Khái quát về phân tầng xã hội ở Việt Nam từ truyền thống đến trước đổi mới

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 43 - 48)

đổi mới

Các mục trên đây đã trình bày những kiến thức khái lược về phân tầng và thực tế lịch sử phân tầng xã hội trên thế giới. Vậy còn trường hợp ở Việt Nam thì sao? Bảng 1.5 trình bày tóm tắt về hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam trong lịch sử dựa trên kết quả nghiên cứu ở đề tài cấp Bộ năm 2009-2010 (Đỗ Thiên Kính, 2011a:35~58).

Bảng 1. 5. Những nét đại cương về phân tầng xã hội ở Việt Nam từ truyền thống

đến trước đổi mới

1. Mơ hình đẳng cấp-giai

cấp (XVI~giữa XIX): Phong kiến

2. Mơ hình giai cấp

(1858~1945): Thuộc địa nửa phong kiến

3. Mơ hình giai cấp ở miền

Bắc (1954~1975) & cả nước (1975~1986): XHCN Tiêu chí

phân chia

Dựa trên quyền lực, địa vị chính trị-xã hội, sở hữu ruộng đất và nghề nghiệp

Dựa trên quyền lực chính trị, sở hữu tài sản và nghề nghiệp

Dựa trên quyền lực chính trị và cơng hữu tài sản (tồn dân và tập thể) Các giai tầng và thứ bậc cao thấp - Vua-quan và địa chủ - Nho sĩ/sĩ phu

- Nông dân tự canh (trung nông)

- Nông dân nghèo - Thợ thủ công - Thương nhân

- Tư sản và địa chủ (vua bù nhìn)

- Tiểu tư sản (trí thức, cơng chức, tiểu thương, tiểu chủ) và phú nông - Nông dân tự canh (trung

nông) và công nhân - Bần nông và cố nông - - Công nhân (cán bộ, công nhân, v.chức) - Nơng dân - Trí thức “Hai giai, một tầng” "Trời xanh, mây trắng, nắng vàng.

Cơng, nơng, binh, trí sắp hàng tiến lên"

 Mơ hình 1, 2 trong lịch sử thể hiện sự chuyển đổi từ cấu trúc đẳng cấp (với hai đẳng cấp thống trị và bị trị) sang cấu trúc giai cấp (với giai cấp tư sản và địa chủ thống trị, còn lại là giai cấp công nhân và nông dân bị trị). Tiêu chuẩn phân chia các tầng lớp xã hội dựa trên quyền lực tài sản. Bên cạnh tiêu

chuẩn này, mơ hình xã hội trong lịch sử luôn tồn tại tiêu chuẩn khác phân chia các tầng lớp xã hội theo nghề nghiệp: “Sĩ – Nông – Công – Thương”.

Tiêu chuẩn khác này đã bổ sung, làm phong phú và cụ thể hơn bức tranh phân tầng xã hội trong lịch sử Việt Nam. Một ví dụ nghiên cứu trường hợp

về phân tầng xã hội trong lịch sử qua quán Giá ở hai làng Yên Sở và Sở Đắc (tỉnh Hà Đơng) được trình bày dưới đây là minh họa sống động về cấu trúc xã hội thời kỳ này.

 Mơ hình 3 thể hiện cấu trúc giai cấp công nhân, nông dân tập thể và tầng lớp

trí thức xã hội chủ nghĩa (XHCN), hay còn gọi là cơ cấu “hai giai, một tầng”.

Hai giai cấp thời kỳ này được quy định bởi cơ sở kinh tế với hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể đối với tư liệu sản xuất (chế độ công hữu). Các tầng lớp xã hội khác còn lại đều nhằm củng cố và phát triển hai giai cấp chủ chốt của xã hội. Hai giai cấp đều là anh em, trong đó giai cấp cơng nhân giữ vai trị lãnh đạo. Lý luận phân tầng xã hội theo lý thuyết giai cấp của Marx-

Lenin giữ địa vị thống trị tuyệt đối. Mơ hình “hai giai, một tầng” là có tính phổ biến trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hồi bấy giờ nói chung.

