Tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 69 - 78)

Bức tranh tổng quan về bất bình đẳng nói chung ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cho thấy khoảng cách giữa các nhóm hộ từ giàu đến nghèo ngày càng doãng ra và bất bình đẳng đang gia tăng. Cụ thể, qua 7 cuộc khảo sát định lượng VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014 đã cho biết hệ số chênh lệch về thu nhập bình qn 1 người 1 tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất lần lượt tăng lên qua các năm tương ứng như sau: 8,1 lần → 8,3 lần → 8,4 lần → 8,9 lần → 9,2 lần → 9,4 lần → 9,7 lần (Tổng cục Thống kê, 2016:19, 303). Kết quả nghiên cứu định tính của Ngân hàng Thế giới qua trải nghiệm thực tế trong cuộc sống của người dân cũng cho rằng bất bình đẳng đã gia tăng đáng kể trong vịng 5 năm trở lại đây: “Nghiên cứu về nhận thức cho thấy người dân Việt Nam, dù ở đô

thị hay nơng thơn, dù giàu hay nghèo đều cho rằng tình trạng bất bình đẳng đã gia tăng đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây” (Ngân hàng Thế giới, 2012:148). Nhận

thức và đánh giá về bất bình đẳng xã hội đang gia tăng cũng thường xuất hiện qua báo chí và các nhà hoạch định chính sách, các học giả ở Việt Nam. Phân tích chuyên sâu các bộ số liệu VHLSS (2002~2012), tôi đã đưa ra nhận định khái quát rằng:

“Qua 20 năm đổi mới (1992~2012), bất bình đẳng trong phạm vi cả nước ngày càng tăng lên và ở mức cao nhất, tiếp đó là khu vực đơ thị, cuối cùng là nơng thơn. […] bất bình đẳng mức sống ở Việt Nam nói chung ít nhất đã thuộc loại mức độ bất bình đẳng vừa từ năm 2008 đến nay. […] Trong quá trình bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam (cũng như khu vực nông thôn) đã xuất hiện sự phân cực xã hội. Một cực là nhóm giàu có mức sống cao nhất, cực kia là các nhóm cịn lại (trong đó nhóm nghèo là thấp nhất). Như vậy, ta có thể nhận định rằng sự bất bình đẳng hiện nay ở Việt Nam nói chung và khu vực nơng thơn nói riêng có xu hướng phân hóa thành hai cực. Đây là nhận định mới và tổng kết khái quát về xu hướng bất bình đẳng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” (Đỗ Thiên Kính, 2015a:18).

Vậy, khái niệm “phân cực” trong nhận định trên đây là gì? Theo cuốn sách “Từ điển xã hội học Oxford”, thì: “Phân cực là xu hướng tập trung vào hai cực đối lập. […] Nhưng dù sao, phát biểu một cách chặt chẽ, thuật ngữ phân cực nhằm nói

đến sự phân rẽ và đối lập của hai nhóm bất bình đẳng nhau ở hai đầu mút của sự phân bố các nguồn lực” (Scott, J., 2009:570). Tức là sự phân bố các nguồn lực, nguồn lợi xã hội có xu hướng phân rẽ và tập trung vào hai cực đối lập (tương phản) bất bình đẳng nhau. Dựa vào khái niệm phân cực này, ta hãy tìm hiểu tình trạng bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội như thế nào?

