Trong quá trình hội nhập quốc tế, cơng trình nghiên cứu này áp dụng lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và cách đo lường về phân tầng xã hội của xã hội học hiện đại trên thế giới (Chương I). Để thực hiện điều này, tơi sẽ phân tích bổ sung và chỉnh sửa lại kết quả đã nghiên cứu trước đây của mình (Đỗ Thiên Kính, 2012) từ các bộ số liệu Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam: VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008. Đồng thời, cập nhật các bộ số liệu tiếp theo: VHLSS 2010, 2012, 2014. Đây là các bộ số liệu có quy mơ chọn mẫu đại diện cho cả nước và hai khu vực nông thôn, đô thị (mẫu thu nhập và chi tiêu), do Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện (với cỡ mẫu tương ứng cho các năm 2002~2014 là 29.530 hộ, 9.189 hộ, 9.189 hộ, 9.189 hộ, 9.399 hộ, 9.399 hộ và 9.399 hộ). Phạm vi chọn mẫu VHLSS được phân bố đều ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước (trừ các hải đảo) và phân bố đồng đều theo các vùng địa lý- kinh tế xã hội. Đồng thời, mẫu được chọn độc lập cho 2 khu vực thành thị và nông thôn. Do vậy, số liệu đảm bảo đại diện cho cả nước, 2 khu vực nông thôn, đô thị và 6 vùng KT-XH trong mỗi năm khảo sát. Cơng trình này sẽ nghiên cứu ở cấp độ vĩ mơ cả nước (có vài phân tích so sánh giữa nơng thơn và đơ thị) nhằm tìm hiểu khái quát thực trạng và xu hướng biến đổi mơ hình phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (2002~2014). Các cuộc điều tra VHLSS là thích hợp cho việc nghiên cứu về phân tầng xã hội. Bởi vì các bộ số liệu này có thơng tin về nghề nghiệp (bảng mã nghề cấp II) của những cá nhân dùng để “phân nhóm” và có những chỉ báo đo lường địa vị kinh tế cá nhân dùng để “phân tầng” (thu nhập trung bình của thành viên trong hộ, học vấn cá nhân). Đối tượng khảo sát trong VHLSS bao gồm những hộ gia đình và các thành viên trong hộ.
Đối với số liệu về địa vị xã hội (uy tín nghề nghiệp) khơng có trong các cuộc khảo sát VHLSS, cơng trình nghiên cứu này sử dụng kết quả một cuộc điều tra xã hội học về điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở Hà Nội và Bắc Ninh vào năm 2010 (Đỗ Thiên Kính, 2012:16, 19-21, 35-36, 50-51). Trong cuộc điều tra này, có câu hỏi đo lường về điểm số uy tín nghề nghiệp do người trả lời đánh giá. Tuy nhiên, do điều kiện khảo sát hạn chế và nhằm bổ sung cho kết quả xử lý số liệu của VHLSS, điểm số uy tín nghề nghiệp trong cuộc khảo sát này được đo lường cho 9
nhóm nghề (chứ không phải là từng nghề nghiệp cụ thể như thông lệ quốc tế). Người trả lời được yêu cầu chấm điểm cho 9 nhóm nghề với thang điểm từ thấp nhất là 1 điểm đến cao nhất là 9 điểm, sao cho 9 nhóm nghề có số điểm khác nhau.
Mục đích của việc chấm điểm uy tín nghề nghiệp này là để sắp xếp theo thứ bậc các tầng lớp xã hội. Đồng thời, cơng trình nghiên cứu này cũng tham khảo một cuộc điều tra tương tự khác về điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở vùng Đơng Nam Bộ vào năm 2015 (Bùi Thế Cường, 2016:15-17). Hai nguồn số liệu này ở Việt Nam (Bảng 2.1) là đáng tin cậy khi so sánh với nghiên cứu tương tự về điểm số uy tín nghề nghiệp trên thế giới (Bảng 2.2).
Bảng 2. 1. Điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh (2010) và
Đông Nam Bộ (2015)
Hà Nội, Bắc Ninh Đơng Nam Bộ
Nhóm nghề nghiệp Điểm số Nhóm nghề nghiệp Điểm số Thứ bậc Chuyên môn cao
8,2 Người có chức vụ quản lý cao cấp, trung cấp khu vực Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, đoàn thể xã hội.
2,2 1 Lãnh đạo 7,5 Sĩ quan lực lượng vũ trang (công an, quân đội). 3,2 2 Doanh nhân 7,1 Người có trình độ chuyên môn cao (chuyên viên kỹ thuật cao
cấp trên đại học, bác sĩ, giảng viên đại học).
3,2 2 Công nhân 5,1 Người có chức vụ quản lý cấp thấp, chuyên viên, nhân viên khu
vực Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, đoàn thể xã hội.
4,6 4 Buôn bán,
dịch vụ
4,7 Chủ sở hữu hoặc người quản lý công ty hoặc tổ chức tư nhân khác (bệnh viện, trường học,…).
4,9 5 Nhân viên 4,4 Người có trình độ chun mơn trung bình (chun viên kỹ
thuật đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo viên phổ thông).
5,5 6 Tiểu thủ
công nghiệp
4,0 Người có trình độ chuyên môn thấp (nhân viên dịch vụ, hành chính, y tá, nhà trẻ mẫu giáo).
7,4 7 Nông dân 2,1 Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh khơng chính thức (cửa hàng,
cửa hiệu, kiot).
8,1 8 Lao động
giản đơn
1,9 Nơng dân lớp trên (có nhiều ruộng, th mướn lao động).