Một ví dụ về phân tầng xã hội ở Việt Nam trong lịch sử

Tài liệu lịch sử trong ví dụ này được trích dẫn chủ yếu từ những cơng trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Huyên (1995): “Góp phần nghiên cứu văn hóa

Việt Nam” – Tập I. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội11. Việc thờ thành hoàng làng được thực hiện ở nhiều làng quê người Việt vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Thành hoàng Lý Phục Man – một viên tướng trung thành của ơng vua Lý Bí (503~548) – là một trong những trường hợp như vậy. Lý Phục Man được thờ làm thành hoàng làng trong 20 làng ở vùng ĐBSH.

Tại quán Giá – nơi trung tâm thờ Lý Phục Man được thực hiện bởi hai làng Yên Sở và Đắc Sở cùng nhau trông nom việc thờ cúng – đã thể hiện toàn bộ cấu trúc xã hội của hai làng qua hai dãy hành lang trong quán Giá dành cho hai làng này (Hình 1.3). Tồn bộ đàn ông của mỗi làng được chia thành 12 hạng. Mỗi dãy

hành lang đều có 11 ơ ngăn dành cho các đẳng cấp của mỗi làng. Trong đó, 10 ô ngăn dành cho 10 đẳng cấp và 1 ơ ngăn cịn lại. Vào những ngày lễ hội Lý Phục Man hàng năm, các đẳng cấp được phân chia theo những ô ngăn đã quy định của hành lang. Tôn ti trật tự cao thấp (ngôi thứ) giữa các ơ ngăn được tính từ điện thờ. Đẳng cấp nào ở gần điện thờ hơn, thì có địa vị xã hội cao hơn. Tiếp theo, mỗi ô

11 Tác giả Đỗ Thiên Kính đã tham khảo bài viết của ơng Bùi Xn Đính đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An (bản

điện tử) ngày 5/9/2020: "Bàn thêm về phân tầng xã hội ở nước ta trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945" - http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/35-dien-dan/14390-ban-them-ve-phan-tang-xa-hoi-o-nuoc-ta-truoc-cach- mang-thang-8-nam-1945, để đính chính một số tư liệu của tác giả Nguyễn văn Huyên. Đặc biệt là sửa chữa bản dịch

ngăn lại còn được chia nhỏ thành 3 bậc (bên trên rải chiếu) có độ cao thấp khác

nhau (mỗi bậc cao hơn bậc dưới khoảng 10~15 cm) dành cho 3 lớp người cũng khác nhau trong cùng một đẳng cấp (Nguyễn Văn Huyên, 1995:332, 347, 349, 409, 410). Như vậy, mỗi lớp người sẽ ngồi ăn uống cùng một chiếu và có “chiếu trên,

chiếu dưới” trong cùng đẳng cấp. Sơ đồ hai dãy hành lang trong quán Giá:

ĐIỆN THỜ

Số người: Số người:

Lão thượng (> 70 tuổi) 50 Tư văn Yên Thái 30

Lão trung (60~69 tuổi) 100 Tư văn Đại Đồng 30

Kỳ mục Tư văn Diễm Xá 120

Quan viên chính 52 Chức dịch Tam thôn

Tư văn 38 Trung đình Diễm Xá 100

Tư võ (xã binh) 143 Trung đình Đại Đồng 160

Xã dân Trung đình Yên Thái 100

Quan viên tôn 40 Lão Diễm Xá 60

Quan viên mới 23 Lão Đại Đồng 60

Lão hạ (55~59 tuổi) 95 Lão Yên Thái 40

Hàng phiên 30 Hàng phiên kiệu

Hành lang Yên Sở = 571 B Hành lang Đắc Sở = 700

(nhất xã nhất thôn) (nhất xã tam thôn: Yên Thái, Đại Đồng, Diễm xá) Dân số > 5000 người N Dân số < 3000 người