Nội dung trình bày trong mục này là bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội về tài sản chỗ ở (gồm nhà ở và đất ở). Tài sản chỗ ở là chỉ báo rất cơ bản thể hiện mức sống tổng hợp của dân cư. Các nhà lý luận mác-xít đã từng nhấn mạnh con người ta trước hết cần phải ăn, mặc, ở, sau đó mới đến hoạt động chính trị, khoa học và nghệ thuật. Sau khi lao động có nguồn thu nhập để trang trải những nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày, các hộ gia đình thường cố gắng để dành ra phần tích lũy cho việc tu tạo và xây dựng chỗ ở của mình. Như vậy, ta có thể coi trị giá tài sản chỗ ở như là tài khoản thu nhập “cộng dồn” sau nhiều năm lao động. Theo cách hiểu như thế, tài sản chỗ ở có ý nghĩa “gấp nhiều lần” so với chỉ báo thu nhập (hoặc chi tiêu) trong sự phản ánh mức sống của người dân. Cuộc sống của cư dân Việt Nam ngày trước thường mơ ước tới hình ảnh “nhà ngói, cây mít”, cịn hiện nay thì vươn tới ước mơ cao hơn là “nhà lầu, xe hơi”. Vậy, sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội được thể hiện qua các chỉ báo cụ thể về tài sản chỗ ở như thế nào? Ta hãy trả lời câu hỏi này dưới các góc độ bất bình đẳng về trị giá chỗ ở chính, kiểu loại ngơi nhà ở chính và có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác được trình bày dưới đây.

5.1. Bất bình đẳng qua trị giá chỗ ở chính

Các tầng lớp xã hội trong Bảng 2.8 được phân chia dựa theo Hình 2.2. Trong bảng hỏi các cuộc điều tra VHLSS có câu hỏi thu thập số liệu về trị giá chỗ ở chính (đơn vị = 1000 đồng): “Nếu mua toàn bộ chỗ ở này bây giờ, theo ông/bà khoảng bao nhiêu tiền?” Kết quả xử lý số liệu câu hỏi này được trình bày trong Bảng 2.8 và

đồ thị Hình 2.5 tương ứng. Trị giá tiền trong Bảng 2.8 là giá hiện hành, không so sánh được các năm với nhau. Do vậy, tôi đã dựa trên trị giá tiền của chỗ ở để tính tốn khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội nhằm so sánh các năm với nhau. Số liệu ở Bảng 2.8 được minh họa bằng đồ thị Hình 2.5 thể hiện khoảng cách chênh lệch trị giá chỗ ở chính giữa các tầng lớp xã hội được rõ ràng và trực quan hơn. Đối chiếu với khái niệm phân cực nêu trên, ta thấy Hình 2.5 (a) có hai cực phân biệt nhau rõ rệt. Một cực gồm tầng lớp doanh nhân và chun mơn bậc cao có 2 đường đồ thị nổi lên cao nhất và cách xa các tầng lớp phía dưới. Cực thứ hai bao gồm 7 tầng lớp cịn lại (trong đó tầng lớp nơng dân ở vị trí thấp nhất) với 7 đường đồ thị gần nhau hơn. Như vậy, ta thấy sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Khi quy giản từ 9 tầng lớp thành 3 tầng lớp (cao/thượng lưu, trung lưu,

thấp/hạ lưu), ta thấy 3 đường đồ thị có xu hướng ngày càng loe ra ở Hình 2.5 (b), nhưng thể hiện sự loe ra với bắt đầu thu hẹp. Đồ thị loe ra ở Hình 2.5 (b) là rõ ràng hơn ở Hình 2.5 (a). Khi tìm hiểu đến chỉ báo có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác thì sự loe ra của đồ thị sẽ còn rõ ràng hơn nữa (tiểu mục 5.3). Điều này thể hiện khoảng cách chênh lệch giữa 3 tầng lớp xã hội ngày càng tăng lên. Nói cách khác, tồn tại

tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội với sự bắt đầu thu

hẹp.

Bảng 2. 8. Trị giá chỗ ở chính và khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội

(2002~2014)

Tầng lớp xã hội 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014

Trị giá chỗ ở chính (1000 đ/người – giá hiện hành)

Lãnh đạo 33.406 38.600 64.093 94.582 131.499 232.877 342.358 Doanh nhân 89.456 163.148 245.416 399.467 831.347 747.136 705.155 Chuyên môn cao 94.445 218.884 209.959 328.847 604.502 576.968 542.349 Nhân viên 56.709 88.558 114.802 171.008 260.698 281.310 309.791 Công nhân 48.155 62.921 83.719 105.326 189.399 188.658 214.916 Buôn bán, dịch vụ 53.344 82.541 84.793 164.829 208.452 270.539 299.835 Tiểu thủ công nghiệp 31.199 53.531 55.770 83.337 108.755 158.778 167.580 Lao động giản đơn 32.556 57.344 71.273 102.976 105.441 128.429 142.861

