thể hiện một phần chiều cạnh quyền lực, bởi vì dựa vào Hiến pháp nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013: Điều 4) quy định rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam [...] là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”.
Bảng 2. 5. Địa vị kinh tế - xã hội
của đảng viên và người ngoài đảng (2014) (giá hiện hành) Đảng viên 2014 Thu nhập Trị giá chỗ ở Số năm đi học Đảng viên 3.914 1.270 12,7 Không đảng viên 2.467 692 8,1 Trung bình 2.550 725 8,4 Ghi chú: Thu nhập (đ.v = 1000
đ/người/tháng). Trị giá chỗ ở chính của hộ gia đình (đ.v = 1.000.000 đ)
Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2014
Trong Bảng 2.5, tỉ lệ đảng viên chiếm 5,8%, cịn lại 94,2% người ngồi đảng (trên tổng mẫu 20.765 người thuộc các tầng lớp xã hội). Bảng này thể hiện đảng viên có nhiều thứ (thu nhập, trị giá chỗ ở, số năm đi học) hơn người ngoài đảng. Như vậy, những người có quyền lực sẽ được nhiều thứ hơn người khác. Kết quả này thể hiện một phần chiều cạnh quyền lực trong lý thuyết phân tầng xã hội của M. Weber và nó phù hợp với lý thuyết này. Đáng chú ý rằng, so sánh thu nhập, trị giá chỗ ở và số năm đi học của đảng viên ở Bảng 2.5 cũng tương tự (phù hợp lẫn nhau) với các số liệu của tầng lớp lãnh đạo ở Bảng 2.4.
Đường kết nối giữa các con số trong Bảng 2.4 của mỗi tầng lớp (năm 2014) sẽ cho ta đồ thị Hình 2.1. Mỗi đường kết nối sẽ cho ta hình ảnh về một tầng lớp xã hội. Các đường đồ thị này tương đối tách bạch với nhau. Tuy vậy, vẫn có một số đoạn thẳng cắt nhau làm cho đường đồ thị khơng tách bạch hồn toàn với nhau. Điều này thể hiện cái gọi là sự không nhất quán về vị thế (status inconsistency) giữa các tầng lớp xã hội. Trong các xã hội cơng nghiệp có tình trạng khơng nhất qn về vị thế phổ biến hơn các xã hội trước đó. Sự khơng nhất qn về vị thế ở Hình 2.1 là minh họa cụ thể cho lý thuyết phân tầng xã hội (các thơng số cơ bản) đã trình bày ở Mục 1 (Chương I). Từ số liệu ở Bảng 2.4, ta có thể vẽ được 3 đồ thị thể hiện các tầng lớp xã hội qua cho 3 năm 2010, 2012, 2014, nhưng chúng đều có hình dạng tương tự như nhau. Hình 2.1 là đồ thị của năm 2014 đại diện.
Hình 2. 1. Địa vị kinh tế - xã hội của các tầng lớp ở Việt Nam (2014)
Phân lớp địa vị kinh tế-xã hội (2014) 0 2 4 6 8 10
Thu nhập Giá trị chỗ ở Số năm đi học Tỉ lệ đảng viên Điểm số uy tín nghề nghiệp (2010) Th ứ b ậc c a o t h ấp Lãnh đạo Do anh nhân Chuyên M .cao Nhân viên Cô ng nhân B .bán-D.vụ Tiểu thủ CN LĐ giản đơn Nơ ng dân
Dựa trên mơ hình phổ biến về 5 giai cấp cơ bản trong xã hội công nghiệp (Hộp 1.1, Chương I), ta có thể nhóm gộp 9 tầng lớp ở Bảng 2.4 và Hình 2.1 thành 3 tầng lớp xã hội lớn hơn (Hình 2.2)18. Đó là ba tầng lớp cao (1, 2), tầng lớp trung lưu (3, 4, 5, 6) và tầng lớp thấp (7, 8, 9). Tầng lớp trung lưu được chia ra trung lưu bậc trên (3) và trung lưu bậc dưới (4, 5, 6). Cơng trình nghiên cứu này sẽ sử dụng cách phân chia thành 9 tầng lớp, và/hoặc 3 tầng lớp thượng lưu, trung lưu, hạ lưu ở Hình 2.2. Trong Hình 2.2, tầng lớp cao chiếm hữu và kiểm soát nhiều loại nguồn lực và nguồn lợi của xã hội hơn cả, còn tầng lớp thấp có ít nguồn lực nhất. Hình 2.2 có dạng tổng thể tựa như hình ảnh “Kim tự tháp”, bởi vì tầng lớp nơng dân dưới đáy chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tháp phân tầng. Điều này sẽ được lý giải và biểu hiện cụ thể hơn ở Mục 4 tiếp theo.
Lãnh đạo 1
Tầng lớp cao (thượng lưu)
Doanh nhân 2
Chuyên môn cao 3 Trung lưu bậc trên
Nhân viên 4
Thợ công nhân 5 Trung lưu bậc dưới
B.bán-D.vụ 6
Tiểu thủ CN 7
L.động g.đơn 8 Tầng lớp thấp (hạ lưu)
Nơng dân 9
Hình 2. 2. Sơ đồ 3 tầng lớp xã hội (cao, trung lưu, thấp) ở Việt Nam
Tóm lại: Dựa vào tiêu chuẩn nghề nghiệp và địa vị KT-XH, ta đã phân chia
và sắp xếp được thành 9 tầng lớp xã hội (Hình 2.2). Nếu so sánh trở lại với xã hội Việt Nam truyền thống trong lịch sử, thì trật tự/thứ bậc giữa các tầng lớp xã hội hiện nay đã có sự thay đổi. Tầng lớp thợ thủ công và tiểu thương (“con buôn”) trước kia được xếp ở vị trí cuối cùng trong xã hội (Vua-quan-địa chủ – Sĩ – Nơng – Cơng – Thương), thì hiện nay hai tầng lớp này đã có vị trí cao hơn. Trong khi đó, tầng lớp nơng dân chuyển xuống vị trí phía dưới trong bậc thang xã hội. Riêng tầng lớp Sĩ/trí thức (trung lưu bậc trên) vẫn giữ địa vị cao từ trong xã hội truyền thống ngày xưa cho đến hiện nay. Ấy thế mà, tư duy lý luận chủ quan thời bao cấp (và vẫn còn ảnh hưởng đến hiện nay) lại xếp tầng lớp trí thức ở vào vị trí cuối cùng trong xã hội: “Cơng – Nơng – Binh – Trí sắp hàng tiến lên”.
18 Sự phân chia thành 3 tầng lớp xã hội ở Hình 2.2 có khác chút ít so với phân chia thành 3 tầng lớp trong nghiên cứu