Hình 1. 3. Vị trí các đẳng cấp trong hành lang quán Giá (năm 1937)

Nguồn: Biên tập lại từ tài liệu (Nguyễn Văn Huyên, 1995:312, 343~349) Dưới đây là miêu tả về hành lang phía tây dành cho làng Yên Sở:

“Thật ra, chỉ có 10 hạng kỳ mục; thập tịch, gọi nơm na là mười nóc. Hạng kỳ mục chỉ tồn tại khi người ta bàn việc làng. Lúc ăn uống, hội hè, các kỳ mục trở về chỗ của họ. Người đứng đầu hội đồng xã có thể là một người nhà binh, hàm ngũ phẩm. Khi ăn uống, người này ngồi ở chiếu đầu tiên của các xã binh. Lý trưởng ngồi chiếu xã dân. Bởi thế trong ngày hội, các chiếu kỳ mục dùng làm nơi tiếp đón. […]

Mỗi đẳng cấp được dành những chỗ ngồi riêng biệt ở ngôi nhà công cộng của làng gọi là quán Giá. Những ngày lễ hội, cả mười đẳng cấp thân hào tập họp ở hành lang, tức là một dãy nhà gạch không cửa ngõ gì, nằm ở phía trái cái sân chính. Dãy hành lang có 11 ơ ngăn, trong đó có 10 ơ dành cho 10 đẳng cấp thân hào, và một ô dành cho các đại diện chính thức của làng gọi là Kỳ mục. […]

Người ta nhận thấy rằng những ngày có họp bàn việc làng, cái ơ thứ ba được dành riêng cho những người Kỳ mục tức là những đại diện chính thức của làng. Nếu khơng thì đó là nơi tiếp khách long trọng trong những ngày lễ hội.

Mỗi đẳng cấp còn được chia nhỏ làm ba lớp, mỗi lớp có góc chiếu ngồi riêng. Mỗi ơ ngăn được chia thành ba phần: lớp thân hào thứ nhất ngồi vào chiếc chiếu trải phần trên ô ngăn thứ

nhất ở phía trái, đắp cao hơn hai phần ơ ngăn kia 25 cm. Rồi đến lớp thân hào thứ hai. Lớp thân hào thứ 3 ngồi trên chiếc chiếu ở phía sân quán.

Những người thuộc cùng đẳng cấp, cùng tầng lớp, cùng ngồi một chiếu, cùng ăn một mâm. Muốn gia nhập đẳng cấp người ta phải đáp ứng những điều kiện đặc biệt được xác định nghiêm ngặt. Thí dụ: phần thứ nhất của ô dành cho đẳng cấp Tư văn, được dành cho những ai đỗ giải ưu trong kỳ thi văn học. Ở đó ngày nay bị bỏ trống vì chẳng ai trong làng đáp ứng được điều kiện đó cả. […]

Muốn cho thể chế đẳng cấp đó có một cơ sở vững chắc, người ta đã tạo cho nó một tính chất tơn giáo. Những ai thỏa mãn những điều kiện vật chất và đạo đức để gia nhập một đẳng cấp, trước tiên phải hiến một lễ tế Thần Thành hoàng. Do đấy, địa vị xã hội của họ mang tính chất tơn giáo” (Nguyễn Văn Huyên, 1995:349, 409, 410).

Bên dưới các đẳng cấp thuộc hai dãy hành lang trên đây là những dân đinh

(hạng thứ 12 – cùng đinh). Chỉ những người thuộc 11 hạng mới có quyền có chỗ ở qn Giá (cịn hạng thứ 12 thì khơng như vậy). Tiếp theo, ta hãy phân tích cấu trúc xã hội của hai làng Yên Sở và Đắc Sở theo những kiến thức khái lược về phân tầng xã hội như trình bày dưới đây:

 Về đại thể, cấu trúc xã hội của hai làng Yên Sở và Đắc Sở được phân chia thành hai loại hạng người: Những người quản lý xã thôn (thể hiện qua 11 ô ngăn ở hai dãy hành lang) và đa số dân đinh cịn lại (hạng 12). Nói theo ngơn ngữ của M. Weber, sự phân chia thành hai loại hạng người như thế này là dựa theo tiêu chuẩn về quyền lực chính trị (đồng thời cũng bao hàm và hội tụ cả về địa vị KT-XH trong đó). Thứ bậc cao thấp rõ ràng là những người quản lý xã thôn ở trên đa số dân đinh.