Nông dân 7.818 17.562 21.225 33.408 56.593 84.895 95.428

Chung (1000 đ/người) 21.219 42.187 51.041 80.978 135.687 169.674 184.751

Khoảng cách chênh lệch (nông dân = 1 lần)

Lãnh đạo 4,3 2,2 3,0 2,8 2,3 2,7 3,6

Doanh nhân 11,4 9,3 11,6 12,0 14,7 8,8 7,4

Chuyên môn cao 12,1 12,5 9,9 9,8 10,7 6,8 5,7

Nhân viên 7,3 5,0 5,4 5,1 4,6 3,3 3,2

Công nhân 6,2 3,6 3,9 3,2 3,3 2,2 2,3

Buôn bán, dịch vụ 6,8 4,7 4,0 4,9 3,7 3,2 3,1

Tiểu thủ công nghiệp 4,0 3,0 2,6 2,5 1,9 1,9 1,8

Lao động giản đơn 4,2 3,3 3,4 3,1 1,9 1,5 1,5

Nông dân 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

Trị giá chỗ ở chính (1000 đ/người – giá hiện hành)

Tầng lớp cao (thượng lưu) 46.315 73.134 117.181 184.149 444.308 517.196 520.331 Tầng lớp trung lưu 60.397 106.943 119.746 193.375 281.011 308.695 329.077 Tầng lớp thấp (hạ lưu) 16.137 32.214 38.671 57.570 73.405 104.795 116.345

Khoảng cách chênh lệch (hạ lưu = 1 lần)

Tầng lớp cao (thượng lưu) 2,9 2,3 3,0 3,2 6,1 4,9 4,5

Tầng lớp trung lưu 3,7 3,3 3,1 3,4 3,8 2,9 2,8

Tầng lớp thấp (hạ lưu) 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2002~2014

Khoảng cách chênh lệch trị giá chỗ ở chính

0 3 6 9 12 15 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 C h ê n h l ệc h ( lầ n) Lãnh đạo Doanh nhân Chuyên M.cao Nhân viên Công nhân B.bán-D.vụ Tiểu thủ CN LĐ giản đơn Nông dân (a)

Khoảng cách chênh lệch trị giá chỗ ở chính

0 3 6 9 12 15 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 C h ê n h l ệ ch ( lầ n) Thượng lưu Trung lưu Hạ lưu (b)

Hình 2. 5. Bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội qua trị giá chỗ ở chính

Lưu ý ở Hình 2.5 (a) vào năm 2010, tầng lớp doanh nhân và chuyên môn bậc cao có 2 đường đồ thị vọt lên cao đột ngột. Sở dĩ như vậy, vì năm 2010 là đỉnh điểm của cơn sốt trong thị trường đất đai đã làm cho trị giá chỗ ở chính của 2 tầng lớp này tăng lên cao hơn. Tương tự như vậy, cơ sốt đất đai năm 2010 cũng được thể hiện ở Hình 2.5 (b). Riêng tầng lớp lãnh đạo ở Hình 2.5 (a) có trị giá chỗ ở khơng cao tương ứng so với địa vị xã hội của tầng lớp này. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về chỉ báo kiểu loại ngơi nhà ở chính và có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác thì lại khơng như vậy. Tức là, tầng lớp lãnh đạo sẽ thể hiện có nhiều tài sản về chỗ ở hơn tầng lớp trung lưu bậc dưới và hạ lưu. Chúng ta hãy tiếp tục xem xét hai chỉ báo này ở các mục tiếp theo sau đây.