8,7 9
Công nhân, thợ thủ công lành nghề. 9,0 10
Người làm dịch vụ, buôn bán, kinh doanh nhỏ. 9,1 11 Lao động chân tay giản đơn, công nhân, thợ không lành nghề. 11,2 12 Nơng dân lao động (ít ruộng, tự làm, đi làm mướn). 11,4 13 Nguồn: Đỗ Thiên Kính, 2012:50; Bùi Thế Cường, 2016:16. Chú thích: cột “Điểm số” ở Hà Nội
và Bắc Ninh từ thấp nhất đến cao nhất (1~9 điểm); cột “Thứ bậc” ở Đông Nam Bộ từ cao nhất đến thấp nhất (1~13)
Nhận xét về Bảng 2.1, tác giả Bùi Thế Cường viết: “Nghiên cứu của chúng tôi ở vùng Đông Nam Bộ năm 2015 cho kết quả tương tự v ớ i nghiên cứu của Đỗ Thiên Kính ở Hà Nội và Bắc Ninh năm 2010. Nó cho thấy ở hai vùng đất nước tương đối xa nhau về địa lý, song tương đối gần nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, người dân có quan niệm khá giống nhau về thứ bậc uy tín các nghề nghiệp” (Bùi Thế Cường, 2016:17). Kết quả nghiên cứu điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở Việt Nam (Bảng 2.1) cũng tương tự với nghiên cứu về điểm số uy tín nghề nghiệp trên thế giới (Bảng 2.2).
Bảng 2. 2. Điểm số trung bình về uy tín nghề nghiệp ở 55 nước trên thế giới Nghề nghiệp 55 Nghề nghiệp 55 nước Nghề nghiệp 55 nước Nghề nghiệp 55 nước
Chủ tịch trường cao đẳng 86 Giám mục 60 Thợ hàn chì 34
Thẩm phán tòa án tối cao 82 Nhạc sĩ cổ điển 56 Thợ nề 34
Bác sĩ 78 Người công tác xã hội 56 Nhân viên bán hàng 34
Giáo sư trường cao đẳng 78 Kế toán 55 Người đưa thư 33
Luật sư 73 Nhà báo 55 Lái xe tải 33
Kiến trúc sư 72 Y tá chính thức 54 Thợ cắt tóc 30
Nha sĩ 70 Thư ký 53 Công nhân nhà máy 29
Nhà sinh vật học 69 Diễn viên 52 Lái xe taxi 28
Nhà xã hội học 67 Huấn luyện viên điền kinh 50 Nhân viên trạm gas 25 Chủ ngân hàng 67 Người quản lý bất động sản 49 Người phục vụ quầy bar 23
Nhà tâm lý học 66 Vận động viên 48 Người hầu bàn nhà hàng 23
Phi công 66 Nông dân 47 Người gác cổng 21
Kỹ sư điện 65 Thợ điện 44 Người sống nhờ trợ giúp
công cộng
16 Giáo viên trung học 64 Nhân viên cảnh sát 40 Người thu dọn rác 13
Dược sĩ 64 Nhạc sĩ nhạc Jazz 38 Người quét đường 13
Bác sĩ thú y 61 Thợ mộc 37 Người đánh giầy 12
Nguồn: Treiman, 1977 (trích lại từ Giddens, 2000:154). Chú thích: Cột điểm số trung bình từ thấp nhất (10 điểm) đến cao nhất (90 điểm).
Donald J. Treiman đã nghiên cứu so sánh về điểm số uy tín nghề nghiệp ở 60 nước trên thế giới. Kết luận quan trọng của ông trong nghiên cứu so sánh rằng, trên thực tế mọi người có sự đồng thuận rộng rãi về chỗ đứng tương đối của các vị trí nghề nghiệp trong một xã hội, cũng như trong phần lớn các nước công nghiệp (dẫn theo Kerbo, 2000:127). Cụ thể, kết quả nghiên cứu điểm số uy tín nghề nghiệp trên thế giới chứng tỏ rằng, bác sĩ, giáo sư trường cao đẳng, luật sư và nha sĩ được đánh giá và xếp hạng vào bậc cao nhất. Trong khi đó, người thu dọn rác và nhân viên trạm gas được xếp vào bậc cuối cùng. Những người ở giữa bao gồm y tá chính thức, lập trình computer, nhân viên bảo hiểm. Điều thú vị là, dãy xếp hạng đều tương tự giống nhau, bất kể người xếp hạng và họ ở nước nào. So sánh dãy xếp hạng địa vị giữa 55 nước chứng tỏ rằng có sự đồng thuận nói chung về một nghề có địa vị cao là như thế nào – Bảng 2.2 (Giddens, 2000:154): “Chúng tơi có thể kết luận rằng […] mọi người trong các xã hội cơng nghiệp có quan niệm cực kỳ tương tự nhau về các xếp hạng nghề nghiệp” (Kerbo, 2000:129). Mặc dù việc chấm điểm nghề nghiệp là theo ý kiến đánh giá chủ quan của mỗi người, nhưng kết quả đo lường điểm số uy tín nghề nghiệp cho toàn bộ cấu trúc nghề nghiệp thường là ổn định trong thời gian khá dài cho từng nước, kể cả so sánh giữa các nước khác nhau cũng thường giống nhau:
“90 nghề nghiệp ở Mỹ được xếp hạng theo điểm số, chúng được những người trả lời khác nhau tại Mỹ đánh giá vào năm 1963 và 1947. Điểm số của các nghề nghiệp nằm trong khoảng từ cao (96 điểm) đến thấp (33 điểm). Các điểm số này và thứ hạng tương đối của các nghề nghiệp khác nhau thay đổi rất ít từ năm 1963. Các nghề nghiệp được xếp hạng theo những
cách rất giống như thế ở 60 nước công nghiệp cũng như nông nghiệp khác” (Persell, 1987: 205).