 Cụ thể hơn, đối với những người quản lý xã thơn thì mỗi làng n Sở và Đắc Sở lại có sự phân chia theo tôn ti trật tự (ngôi thứ) theo hai cách khác nhau. Trong đó, cả hai làng đều sắp xếp hạng thứ 11 (hàng phiên) đứng cuối cùng là do sự di động luân phiên cắt cử từ hạng 12 đưa lên. Hết thời gian luân phiên (thường là một/vài năm) thì họ lại trở về hạng 12, và được thay mới bằng những người khác cũng từ hạng 12. Các đẳng cấp ở bậc trên hàng phiên khơng giống hồn tồn với đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại là cha truyền con nối và đóng kín, mặc dù các đẳng cấp này ở làng xã Việt Nam được duy trì địa vị xã hội của họ như vậy khá dài (có thể đến già) và có thể di động lên các đẳng cấp trên. Biểu hiện của đẳng cấp được thể hiện rất rõ ở quán Giá qua sinh hoạt ăn uống, đứng ngồi, tế lễ và thờ cúng. Các tiêu chuẩn để phân chia và xếp hạng các đẳng cấp này ở hai làng là sự kết hợp về tuổi tác, chức tước, bằng cấp và địa vị.

 Cuối cùng là cách phân chia và xếp hạng tổng quát cho toàn bộ dân cư làng xã theo cái gọi là tứ dân: Sĩ – Nông – Công – Thương. Điều này được thể hiện qua các hình trang trí trên những viên gạch đỏ trạm trổ tạo thành đường gờ của bức tường hai bên tam quan (gần hai hành lang) ở quán Giá:

“Các gờ tường ở đây trình bày rồng, phượng, và lân. Sự yên ổn chỉ có thể được thực hiện trong nước bằng lao động và sự tổ chức hài hòa của các giai tầng trong xã hội. Nghệ thuật trang trí thể hiện ý này bằng cách trình bày nhóm tứ dân: sĩ, nơng, cơng, thương; hoặc bốn

cảnh của đời sống bình thường: ngư, tiều, canh, mục. Ta thấy bốn cảnh này trong bốn hình

trạm khắc ở đây: người đọc sách,... người tiều phu,... người câu cá,…và người làm ruộng […] Người ta vốn quen phân biệt bốn giai cấp hoặc đẳng cấp trong xã hội người Việt: Sĩ (nho sĩ), Nông (nông dân), Công (thợ thủ công) và Thương (người buôn bán). Đấy là một sự phân biệt hoàn toàn đại khái, phần lớn dựa trên nghề nghiệp của từng người hơn là dựa trên vai trò của mỗi cá nhân trong xã hội. Điều đó rất rõ nét trong làng xã người Việt, nơi mà cách phân biệt đó chẳng có giá trị gì lắm” (Nguyễn Văn Hun, 1995:330, 409).

Cách phân chia theo 4 loại hình tứ dân này đã bao hàm thêm cả hạng 12 trên đây (gồm có Nơng – Cơng – Thương). Theo ngôn ngữ của xã hội học hiện đại, thì đó là dựa theo tiêu chuẩn nghề nghiệp đã bao hàm cả địa vị xã hội. Ta có thể tổng hợp lại tôn ti trật tự từ trên xuống dưới các đẳng cấp ở làng xã

Việt Nam trong lịch sử (thời kỳ phong kiến) như sau: Quản lý xã/thôn (bao gồm cả Sĩ) – Nông – Công – Thương. Sự phân chia này trước hết là dựa trên quyền lực chính trị, sau đó là dựa theo nghề nghiệp. Theo ý nghĩa của sự phân loại các nhóm nghề nghiệp hiện nay, thì nhóm Quản lý xã thơn cũng là một loại nghề đặc biệt. Do vậy, sự phân loại các tầng lớp xã hội ở làng/xã

nơng thơn trên đây có thể quy giản về tiêu chuẩn nghề nghiệp.