5.2. Bất bình đẳng qua kiểu loại ngơi nhà ở chính

Bảng 2. 9. Các tầng lớp xã hội sống trong loại nhà ở nào (2014) Tầng lớp xã hội Tổng (%) Biệt thự Kiên cố khép kín Kiên cố khơng khép kín Bán kiên cố Tạm và khác Lãnh đạo 100 3,8 34,9 18,8 42,0 0,6 Doanh nhân 100 3,1 68,9 3,6 24,1 0,3

Chuyên môn cao 100 2,7 60,4 5,4 31,1 0,4

Nhân viên 100 0,8 36,3 13,4 48,0 1,6

Công nhân 100 0,5 25,5 14,0 56,4 3,6

Buôn bán, dịch vụ 100 1,0 35,5 11,7 48,2 3,7

Tiểu thủ công nghiệp 100 0,3 22,8 16,6 56,8 3,5

Lao động giản đơn 100 0,6 18,4 12,9 60,7 7,5

Nông dân 100 0,3 8,1 15,0 66,7 10,0

Tầng lớp cao (thượng lưu) 100 3,5 51,6 11,3 33,2 0,4

Tầng lớp trung lưu 100 1,2 38,2 11,3 46,6 2,7

Tầng lớp thấp (hạ lưu) 100 0,3 12,5 15,0 63,9 8,4

Chung 100 0,6 20,6 13,8 58,4 6,6

Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2014

Hình 2. 6. Các tầng lớp xã hội sống trong loại nhà ở nào (2014)

Cùng với trị giá chỗ ở chính trình bày trên đây, trong bảng hỏi các cuộc điều tra VHLSS cịn có câu hỏi: “Ngơi nhà chính hộ ông/bà đang ở thuộc loại nào?”

Các tầng lớp xã hội sống trong kiểu loại nhà ở

0 10 20 30 40 50 60 70

Biệt thự Kiên cố khép kín Kiên cố khơng khép kín Bán kiên cố Tạm và khác T ỉ l ệ (% ) Thượng lưu Trung lưu Hạ lưu

Các phương án trả lời câu hỏi này được thể hiện trong Bảng 2.9. Đây là câu hỏi dành cho đơn vị hộ gia đình, cịn các tầng lớp xã hội lại theo đơn vị cá nhân. Do vậy, sẽ có tình trạng hai cá nhân ở hai tầng lớp khác nhau (ví dụ, lãnh đạo và nơng dân) cùng sống trong một ngôi nhà. Điều này dẫn đến mỗi kiểu loại nhà ở hầu như thể hiện đầy đủ tất cả các tầng lớp xã hội. Nhưng dù sao, quy luật thống kê số lớn trong tồn mẫu khảo sát vẫn thể hiện tình trạng nhà ở giữa các tầng lớp xã hội có sự phân hóa thành hai cực rõ rệt (Bảng 2.9). Ở cực thứ nhất, những tầng lớp trên đỉnh tháp phân tầng (lãnh đạo, doanh nhân, chun mơn bậc cao) có tỉ lệ sinh sống trong những ngôi nhà biệt thự và kiên cố khép kín là lớn hơn những tầng lớp khác (xem những con số in đậm đối với 3 nhóm đỉnh). Mặt khác, ở cực thứ hai, những tầng lớp thuộc nửa dưới tháp phân tầng (tiểu thủ công nghiệp, lao động giản đơn, nơng dân) có tỉ lệ sinh sống trong những ngôi nhà bán kiên cố và nhà tạm là lớn hơn những tầng lớp khác (xem những con số in đậm đối với 3 tầng lớp đáy). Quay trở lại tầng lớp lãnh đạo ở Hình 2.5 (a) có trị giá chỗ ở không cao tương ứng so với địa vị xã hội của họ, nhưng ở Bảng 2.9 đã thể hiện “đẳng cấp cao” tương ứng của tầng lớp này với tỉ lệ nhà biệt thự là cao nhất (3,8%).

Khi quy giản từ 9 tầng lớp thành 3 tầng lớp cao (thượng lưu), tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp (hạ lưu), ta thấy sự phân cực cũng tương tự và rõ ràng hơn (đồ thị Hình 2.6 thể hiện cho 3 tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu trong Bảng 2.9). Cụ thể, đối với kiểu loại nhà ở biệt thự và nhà tạm, nhà khác đều có ít người sinh sống trong đó, nhưng cột đồ thị của tầng lớp cao (thượng lưu) vẫn nổi lên cao hơn ở loại nhà biệt thự. Ngược lại, cột đồ thị của tầng lớp thấp (hạ lưu) lại nổi lên cao hơn ở loại nhà tạm và nhà khác. Tiếp theo, đối với hai loại nhà kiên cố khép kín và bán kiên cố cũng thể hiện hình ảnh hai cột đồ thị tương phản nhau giữa hai tầng lớp thượng lưu và hạ lưu (Hình 2.6). Như vậy, mặc dù trị giá chỗ ở dễ gây ra sự hoài nghi về thu thập số liệu, cịn kiểu loại ngơi nhà thì ai cũng nhìn thấy, nhưng cả hai Hình 2.5 (a) và Hình 2.6 đều thể hiện sự phân cực rõ ràng về chỗ ở chính. Cả hai hình này đều phù hợp với khái niệm phân cực nêu trên.

5.3. Bất bình đẳng qua tài sản có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác

Ngồi nơi ở chính hiện tại, VHLSS có câu hỏi thu thập thơng tin về nơi ở thứ hai trở lên, hoặc có mảnh đất ở khác nữa: “Ngồi chỗ đang ở, hộ ơng/bà cịn mảnh

đất ở hoặc nhà ở khác khơng?” Phương án trả lời là Có, hoặc Khơng. Kết quả phân

tích tỉ lệ % có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác của các tầng lớp xã hội được trình bày trong Bảng 2.10 và đồ thị Hình 2.7 tương ứng. Tỉ lệ % trong Bảng 2.10 hoàn toàn so sánh trực tiếp được các năm với nhau, do vậy khơng cần tính tốn khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội như Bảng 2.8 nữa. Số liệu ở Bảng 2.10 được minh họa bằng đồ thị Hình 2.7 thể hiện tỉ lệ % có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác giữa các tầng lớp xã hội được rõ ràng và trực quan hơn. Đối chiếu với khái niệm phân cực nêu trên và so sánh với Hình 2.5 (a), Hình 2.6, ta thấy Hình 2.7 (a) cũng có hai cực phân biệt nhau rõ rệt. Một cực là tầng lớp doanh nhân có đường đồ thị nổi lên cao nhất và cách xa các tầng lớp phía dưới. Cực thứ hai bao gồm 8 tầng lớp còn lại

còn tầng lớp lãnh đạo và chuyên môn bậc cao vẫn ở trên cùng). Quay trở lại tầng lớp lãnh đạo ở Hình 2.5 (a) có trị giá chỗ ở khơng cao tương ứng so với địa vị xã hội của họ, nhưng ở Hình 2.7 (a) đã thể hiện “đẳng cấp cao” tương ứng của tầng lớp này (họ chỉ ở dưới tầng lớp doanh nhân và tương đương với tầng lớp chuyên môn bậc cao). Như vậy, ta thấy có sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Khi quy giản từ 9 tầng lớp thành 3 tầng lớp cao (thượng lưu), tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp (hạ lưu), ta thấy 3 đường đồ thị có xu hướng ngày càng loe ra ở Hình 2.7 (b). Đồ thị loe ra ở Hình 2.7 (b), Hình 2.7 (a) và Hình 2.5 (b) đều tương tự như nhau. Điều này thể hiện tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp

xã hội với sự bắt đầu thu hẹp.

Bảng 2. 10. Tỉ lệ các tầng lớp xã hội có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác (2002~2014)

Tầng lớp xã hội 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014

Đơn vị = %

Lãnh đạo 7,2 14,1 17,9 19,9 18,3 15,8 14,9

Doanh nhân 12,5 28,7 29,9 41,4 29,1 20,5 24,2

Chuyên môn cao 10,0 16,6 15,9 20,9 14,0 16,5 16,2

Nhân viên 6,8 14,8 14,0 18,1 13,5 10,1 13,5

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)