 Việc sắp xếp theo tôn ti trật tự ở hai dãy hành lang trong quán Giá đã thể hiện sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc của xã hội. Bất bình đẳng giữa các đẳng cấp ở làng/xã là thuộc tính của cấu trúc xã hội Việt Nam. Sự bất bình đẳng này được thể hiện qua việc phân chia những loại tài sản, nguồn lực, nguồn lợi của xã hội. Cụ thể hơn, đó là những quy tắc trong việc phân chia những nguồn lực, nguồn lợi này theo địa vị xã hội của mỗi đẳng cấp nơi chốn quán Giá và đã trả lời cho nửa đầu câu hỏi: “Ai có được cái gì và tại sao?” Dẫn chứng từ lịch sử dưới đây là thể hiện sự trả lời cho nửa đầu câu hỏi này.

“Con vật bị giết (bò, lợn, gà...) thường được quy định thành một “bản đồ khu vực” rất tỉ mỉ, dành cho từng chức tước, đẳng cấp nhất định. […] Sự phân chia các bộ phận con vật làm quà biếu cho các ngôi thứ không chỉ đơn thuần theo một thứ tự ưu tiên, mà là theo một quy định nghiêm ngặt được quy chế hóa trong làng xã” (Nguyễn Thừa Hỷ, 1978:128).

 Phương thức di động xã hội gia nhập vào các đẳng cấp ở làng Yên Sở bằng nhiều con đường khác nhau: thiên định (hay Xỉ, trọng lão đối với người già),

thi cử (đối với Tư văn), đề bạt và chuẩn y (đối với Quan viên chính), mua ngôi (đối với Quan viên mới), và cắt cử (đối với tuần đinh, tức hàng phiên).

Phương thức di động xã hội như thế này đã tạo nên địa vị xã hội cho các đẳng cấp. Theo kiến thức khái lược về phân tầng xã hội, có hai con đường để đạt tới địa vị KT-XH: nhờ dựa vào địa vị quy gán sẵn (ví dụ điển hình như đẳng cấp Lão) và địa vị giành đạt được, phải phấn đấu mới giành được (ví dụ điển hình như đẳng cấp Tư văn). Phương thức di động xã hội như thế này chính là đã trả lời cho câu hỏi: “Ai tiến lên phía trước và tại sao?” Dù cho phương

thức di động xã hội bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng dẫu sao tất cả các đẳng cấp ở bậc trên hàng phiên đều phải hiến một lễ tế Thần Thành hoàng. Tức là đều phải làm lễ cúng ở quán Giá và sau đó là tiệc tùng khao vọng:

“Một câu ngạn ngữ nói: vơ vọng bất thành quan, nghĩa là “nếu khơng có tiệc tùng khao vọng, thì khơng thành quan (của làng) được”. Muốn được chấp nhận vào hạng mình có quyền được vào, cần phải có lễ cúng ở quán Giá, tức là cho các kỳ mục của làng ăn uống” (Nguyễn Văn Huyên, 1995:346).

Như vậy, phương thức di động xã hội trong đời sống hiện thực nơi trần thế đã được bao phủ bởi màu sắc tôn giáo. Tôn giáo đã tạo thêm sự ràng buộc và làm tăng thêm sức mạnh cho thể chế nơi trần tục.

Qua những điểm phân tích trên đây, ta thấy cấu trúc xã hội Việt Nam truyền thống đã thể hiện lý thuyết phân tầng xã hội của xã hội học hiện đại.

Một phần của tài liệu PHAN TNG XA HI VA DI DNG XA HI VI (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)